Đơn hàng xuất khẩu Đài Loan giảm sốc phát tín hiệu xấu về kinh tế toàn cầu

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Đài Loan trong tháng 11/2022 giảm 13%, mức hạ tệ hại hơn so với tính toán của các chuyên gia kinh tế, theo số liệu của Bộ Tài chính Đài Loan.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Số lượng đơn đặt hàng sản xuất tại Đài Loan giảm mạnh nhất tính từ khủng hoảng tài chính toàn cầu hơn một thập kỷ trước đây, đây có thể coi như dấu hiệu cho thấy nhu cầu toàn cầu với các sản phẩm công nghệ suy giảm mạnh.

Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp Đài Loan trong tháng 11/2022 giảm 23,4% so với cùng kỳ năm trước, theo công bố của Bộ Kinh tế Đài Loan. Mức suy giảm này gấp đôi so với mức sụt giảm 12,8% mà các chuyên gia kinh tế dự báo và cũng là mức đi xuống sâu nhất tính từ tháng 3/2009.

Việc số lượng đơn đặt hàng sụt giảm là chỉ báo mới nhất cho thấy lạm phát tăng cao đang gây sức ép lên nhu cầu hàng hóa tiêu dùng toàn cầu trước thềm dịp mua sắm cao điểm cuối năm. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Đài Loan trong tháng 11/2022 giảm 13%, mức hạ tệ hại hơn so với tính toán của các chuyên gia kinh tế, theo số liệu của Bộ Tài chính Đài Loan.

Số liệu từ Trung Quốc và Hàn Quốc cho thấy bức tranh tương tự, số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu toàn cầu giảm rất sâu trong tháng vừa qua.

Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp tại Đài Loan trong tất cả những ngành nghề đều giảm, từ các mặt hàng nhựa cho đến kim loại cơ bản. Số lượng đơn đặt hàng các sản phẩm điện tử, trong đó có đơn hàng các sản phẩm bán dẫn, giảm 15,2% so với tháng 11/2021.

Chính quyền Đài Loan cho rằng việc đơn hàng xuất khẩu sụt giảm mạnh có nguyên nhân trực tiếp từ việc nhu cầu của người dùng cuối giảm sâu, nhiều doanh nghiệp giảm trữ hàng tồn khi và sản xuất tại Trung Quốc gián đoạn do các biện pháp kiểm soát COVID-19.

Khi mà chính phủ Trung Quốc đã loại bỏ phần lớn các biện pháp kiểm soát COVID-19 trong tháng này, việc nhu cầu phục hồi cũng có thể hỗ trợ quan trọng cho xuất khẩu của Đài Loan, các chuyên gia phân tích nhận định.

Chuyên gia kinh tế trưởng tại Fubon Financial, ông Rick Lo , dự báo: “Tôi cho rằng số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu sẽ vẫn ở mức thấp thêm một mùa nữa, tuy nhiên sự mở cửa của kinh tế Trung Quốc chắc chắn sẽ có tác động tích cực lên chuỗi cung ứng”.

Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu tại Đài Loan giảm sâu nhất tính từ khủng hoảng tài chính toàn cầu hơn 1 thập kỷ trước, dấu hiệu cho thấy nhu cầu của toàn cầu với các sản phẩm công nghệ giảm đi.

Trước đó, Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc ngày 1/11 cho biết xuất khẩu của nước này trong tháng 10/2022 đã giảm lần đầu tiên trong hai năm do nhu cầu thế giới ảm đạm giữa bối cảnh lạm phát cao và kinh tế chậm lại.

Theo số liệu do Bộ trên tổng hợp, xuất khẩu trong tháng 10/2022 đã giảm 5,7% xuống 52,48 tỷ USD và là lần giảm đầu tiên kể từ tháng 10/2022, trong khi nhập khẩu tăng 9,9% lên 59,18 tỷ USD do giá nhiên liệu cao, dẫn đến thâm hụt thương mại 6,7 tỷ USD.

Đây là tháng thứ bảy liên tiếp Hàn Quốc ghi nhận thâm hụt thương mại do giá năng lượng cao, làm dấy lên những lo ngại về đà tăng trưởng nước này.

Nhập khẩu đã vượt xuất khẩu kể từ tháng 4/2022 và đây là lần đầu tiên kể từ năm 1995, Hàn Quốc chứng kiến chuỗi thâm hụt thương mại bảy tháng liên tiếp.

Hàn Quốc phụ thuộc nhiều vào năng lượng nhập khẩu. Nhập khẩu năng lượng trong tháng 10/2022 của nước này đã tăng 42,1% lên 15,53 tỷ USD.

Trước đó, Cơ quan Thống kê Hàn Quốc (SK) công bố số liệu tháng Chín cho thấy sản lượng công nghiệp của Hàn Quốc đã giảm tháng thứ ba liên tiếp. Số liệu này đi kèm với sự sụt giảm doanh số bán lẻ và đầu tư cơ sở vật chất đã cho thấy đà phục hồi của nền kinh tế đang yếu đi.

Trong tháng 9/2022, sản xuất công nghiệp giảm 0,6% so với tháng Tám, song vẫn tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Giá bitcon năm nay tăng gần 60%, lý do được cho là bởi mua mạnh từ các quỹ ETF, trong khi vàng tăng hơn 20% do Mỹ sắp giảm lãi suất. Nhưng tại sao các nhà đầu tư vàng và bitcoin đang rất quan tâm đến nợ chính phủ của Mỹ đang tăng mạnh?

Chat với BizLIVE