Dòng tiền tiếp tục bị gián đoạn, nhà đầu tư chuẩn bị trước cho kỳ cơ cấu ETFs

Biên độ của chỉ số chứng khoán đã được thu hẹp lại sau 3 phiên giao dịch xáo trộn. Lúc này, hoạt động có thể gây ra nhiễu nhất là kỳ cơ cấu của ETFs sẽ được hoàn tất trong phiên chiều.

Dòng tiền tiếp tục bị gián đoạn, nhà đầu tư chuẩn bị trước cho kỳ cơ cấu ETFs

Sau phiên đáo hạn phái sinh, các quỹ ETFs ngoại sẽ phải hoàn tất kỳ cơ cấu danh mục theo các chỉ số tham chiếu. Thanh khoản tiếp tục gián đoạn do đang có nhiều biến số.

Định vị thị trường

Các chỉ số chứng khoán Mỹ trong đêm qua đã trút bỏ được nỗi lo sau khi Credit Suisse được hỗ trợ hơn 50 tỷ USD từ Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ.

Cùng với việc ECB đã tăng lãi suất thêm 0,5%, phố Wall đang quay trở lại kịch bản Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vẫn sẽ tăng lãi suất thêm 0,25%, xác suất xảy ra kịch bản này theo mô hình của CME Group đang là hơn 85%.

Cả 3 chỉ số chứng khoán Mỹ đêm qua đều hồi phục: Nasdaq tăng 2,48%, Dow Jones tăng 1,17% còn S&P tăng 1,76%. Qua đó, các chỉ số chứng khoán cuối cùng đã có sự tương đồng với diễn biến thị trường Mỹ khi Nhật Bản, Trung Quốc, Indonesia, Đài Loan cũng tăng trên 1% vào cuối phiên sáng. Điều này cũng phần nào giúp triệt tiêu bớt yếu tố bất lợi cho thị trường Việt Nam.

Chất xúc tác

Số liệu về các quỹ ETFs cho thấy dòng tiền vẫn tiếp tục được bổ sung ở Fubon ETF. Trong ngày hôm qua, đã có thêm khoảng 5,1 triệu USD được bơm vào quỹ và đưa quỹ trở thành ETF hút được nhiều tiền nhất trong vòng 1 tuần trở lại đây, đạt hơn 12 triệu USD. Với quy mô dự kiến huy động thêm khoảng 160 triệu USD, trạng thái này có thể vẫn sẽ được duy trì trong một vài tuần giao dịch nữa.

Ở phiên hôm qua, theo thống kê, HOSE đã nhận được gần 90 tỷ đồng trong khi 2 sàn còn lại đều bị bán ròng nhẹ. Hiện giá trị mua ròng của khối ngoại từ đầu năm đã lên gần 6.000 tỷ đồng.

Quảng cáo
khoingoai173-5541.png

Điều đáng tiếc nhất là dòng tiền nội bị gián đoạn kể từ sau phiên bùng nổ nhờ thông tin hạ lãi suất. Phiên hôm qua, khối lượng giao dịch đã xuống dưới mức bình quân 20 phiên và có khả năng lặp lại ở hôm nay. Tới cuối phiên sáng, cả HOSE chỉ đạt hơn 3.000 tỷ đồng, hụt khoảng 1.500 tỷ đồng so với cùng thời điểm sáng hôm qua.

Ngoài câu chuyện tâm lý chịu ảnh hưởng từ vận động của thị trường quốc tế, các biến số về đáo hạn phái sinh và hoạt động cơ cấu của các ETFs có thể cũng là nút thắt tâm lý. Kỳ đáo hạn phái sinh tháng 3 đã kết thúc ở phiên hôm qua nhưng trong chiều nay các quỹ ETFs sẽ phải hoàn tất việc cơ cấu.

Vận động nhóm ngành

Con số 80% thường xuyên được ghi nhận trong các phiên gần đây khi quan sát về độ rộng của HOSE. Thị trường xoay chiều liên tục, có thời điểm 80% mã giảm hoặc ngược lại có hơn 80% mã tăng. Nhà đầu tư gần như mất phương hướng hoàn toàn với trạng thái này.

Kể cả những nhóm ngành có xu hướng tích cực nhất như Dầu khí, Đầu tư công thực tế cũng không cải thiện được trạng thái giao dịch trong tuần này, nhiều mã như PVD, LCG, HT1, KSB, HHV vẫn loay hoay quanh đường MA20.

Nhóm cổ phiếu có tính dẫn dắt như Ngân hàng cũng chỉ phản ứng khả quan trong đúng 1 phiên và sau đó lại trở nên khá lờ đờ. Trong khi đó, nhóm Thép với các cổ phiếu HSG, NKG, HPG đang rất cần bứt phá mạnh khỏi đường MA200 lại tiếp tục bị cầm chân.

Với sự gián đoạn của dòng tiền, các cổ phiếu chỉ có thể cố gắng thu hẹp lại biên độ giao dịch thay vì lặp lại các trạng thái đã xảy trong 3 phiên giao dịch vừa qua. Độ rộng của HOSE cuối phiên sáng đang có 46% mã tăng so với 34% mã giảm giá. Chỉ số sau khi cố gắng hòa nhập với đà tăng của khu vực lại lùi về dưới tham chiếu, giảm 0,05% xuống 1.046,86 điểm.

vnindex173a-4453.jpg

Các chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index tạm thời tăng nhẹ 0,2% và 0,41%. Giá trị giao dịch của 2 sàn chưa tới 500 tỷ đồng cũng cho thấy dòng tiền đang chậm lại.

Theo Lao động Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Tăng trưởng tín dụng bứt phá, VPBank báo lãi năm 2024 hơn 20 nghìn tỷ đồng

Tận dụng các chuyển biến tích cực của nền kinh tế trong giai đoạn cuối năm, VPBank tăng tốc bứt phá mở rộng quy mô tín dụng tại các phân khúc chiến lược trong quý 4, góp phần đưa lợi nhuận cả năm tăng trưởng vượt trội 85%. Ngân hàng đã và đang tiếp tục ki

Chuyên gia VPBankS: “Thị trường chỉnh là cơ hội mua” VPBank chính thức nhận chuyển giao bắt buộc GPBank

Năm 2024 SeABank lãi trước thuế 6.039 tỷ đồng

Kết thúc năm 2024, lợi nhuận trước thuế đạt 6.039 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2023, hoàn thành 103% kế hoạch... Đây là một trong những điểm sáng nổi bật trong kết quả kinh doanh năm 2024 của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á.

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận việc chuyển nhượng 100% vốn Công ty Tài chính PTF của SeABank cho AEON Financial Service

LPBank: 8 khối nghiệp vụ cam kết thực hiện mục tiêu kinh doanh năm 2025

Ngày 18/1/2025, tại Khách sạn Kim Liên - Hà Nội, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank, mã: LPB) đã tổ chức Hội nghị Triển khai Kinh doanh năm 2025. Với thông điệp "Tinh gọn để: Dẫn đầu hiệu quả - Vận hành xuất sắc", Hội nghị đã khẳng định quyết tâm của LPBank trong việc phát triển kinh doanh, tối ưu hóa nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động.

LPBank thôi phân công nhiệm vụ Phó Tổng Giám đốc đối với ông Hoàng Văn Phúc LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ đồng

TPBank: Dấu ấn số hoá trong kết quả tăng trưởng mạnh mẽ năm 2024

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2024, đánh dấu một năm tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững trong bối cảnh kinh tế dần phục hồi.

TPBank kinh doanh hiệu quả, tăng trưởng lành mạnh và bền vững TPBank: Nhắm vào nhà, xe và tăng trưởng vượt ngành TPBank đang khắc phục sự cố hệ thống

Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua

Nhờ ưu điểm tập trung vào tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng với mọi nhu cầu một điểm chạm, nâng cao hiệu quả kinh doanh và tạo lợi thế cạnh tranh bền vững, các hệ sinh thái doanh nghiệp được dự báo sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, trở thành xu hướng toàn c

Cổ đông ngoại muốn bán 8 - 9% vốn Techcombank Giải chạy Marathon Quốc tế do Techcombank đồng hành có tiếp tục được mong đợi?