Đề án cơ cấu lại VNPT: Mục tiêu hết năm 2025 tổng doanh thu đạt gần 288.000 tỷ đồng

Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) giai đoạn đến hết năm 2025 yêu cầu VNPT thoái vốn tại 26 doanh nghiệp, trong đó có Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) và Công ty CP Viễn thông VTC.

Đề án cơ cấu lại VNPT: Mục tiêu hết năm 2025 tổng doanh thu đạt gần 288.000 tỷ đồng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã ký Quyết định 620/QĐ-TTg về phê duyệt đề án cơ cấu lại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) giai đoạn đến hết năm 2025.

Mục tiêu doanh thu đạt 287.933 tỷ đồng đến hết năm 2025

Theo đề án, VNPT phấn đấu tổng doanh thu toàn tập đoàn giai đoạn đến hết năm 2025 đạt 287.933 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước đạt 26.046 tỷ đồng.

Đề án xác định, VNPT tiếp tục kinh doanh những ngành, nghề kinh doanh được quy định tại Quyết định số 2129/QĐ-TTg ngày 29/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Phương án cơ cấu lại VNPT giai đoạn 2018-2020 theo quy định của pháp luật.

Cụ thể, ngành, nghề kinh doanh chính của VNPT gồm: Cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (dịch vụ cổng thanh toán điện tử; dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ; dịch vụ ví điện tử); nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

Ngành, nghề liên quan phục vụ trực tiếp ngành, nghề kinh doanh chính: Truyền hình và cung cấp chương trình thuê bao; thương mại điện tử, đại lý hàng hóa, bảo hiểm, đại lý xổ số thông qua cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; các dịch vụ liên quan đến chuyển đổi số; xuất bản các sản phẩm số và phần mềm, chương trình.

Đề án cũng vạch rõ kế hoạch sắp xếp công ty mẹ, các đơn vị thành viên của VNPT đến hết năm 2025. Theo đó, tiếp tục duy trì công ty mẹ - VNPT là công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Đồng thời, VNPT tiếp tục nắm giữ 100% vốn điều lệ tại Công ty TNHH một thành viên Cáp quang (FOCAL). Tiếp tục nắm giữ trên 50% vốn điều lệ tại 4 công ty gồm: Công ty CP Công nghệ Công nghiệp Bưu chính Viễn thông (VNPT Technology); Công ty CP Dịch vụ số toàn cầu (GDS); Công ty CP Vật tư bưu điện (POTMASCO); Công ty CP Truyền thông quảng cáo đa phương tiện (SMJ).

Tiếp tục nắm giữ dưới 50% vốn đầu lệ tại 23 doanh nghiệp gồm: Công ty ACASIA; Công ty ATH; Công ty TNHH VNPT Global HK; Công ty CP Cáp quang Việt Nam; Công ty CP Dịch vụ viễn thông và in Bưu điện; Công ty CP Truyền thông những Trang vàng Việt Nam; Công ty CP Đầu tư phát triển công nghệ và truyền thông; Công ty CP Quản lý và khai thác tòa nhà VNPT; Công ty CP Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS); Công ty TNHH VKX; Công ty CP Công nghệ VFT; Công ty CP HACISCO, Công ty CP Điện nhẹ viễn thông; Công ty CP Xây lắp và phát triển Bưu điện Gia Lai; Công ty CP Dịch vụ bưu chính viễn thông Sài Gòn; Công ty CP Xây lắp và dịch vụ bưu điện Cà Mau; Công ty CP Tư vấn đầu tư và phát triển bưu điện Hà Nội (HADIC); Công ty CP CADICO; Công ty CP Viễn thông TELVINA; Công ty CP Dịch vụ kỹ thuật viễn thông; Công ty CP COKYVINA; Công ty CP KASATI; Công ty CP thiết bị bưu điện.

Đến năm 2025, VNPT cũng sẽ thoái vốn (nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ hoặc thoái toàn bộ vốn góp) tại 26 đơn vị, bao gồm cả Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB), Công ty CP Viễn thông VTC và Công ty CP thanh toán điện tử VNPT (VNPT EPAY).

Quảng cáo

Ngoài ra, đối với doanh nghiệp khác có vốn góp của VNPT, là Tổng công ty dịch vụ Viễn thông (VNPT-VinaPhone) và Tổng công ty Truyền thông VNPT-Media), VNPT thực hiện sắp xếp theo đề án riêng (định hướng sáp nhập theo quy định pháp luật) theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền.

VNPT đang nắm giữ bao nhiêu cổ phần tại MSB?

Theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2023, VNPT ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt 51.156 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 3.584 tỷ đồng, lần lượt giảm 2,4% và 34% so với năm 2023.

Tại thời điểm cuối năm 2023, tổng tài sản của VNPT đạt gần 104.943 tỷ đồng, tăng nhẹ 2,8% so với đầu năm. Tiền, tương đương tiền và tiền gửi ngân hàng chiếm gần 61.000 tỷ đồng, tương đương 58% tổng tài sản.

Ngoài ra, tập đoàn này cũng đang đầu tư cổ phiếu dài hạn hơn 826 tỷ đồng. Trong đó, khoản lớn nhất là đầu tư vào Ngân hàng TMCP Hàng hải (MSB).

VNPT là cổ đông sáng lập và cũng là cổ đông lớn nhất của MSB. Theo báo cáo tài chính kiểm toán được công bố năm 2021, tại thời điểm ngày 1/1/2021, VNPT sở hữu hơn 71,57 triệu cổ phiếu MSB với giá gốc gần 580 tỷ đồng, tức giá mua vào trung bình là 8.103 đồng/cổ phiếu.

Trong hai năm 2021 và 2022, MSB đều chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 30%/vốn điều lệ. Số lượng cổ phiếu MSB do VNPT nắm giữ cũng tăng lên thành hơn 120,9 triệu cổ phiếu, tương đương 6,05% vốn điều lệ của MSB.

Tại báo cáo tài chính năm 2023, số lượng cổ phiếu MSB mà VNPT nắm giữ vẫn là hơn 120,9 triệu đơn vị với giá gốc gần 580 tỷ đồng (tương đương giá trung bình 4.800 đồng/cổ phiếu). Thời điểm ngày 31/12/2023, giá trị hợp lý của khoản đầu tư này là 1.572 tỷ đồng (giá 13.000 đồng/cổ phiếu), tức VNPT lãi 992 tỷ đồng nhưng chưa ghi nhận nếu chưa thoái vốn.

Trong quá khứ, VNPT đã có 3 lần muốn thoái vốn khỏi MSB nhưng chưa thành công. Lần thứ nhất vào tháng 11/2015, VNPT công bố bán đấu giá hơn 71,5 triệu cổ phần MSB với giá khởi điểm 11.700 đồng/cổ phần nhưng cuộc đấu giá không đủ điều kiện để tổ chức vì chỉ có 1 nhà đầu tư đăng ký tham dự.

Lần thứ hai vào tháng 2/2017, VNPT tiếp tục muốn bán đấu giá lượng cổ phiếu này với giá 11.900 đồng/cổ phần nhưng không có nhà đầu tư đăng ký tham dự. Đến lần thứ ba vào tháng 1/2018, VNPT muốn bán với giá khởi điểm 11.700 đồng/cổ phần nhưng bất thành vì chỉ có 1 nhà đầu tư đăng ký.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Vinhomes chi 11.000 tỷ đồng cho thương vụ mua cổ phiếu “khủng” nhất thị trường

Sau 22 phiên giao dịch (từ ngày 23/10 - 21/11), Vinhomes đã mua tổng cộng gần 247 triệu cổ phiếu quỹ, giá trị giao dịch ước tính khoảng 11.000 tỷ đồng. Số cổ phiếu quỹ Vinhomes mua được chiếm 66,75% tổng khối lượng đăng ký.

Sau thương vụ mua cổ phiếu “khủng” của Vinhomes, thêm một doanh nghiệp mua lại lượng lớn cổ phiếu quỹ Vinhomes tách doanh nghiệp trong mảng đầu tư khu công nghiệp thành 3 công ty con

Novaland chấm dứt hợp đồng kiểm toán với PWC sau một thập kỷ, "chê" không đáp ứng yêu cầu cần thiết

Novaland đánh giá dịch vụ kiểm toán do PwC Việt Nam cung cấp trong thời gian qua không đáp ứng yêu cầu cần thiết để thực hiện và đảm bảo tiến độ kiểm toán, soát xét BCTC theo quy định về công bố thông tin đối với công ty niêm yết.

Novaland bổ nhiệm 2 Phó Tổng Giám đốc mới Diễn biến bất ngờ tại Novaland: Cổ phiếu tăng vọt, gần 10 triệu đơn vị đã trao tay

DNSE được vinh danh thành viên tiêu biểu về giao dịch chứng khoán phái sinh

Vừa qua, tại Hội nghị thành viên 2024 của Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDC) diễn ra tại Đà Lạt (Lâm Đồng), Chứng khoán DNSE được vinh danh top 10 thành viên tiêu biểu trong hoạt động thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh.

Chứng khoán MBS và DNSE liên tục mở rộng được thị phần môi giới phái sinh Quý III, lợi nhuận sau thuế DNSE tăng 10% so với cùng kỳ

FLC Quy Nhơn trở lại với Lễ hội Countdown hoành tráng chưa từng có cùng màn pháo hoa rực sáng rực bờ biển

Màn bắn pháo hoa tại lễ hội Countdown đêm 31/12/2024 bên bờ biển Eo Gió đánh dấu sự trở lại của Tập đoàn FLC và hãng hàng không Tre Việt- Bamboo Airways. Để tri ân khách hàng, cả hai thương hiệu cùng tung nhiều ưu đãi với các combo nghỉ dưỡng hấp dẫn tại

FLC Faros bất ngờ bổ nhiệm Tổng Giám đốc FLC đề xuất xây khu nghỉ dưỡng, sân golf tổng vốn 20.000 tỷ đồng ở Quảng Trị

Cổ phiếu Rạng Đông Holding (RDP) rơi vào diện đình chỉ giao dịch

Rạng đông Holding (RDP) tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin. Do đó, HoSE sẽ thực hiện chuyển cổ phiếu RDP từ diện hạn chế giao dịch sang đình chỉnh giao dịch.

Bán bóng đèn và phích nước, Rạng Đông thu lãi hơn 1,8 tỷ đồng mỗi ngày Bóng đèn Phích nước Rạng Đông bị xử phạt, truy thu gần 5,3 tỷ đồng tiền thuế

Làm đường sắt tốc độ cao: Cần cái "bắt tay" của doanh nghiệp Việt trước cơ hội lớn

Theo các chuyên gia và lãnh đạo nhà thầu trong nước, trước cơ hội thị trường xây lắp vô cùng lớn từ dự án đường sắt tốc độ cao, các doanh nghiệp Việt Nam cần bắt tay nhau, chỉ có hợp tác là cơ hội duy nhất để tham gia sâu vào dự án và không thua ngay trên chính sân nhà.

“Quy mô nền kinh tế dự kiến đạt 564 tỷ USD đầu tư đường sắt tốc cao không còn là trở ngại lớn” Sáng nay chính thức trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hơn 67 tỷ USD

Từ chứng khoán đến nông nghiệp: Đế chế kinh doanh của ông chủ SSI

Dưới sự chèo lái của ông Nguyễn Duy Hưng, SSI đã trở thành công ty chứng khoán lớn nhất Việt Nam, trong khi PAN Group cũng vươn lên thành một thế lực đáng kể trong ngành nông nghiệp.

Chứng khoán SSI sẽ sớm lấy lại vị trí đầu ngành về vốn điều lệ sau đợt tăng vốn Con đường trở thành "ông trùm" chứng khoán của doanh nhân Nguyễn Duy Hưng

Chủ tịch FECON: "Nhà thầu nội đủ năng lực tham gia làm đường sắt tốc độ cao"

Với chiều dài 1.541 km, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dự báo sẽ đem lại khối lượng công việc khổng lồ cho thị trường xây lắp hạ tầng của Việt Nam. Cuộc chạy đua của những nhà thầu trong nước cũng trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết, khi mà các nhà thầu trong nước hiện đã có đủ năng lực để đảm nhận hầu hết công việc phần xây lắp.

FECON bổ nhiệm Tổng Giám đốc mới "Không bỏ trứng vào một giỏ", Hòa Phát tiếp tục chu kỳ tăng trưởng mới

KITA Group công bố nhận diện thương hiệu mới

Trải qua một thập kỷ hình thành và phát triển, với những thành tựu và dấu ấn nổi bật trên thị trường, nhân kỷ niệm 10 năm thành lập (2014-2024), kể từ tháng 11/2024, KITA Group chính thức công bố thay đổi nhận diện thương hiệu mới.

"Chắc chân" tại thị trường phía Nam, Kita Group "Bắc tiến" với nhiều kỳ vọng lớn KITA Group tiếp tục dành chiến thắng tại Dot Property Vietnam Awards 2024