VN-Index liên tục chịu xáo trộn tại khu vực nhạy cảm

Nhà đầu tư trong nước có thể mất phương hướng với những chuyển động trái chiều liên tục xuất hiện. Sau phiên hồi phục mạnh thì VN-Index lại quay đầu giảm cùng với sự gián đoạn của thanh khoản.

VN-Index liên tục chịu xáo trộn tại khu vực nhạy cảm

Khu vực 1.050 điểm có tính định hướng về xu hướng ngắn hạn nhưng VN-Index đang liên tục đảo chiều trong các phiên gần đây.

Định vị thị trường

Thị trường tài chính thế giới đã xáo trộn mạnh trong đêm qua sau khi cổ phiếu của Credit Suisse rơi 30% do Ngân hàng Saudi cho biết sẽ không bơm thêm tiền. Giới đầu tư phố Wall đang kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) không tăng lãi suất với tỷ lệ đặt cược vào kịch bản này là hơn 60% (theo số liệu từ CME).

Các thị trường chứng khoán châu Á sau một phiên hồi phục lại đang nhanh chóng đánh mất đà tăng dù cho Credit Suisse cho biết sẽ vay hơn 50 tỷ USD từ Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ. VN-Index cùng SET, TWSE, NIKKEI 225 mất trên 1% trong sáng nay.

Chất xúc tác

Số liệu từ Fubon, ETFs này đã xác nhận có thêm khoảng 8 triệu USD, qua đó tăng thêm 21,5 triệu đơn vị chứng chỉ quỹ. Đây là thông tin có thể giúp xác nhận việc dòng tiền đã đổ vào quỹ sau khi được chấp thuận huy động thêm gần 160 triệu USD. Tuy nhiên, việc mua bán trên sàn hoàn có thể có sự xê dịch về thời điểm.

Theo thống kê, tới trước phiên giao dịch 16/3, nhà đầu tư ngoại đã mua ròng 7 phiên liên tiếp với tổng giá trị ròng là hơn 2.500 tỷ đồng. Lũy kế từ đầu năm, khối ngoại đã mua ròng 5.895 tỷ đồng.

kngoai163-4037.png
Quảng cáo

Theo thói quen, nhà đầu tư ngoại thường không đẩy mạnh giao dịch trong phiên sáng mà thường tập trung trong phiên chiều. Ở sáng nay, tạm thời khối ngoại bán ròng khoảng 67 tỷ đồng trong đó FUEVFVND (-58 tỷ đồng), STB (-20,35 tỷ đồng), VNM (-19,27 tỷ đồng) là những cổ phiếu bị rút tiền nhiều nhất.

Vận động nhóm ngành

Các cổ phiếu Ngân hàng và Chứng khoán đã hồi phục rất khí thế ở phiên hôm qua nhờ thông tin hạ lãi suất. Độ rộng của thị trường thậm chí còn mở rộng tới hơn 80% mã tăng trên HOSE qua đó giúp cho thị trường Việt Nam lọt vào top hồi phục mạnh của châu Á.

Tuy nhiên, đến sáng nay, tâm lý đang bị hãm lại rất nhanh do những diễn biến từ thị trường tài chính quốc tế. Các cổ phiếu Chứng khoán chỉ còn biến động trái chiều trong biên độ hẹp như SSI (0%), VND (-0,33%), VCI (-0,68%). Nhà đầu tư có phần lưỡng lự chưa có thêm hành động mới với các cổ phiếu này.

Trong khi đó, các mã VPB (-2,53%), STB (-2,56%), MBB (-1,7%), CTG (-2,4%) có biểu hiện bị chốt lời nhẹ còn các "ông lớn" đầu ngành như BID, VCB tạm thời giao dịch dưới giá tham chiếu.

Các cổ phiếu Thép và Dầu khí cũng cho thấy việc lấy lại nền giá chưa thể đảm bảo được sự an tâm khi PVD (-3,96%), NKG (-3,06%), PVT (-2,61%), HSG (-2,42%) lại đang giảm giá. Độ rộng của HOSE lại một lần nữa tương phản với phiên trước khi có tới hơn 80% mã giảm.

Sau một số phiên có tiền vào khá tốt, thị trường có biểu hiện bị gián đoạn về dòng tiền. Thanh khoản của HOSE đã hụt gần 800 tỷ đồng, nếu chỉ tính khớp lệnh mức hao hụt lại lên tới 1.400 tỷ đồng. Giá trị giao dịch cả sàn cuối phiên sáng là 4.564 tỷ đồng.

Rõ ràng, thị trường vẫn rất thiếu sự ổn định khi nằm ngay đúng khu vực cần xác định xu hướng ngắn hạn. Trong 2 phiên trở lại đây, biên độ trở nên rất khó lường tại ngưỡng 1.050 điểm. VN-Index tạm dừng phiên sáng tại 1.049,37 điểm, giảm 12,82 điểm tương đương 1,21%.

vnindex163-6638.jpg

2 chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index đang trong giai đoạn đi sau VN-Index nên cũng không thoát được diễn biến điều chỉnh. HNX-Index giảm 1,33% còn UPCoM-Index giảm 0,91%.

Theo Lao Động và Công Đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước nói gì về việc bình ổn thị trường vàng?

Ngân hàng Nhà nước cho biết, đang hoàn thiện báo cáo đề xuất sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP, trong đó có nội dung về quản lý sản xuất vàng miếng để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

Giá vàng châu Á tăng nhẹ trước kỳ nghỉ Giáng sinh Giá vàng thế giới lấy lại đà tăng Giá vàng trong nước "bất động" bất chấp giá vàng thế giới đi lên

Tăng trưởng tín dụng 2025: Cơ hội phục hồi trong áp lực xử lý nợ xấu

Tín dụng năm 2025 dự báo tăng trưởng 16%, nhờ sự phục hồi kinh tế và dòng vốn vào bất động sản. Tuy nhiên, nợ xấu vẫn là thách thức lớn, đòi hỏi giải pháp mạnh mẽ từ Chính phủ và ngân hàng.

Nhà băng nào được nới room tín dụng lần 2? Đến 13/12, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 12,5% Kỳ vọng tín dụng bán lẻ bứt phá năm 2025

Xử lý nghiêm ngân hàng ép người vay vốn mua bảo hiểm

Gần đây, nhiều khách hàng vay vốn tại ngân hàng thương mại bức xúc vì bị ép mua bảo hiểm mới được giải ngân. Trước vấn đề này, cử tri tỉnh Khánh Hòa kiến nghị Ngân hàng Nhà nước tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm.

Sau hơn 1 năm, Bảo hiểm tiền gửi có Tổng giám đốc mới Ngành bảo hiểm ước tính bồi thường hơn 9.000 tỷ đồng thiệt hại do bão số 3 Yagi "càn quét" Bảo hiểm bảo lãnh và bảo hiểm tín dụng: Doanh nghiệp liệu đã nắm bắt được thời cơ?

Dự báo lợi nhuận ngân hàng quý IV/2024: Có nhà băng tăng trưởng 300%

Các chuyên gia của MBS dự báo một số ngân hàng sẽ có mức tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng trong quý IV/2024 như OCB, TPBank và VPBank, ngược lại cũng có những nhà băng lợi nhuận sụt giảm so với cùng kỳ.

Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành chính sách tiền tệ ra sao trong năm 2025? Giá vàng trong nước giảm sâu, giá USD ngân hàng tăng 28 đồng

HDBank tiên phong công bố Khung Tài chính Bền vững

HDBank vừa chính thức công bố Khung Tài chính Bền vững phù hợp với các tiêu chuẩn của Hiệp hội Thị trường vốn quốc tế (ICMA) và Hiệp hội Thị trường cho vay (LMA). Khung này được phát triển với sự hỗ trợ kỹ thuật của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) và nhậ

HDBank khởi động dự án “Tư vấn quản trị ESG và Tài chính bền vững” cùng PwC HDBank đạt 3 giải thưởng tại cuộc bình chọn "Doanh nghiệp niêm yết 2024"

OceanBank chính thức đổi tên

Ngân hàng Thương mại TNHH Một Thành viên Đại Dương (OceanBank) chính thức đổi tên thành Ngân hàng TNHH Một Thành Viên Việt Nam Hiện Đại (Modern Bank of Vietnam - MBV), đồng thời ra mắt nhận diện thương hiệu và website mới.

MB cử người làm Phó Tổng giám đốc thường trực OceanBank Cơ hội và thách thức với Ngân hàng MB sau khi tiếp nhận OceanBank Oceanbank có Chủ tịch HĐTV và Tổng giám đốc mới