Dư địa dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam và Đông Nam Á còn rất lớn

Khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là Đông Nam Á có tỷ lệ người dân chưa được tiếp cận dịch vụ ngân hàng rất lớn, vì vậy tiềm năng phát triển còn nhiều.

Hoạt động chuyển đổi số hiện đang là một trong những mục tiêu hàng đầu mà các doanh nghiệp trên toàn cầu hướng đến. Lĩnh vực tài chính châu Á cũng không nằm ngoài xu thế này.

Một ví dụ điển hình cho thấy tiềm năng phát triển của ngân hàng số tại châu Á chính là đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của ngân hàng Rakuten của Nhật với giá trị cao nhất tại đất nước mặt trời mọc tính từ năm 2018, theo CNN.

Số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) vào năm 2018 cho thấy ước tính khoảng 70% người trưởng thành tại châu Á không có tài khoản ngân hàng, trong khi đó khoảng 65% các doanh nghiệp không được tiếp cận với bất kỳ hình thức tín dụng nào. Ấn Độ, Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á có tỷ lệ người dân chưa được sử dụng tài khoản ngân hàng cao nhất.

Theo Chương trình Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc, tăng cường phát triển dịch vụ tài chính là một trong những ưu tiên quan trọng. Các ngân hàng số tại châu Á hiện đang nổi lên như trụ cột giúp đạt được mục tiêu này trong khu vực.

Còn theo một nghiên cứu thực hiện mới đây bởi MasterCard, so với các khu vực khác trên thế giới, người tiêu dùng khu vực châu Á – Thái Bình Dương có mức độ chấp nhận cao nhất với các dịch vụ thanh toán số, ước tính đến 88% trong số họ đã từng sử dụng tối thiểu một loại công nghệ nào đó trong thương mại. Đại dịch COVID-19 dù gây ra nhiều tác động kinh tế nhưng lại được coi như cú huých quan trọng cho việc phát triển dịch vụ ngân hàng số.

Ước tính khoảng 20% trong tổng số các ngân hàng số của thế giới hiện đang ở châu Á, phần đông được thành lập trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020. Tuy nhiên, mối lo chính của nhóm các ngân hàng này chính là lợi nhuận, vốn mới có chưa nhiều ngân hàng có được lợi nhuận. Không chỉ vậy, nhóm các ngân hàng số mới chỉ chiếm khoảng 2% trong tổng thị phần liên quan đến giá trị tiền gửi và tín dụng.

Tuy nhiên, châu Á – Thái Bình Dương cho đến nay lại là điểm sáng của lợi nhuận ngân hàng số toàn cầu khi mà có đến 10/13 ngân hàng số đã có lãi tập trung ở khu vực này. Trung Quốc, Nhật và Singapore hiện đang sở hữu các ngân hàng số quy mô lớn nhất.

Quảng cáo

Báo cáo năm 2021 của McKinsey nhấn mạnh: “Trong khi các ngân hàng số ở nhiều khu vực địa lý khác chủ yếu là doanh nghiệp khởi nghiệp. Ngân hàng số châu Á đã có thâm niên và kinh nghiệm hoạt động khá vững vàng. Dù rằng đang đương đầu với nhiều thách thức, các ngân hàng số châu Á – Thái Bình Dương vẫn có nhiều lợi thế phát triển về quy mô”.

Các ngân hàng số tại châu Á cũng phải đương đầu với không ít thách thức. Trung Quốc là nước đầu tiên cấp phép ngân hàng số, sau đó đến Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore, Malaysia cũng đưa ra chính sách tương tự.

Trong khu vực, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam có phần nào chậm hơn trong phát triển dịch vụ ngân hàng số tuy nhiên tiềm năng phát triển còn rất lớn bởi tỷ lệ người dân còn chưa tiếp cận với dịch vụ ngân hàng còn rất cao.

Tuy nhiên, tiềm năng phát triển của dịch vụ ngân hàng số tại châu Á Thái Bình Dương còn rất lớn. Bởi theo nghiên cứu của PwC Strategy & Global Payments Model 2021, giá trị giao dịch thanh toán không tiền mặt của châu Á – Thái Bình Dương sẽ tăng trưởng rất nhanh và có thể sớm chiếm khoảng 50% tổng giá trị của toàn cầu.

Trong xu thế này, để mang đến cơ hội trao đổi kinh nghiệm và học hỏi về phát triển dịch vụ ngân hàng số cho các đối tác đến từ hàng chục quốc gia trên thế giới và Việt Nam, Diễn đàn ngân hàng số Temenos Regional Forum 2023: ASEAN sẽ được Tập đoàn Temenos tổ chức tại Hà Nội trong hai ngày 23 và 24/8/2023 tại khách sạn Marriot - Hà Nội.

Chương trình dự kiến quy tụ hơn 300 chuyên gia trong nước và quốc tế tiên phong trong chuyển đổi số ngân hàng đến từ Temenos và các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như AWS, Aspire, HID, Redhat,...

Năm 2023 đánh dấu mốc lần đầu tiên Diễn đàn Temenos Regional Forum cấp khu vực Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam, đây là một tín hiệu tích cực, thể hiện vị thế và tầm quan trọng của thị trường Việt Nam tại Đông Nam Á nói riêng và thế giới nói chung trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có nhiều biến động như hiện nay.

Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, năm 2022, kinh tế Việt Nam đã phục hồi và được coi là một điểm sáng của khu vực với mức tăng trưởng ấn tượng 8,02%, đồng thời ghi nhận quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ của hơn 95% tổ chức tín dụng trên toàn quốc.

Diễn đàn có sự góp mặt của Ông Craig Bennett - Giám đốc Điều hành Temenos APAC, ông Nick Edwards - Phó Giám đốc Vùng kiêm Tổng Giám đốc ASEAN Temenos APAC cùng hơn 50 chuyên gia Quốc tế khác đến từ Châu Á - Thái Bình Dương sẽ đưa ra các định hướng và dự báo giúp các ngân hàng nhanh chóng thích nghi với tình hình thực tế, cùng với đó mở ra các cơ hội tăng trưởng trong tương lai. Không chỉ mang đến các nhận định và xu hướng nổi bật, diễn đàn cũng giới thiệu các giải pháp công nghệ có tính đột phá, đã được chứng thực tại nhiều thị trường quốc tế.

Theo Lao động & Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

“Không lo thiếu vốn cho lĩnh vực nông nghiệp”

Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, nguồn vốn cho nông nghiệp, nông thôn và đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ không lo thiếu. Nếu ngân hàng thương mại thiếu vốn thì Ngân hàng Nhà nước sẽ có biện pháp tái cấp vốn hoặc có hình thức cụ thể để hỗ trợ nguồn lực.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kỷ lục mới, là gì vậy? Ngân hàng Nhà nước tiếp tục “bơm” mạnh tiền vào hệ thống

3,15 triệu tỷ đồng rót vào bất động sản, nhà băng nào đang cho vay nhiều nhất?

Tính tới cuối quý III/2024, có 3,15 triệu tỷ đồng đã được các ngân hàng cho vay đối với hoạt động kinh doanh bất động sản. Trong số các ngân hàng công bố danh mục cho vay theo ngành nghề, Techcombank có tỷ trọng cho vay lĩnh vực này cao nhất.

Bốn tác động lên ngân hàng Việt khi ông Trump làm Tổng thống Mỹ Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kỷ lục mới, là gì vậy?

BIDV và VRG hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029

Ngày 18/11/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong mối quan hệ giữa hai đơn vị.

BIDV đồng hành với chương trình giáo dục tài chính cá nhân đầu tiên cho sinh viên BIDV và Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác

Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp

Để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn kịp thời, Sacombank triển khai dịch vụ “Giải ngân trực tuyến” trên hệ thống Ngân hàng điện tử (Internet Banking) tại www.isacombank.com.vn, cho phép khách hàng nhận vốn vay nhanh chóng. Đây là một bước tiến mới nhằm số h

Sacombank đạt chứng nhận quốc tế PCI DSS 11 năm liền Bức tranh toàn cảnh Sacombank 10 năm qua

HDBank đạt 3 giải thưởng tại cuộc bình chọn "Doanh nghiệp niêm yết 2024"

HDBank đã xuất sắc đạt ba giải thưởng danh giá tại Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết (VLCA) 2024, tiên phong trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và cam kết minh bạch thông tin, quản trị chuyên nghiệp.

Bảng xếp hạng ROE ngân hàng quý 3/2024: HDBank tiếp tục dẫn đầu, MB áp sát ACB, Techcombank đang trở lại Lãi suất ngân hàng HDBank mới nhất tháng 11/2024: Gửi online 18 tháng có lãi suất cao nhất