Đề xuất bổ sung quy định về biện pháp can thiệp sớm với ngân hàng yếu kém

Thực tiễn thời gian qua một số trường hợp ngân hàng yếu kém có thể xem xét, đặt vào diện kiểm soát đặc biệt. Tuy nhiên, sau khi đánh giá mức độ tác động, nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn, an ninh hệ thống ngân hàng, Thủ tướng Chính phủ đồng ý chưa kiểm soát

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có báo cáo rà soát, nghiên cứu Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng năm 2017 và định hướng những nội dung chỉnh sửa Luật các Tổ chức tín dụng.

Nhà điều hành cho biết, Luật các TCTD sửa đổi năm 2017 đã bổ sung Điều 130a quy định về việc áp dụng can thiệp sớm đối với TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong một số trường hợp nhưng chưa được đặt vào kiểm soát đặc biệt.

Theo đó, trong trường hợp này, kể từ ngày nhận được văn bản áp dụng can thiệp sớm của NHNN, TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải báo cáo NHNN thực trạng, nguyên nhân, phương án khắc phục tình trạng và tổ chức triển khai thực hiện phương án khắc phục tối đa là 1 năm, trong đó bao gồm một hoặc một số biện pháp như: a) Thu hẹp nội dung, phạm vi hoạt động, hạn chế các giao dịch lớn; b) Tăng vốn điều lệ, vốn được cấp; tăng cường nắm giữ tài sản có tính thanh khoản cao; bán, chuyển nhượng tài sản và thực hiện các giải pháp khác để đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng; c) Hạn chế chi trả cổ tức, phân phối lợi nhuận; d) Cắt giảm chi phí hoạt động, chi phí quản lý; hạn chế trả thù lao, lương, thưởng đối với người quản lý, người điều hành; đ) Tăng cường quản trị rủi ro; tổ chức lại bộ máy quản lý, cắt giảm nhân sự và các biện pháp khác theo quy định.

Trường hợp TCTD được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, Luật các TCTD đã quy định về từng khâu, bước để thực hiện, bao gồm việc đánh giá thực trạng và quyết định chủ trương cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, xây dựng và phê duyệt phương án phục hồi; phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp; phương án giải thể; phương án chuyển giao bắt buộc; phương án phá sản…

Thực tiễn thời gian qua đã có một số trường hợp ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém có thể xem xét, đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Tuy nhiên, sau khi đánh giá mức độ tác động, nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn, an ninh hệ thống ngân hàng, NHNN đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý chưa kiểm soát đặc biệt các ngân hàng này, NHNN thực hiện giám sát các TCTD theo Quy chế giám sát tăng cường với các nội dung giám sát tương tự như giám sát đặc biệt.

Quảng cáo

Tuy nhiên, NHNN cho rằng, việc áp dụng quy chế giám sát tăng cường đối với các trường hợp này hiện nay chỉ là đặc thù, riêng lẻ, cần được quy định cụ thể hơn trong Luật các TCTD để áp dụng chung cho tất cả các trường hợp phát sinh ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống ngân hàng, an toàn, an ninh tiền tệ.

Theo đó, để thực hiện được cơ chế can thiệp sớm, Nhà điều hành cho rằng phải xem xét bổ sung biện pháp hỗ trợ TCTD khắc phục các tồn tại, yếu kém dẫn đến việc áp dụng can thiệp sớm.

Đề xuất cơ chế miễn trừ trách nhiệm cho các cán bộ thanh tra, giám sát

Bên cạnh cơ chế đặc biệt cho ngân hàng, NHNN cũng đề xuất có cơ chế miễn trừ trách nhiệm cho các cán bộ thanh tra, giám sát trước các rủi ro pháp lý trong quá trình xử lý TCTD yếu kém.

Nguyên nhân là do việc xử lý TCTD yếu kém là vấn đề khó khăn, phức tạp và gây ra rủi ro pháp lý cho NHNN nói chung cũng như các cán bộ tham gia trực tiếp vào quá trình tái cơ cấu các TCTD được kiểm soát đặc biệt.

Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý cán bộ. Cơ quan này cho biết, trên thực tế có không ít cán bộ xin nghỉ việc hoặc xin chuyển công tác khi được giao thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến xử lý TCTD yếu kém, bao gồm các việc tham gia BKS đặc biệt do pháp luật không có cơ chế miễn trừ trách nhiệm cho các cán bộ này trước các rủi ro pháp lý.

Điều này đã tác động và ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn nhân lực xử lý TCTD yếu kém, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả xử lý TCTD yếu kém.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Techcombank mở rộng hệ sinh thái tài chính thông qua góp vốn thành lập Công ty Bảo hiểm Phi nhân thọ Techcom

Vừa qua, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ra mắt Công ty Bảo hiểm Phi nhân thọ Techcom. Buổi lễ có sự tham dự của đại diện lãnh đạo Bộ Tài chính, đại diện Ban lãnh đạo Techcombank và các đối tác chiến lược.

Techcombank và Manulife Việt Nam ngưng hợp tác độc quyền sau 11 năm Techcombank và Databricks: Cách mạng hóa ngân hàng cho hàng triệu khách hàng bằng AI và dữ liệu

Cập nhật giấy tờ và sinh trắc học trước ngày 1/1/2025 để không gián đoạn giao dịch tại Sacombank

Nhằm tuân thủ Luật Căn cước 26/2023/QH15, Thông tư 17/2024/TT-NHNN về mở và sử dụng tài khoản thanh toán, cùng Thông tư 18/2024/TT-NHNN về hoạt động thẻ ngân hàng, Sacombank triển khai cập nhật dữ liệu giấy tờ và thông tin sinh trắc học của khách hàng. Vi

Sacombank trao 2 ô tô BMW hơn 4 tỷ đồng đến khách hàng tại Bạc Liêu và Vĩnh Long Sacombank là thương hiệu mạnh Việt Nam 13 năm liên tiếp

Ủy ban Kinh tế nhất trí bổ sung vốn cho Vietcombank

Chiều ngày 23/10, trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 8, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, ông Vũ Hồng Thanh, đã trình bày Báo cáo thẩm tra về việc đầu tư bổ sung vốn nhà nước vào Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB).

Chính thức chuyển giao hai ngân hàng 0 đồng CBBank và OceanBank Cơ hội và thách thức với Ngân hàng MB sau khi tiếp nhận OceanBank

Cơ hội và thách thức với Ngân hàng MB sau khi tiếp nhận OceanBank

Ngày 17/10/2024, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) chính thức tiếp nhận Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương (OceanBank) theo hình thức chuyển giao bắt buộc. Sự kiện này thu hút sự quan tâm lớn từ giới tài chính, không chỉ bởi tính chiến lược mà còn bởi những cơ hội và thách thức lớn đang chờ đợi MB trong tương lai.

MB muốn huy động hơn 3.000 tỷ đồng từ trái phiếu nhằm tăng vốn cấp 2 MB cử người làm Phó Tổng giám đốc thường trực OceanBank Chuyển động tái cơ cấu tại PVcomBank

Chuyển động tái cơ cấu tại PVcomBank

Trọng tâm của PVcomBank trong các kế hoạch tái cơ cấu vẫn là tiếp tục xử lý dứt điểm các tồn đọng cũ, tiếp tục tái cơ cấu danh mục tín dụng và đầu tư, tăng trưởng tín dụng, đẩy nhanh hơn kế hoạch mở rộng mạng lưới chi nhánh để tăng cường mở rộng sản phẩm dịch vụ, cạnh tranh và tiếp cận khách hàng…

Chủ tịch VPBank lý giải quyết định tham gia tái cơ cấu ngân hàng yếu kém NCB quyết liệt tái cơ cấu theo đúng lộ trình

PVcomBank và những dấu ấn

Hơn một thập kỷ phát triển với chiến lược kinh doanh linh hoạt, bám sát diễn biến thị trường, PVcomBank đã và đang duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, hiệu quả.

Techcombank lãi trước thuế 22,8 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2024, số dư CASA lập kỷ lục mới

Trong quý 3/2024, Techcombank tiếp tục ghi nhận những kết quả kinh doanh tăng trưởng vượt trội với các chỉ số được duy trì trong nhóm các ngân hàng hiệu quả dẫn đầu thị trường.

Techcombank huy động thành công gần 10.000 tỷ đồng trái phiếu trong 2 ngày Techcombank và Manulife Việt Nam ngưng hợp tác độc quyền sau 11 năm