Để “đảm bảo tính sống còn”, Hòa Phát (HPG) dừng hoạt động 4 lò cao

Hòa Phát thông báo dừng hoạt động 4 lò cao, bao gồm 2 lò cao ở Hòa Phát Dung Quất, 2 lò cao ở Hòa Phát Hải Dương kể từ tháng 11/2022 và khả năng đóng thêm một lò cao nữa vào tháng 12.

CTCP Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG) vừa có thông báo gửi các đối tác cung ứng về việc dừng hoạt động một số lò cao tại Hòa Phát Dung Quất và Hòa Phát Hải Dương.

Trong văn bản, Hòa Phát cho biết, trong bối cảnh ngành thép bước vào giai đoạn thoái trào, để đảm bảo các hoạt động sản xuất và kinh doanh của tập đoàn được tiếp tục duy trì, tập đoàn quyết định dừng hoạt động 4 lò cao, bao gồm 2 lò cao ở Hòa Phát Dung Quất và 2 lò cao ở Hòa Phát Hải Dương kể từ tháng 11/2022.

Và nhiều khả năng Hòa Phát sẽ phải dừng sản xuất thêm 1 lò cao nữa tại Dung Quất trong tháng 12 tới, tức là từ nay đến cuối năm, Hòa Phát Dung Quất có thể có 3 lò cao dừng hoạt động. "Ngay khi chúng tôi chắc chắn về việc dừng lò cao thứ 3, chúng tôi sẽ có thông báo chính thức", văn bản nêu.

"Chúng tôi tin rằng việc dừng hoạt động một số lò cao để giảm sản lượng trong thời điểm này là hoàn toàn hợp lý để đảm bảo tính sống còn của doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường đang rất khó khăn", Hòa Phát lý giải thêm.

Trong hơn nửa năm qua, đặc biệt là quý 3, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thép nói chung và Hòa Phát nói riêng gặp nhiều khó khăn khi giá thép giảm, giá vốn cao, trong khi tồn kho lớn.

Với riêng Hòa Phát, đến cuối quý 3/2022, doanh nghiệp đầu ngành thép còn gần 45.000 tỷ đồng tồn kho. Do đó, việc giảm công suất có thể xem là phương án hợp lý để tập trung giải phóng hàng tồn của doanh nghiệp strong thời điểm này.

Quảng cáo

Ngoài ra, sản lượng tiêu thụ của Hòa Phát cũng giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái dẫn đến việc phải giảm bớt công suất hoạt động của các nhà máy.

Trong tháng 10 vừa qua, sản lượng thép thô của Hòa Phát chỉ đạt 567.000 tấn, giảm 19% so với cùng kỳ. Sản lượng bán hàng thép xây dựng, phôi thép và thép cuộn cán nóng (HRC) đạt 492.000 tấn, giảm 42% so với tháng 10/2021. Trong đó, thép xây dựng đạt gần 210.000 tấn, bằng 45% so với cùng kỳ. Thép cuộn cán nóng (HRC) ghi nhận 267.000 tấn, tăng 30%.

Hòa Phát cho biết, từ quý 3 đến nay, sản lượng sản xuất và bán hàng của tập đoàn giảm do nhu cầu thị trường trong và ngoài nước đều yếu. Trong tháng 10, sản lượng bán hàng thép xây dựng giảm mạnh, trong đó thị trường xuất khẩu sụt giảm tới hơn 73%.

Vì vậy, trong thời gian tới, tập đoàn sẽ điều chỉnh sản xuất và bán hàng linh hoạt theo diễn biến thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, trong đó ưu tiên quản trị tốt hơn hàng tồn kho và chi phí vận hành.

Về kết quả kinh doanh, quý 3 vừa qua, Hòa Phát ghi nhận doanh thu thuần đạt 34.103 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ 2021. Lỗ sau thuế 1.786 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi kỷ lục 10.351 tỷ. Đây là lần thua lỗ đầu tiên của Hòa Phát kể từ cuối năm 2008.

Theo lý giải của doanh nghiệp, kết quả kinh doanh quý 3 sa sút là do nhu cầu thép suy yếu ở cả trong nước và thế giới, giá nguyên vật liệu lên cao, đặc biệt là giá than cao gấp ba lần so với bình thường, tín dụng thắt chặt, tỷ giá và lãi suất tăng mạnh.

Năm 2022, Hòa Phát đề ra mục tiêu doanh thu hợp nhất 160.000 tỷ đồng, tăng gần 7% so với thực hiện năm ngoái và là mức cao chưa từng thấy trong lịch sử tập đoàn. Lợi nhuận sau thuế (LNST) phấn đấu đạt 25.000 – 30.000 tỷ đồng, thấp hơn 13-28% so với năm 2021.

Sau 9 tháng đầu năm, LNST của Hòa Phát mới đạt 10.443 tỷ đồng, tương đương 42% mức mục tiêu lợi nhuận thấp của cả năm. Doanh thu 9 tháng đạt 116.559 tỷ đồng, tương đương 73% kế hoạch năm.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Huyện vùng ven Hà Nội tiếp tục bán đấu giá 58 thửa đất dù trước đó bị bỏ cọc hàng loạt

Cụ thể, các lô đất có diện tích từ hơn 76-189m2, giá khởi điểm 5,3 triệu đồng/m2. Hình thức đấu giá từng thửa đất bằng việc bỏ phiếu kín trực tiếp 1 vòng (1 lần) đấu theo phương thức trả giá lên.

Tồn đọng gần 9.000 hồ sơ liên quan đến đất đai, Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị khẩn Vẫn chỉ có một nhà đầu tư duy nhất đăng ký xây khu đô thị hơn 35.000 tỷ ở Đông Anh

80% số lô đất trúng đấu giá ở Thanh Oai bị bỏ cọc, bao gồm lô hơn 100 triệu đồng/m2

Sau phiên đấu giá đất "nóng như chảo lửa" cách đây hơn 1 tháng tại huyện Thanh Oai (Hà Nội), với lô có giá trúng cao nhất là hơn 100 triệu đồng/m2 - gấp 8 lần so với giá khởi điểm, có tới 55 lô đã chính thức bị bỏ cọc và hủy kết quả trúng đấu giá.

Một huyện ven Hà Nội tiếp tục đưa hơn 100 lô đất ra đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 3,5 triệu đồng/m2 Phần lớn các lô đất trúng đấu giá ở Thanh Oai bị bỏ cọc

Vẫn chỉ có một nhà đầu tư duy nhất đăng ký xây khu đô thị hơn 35.000 tỷ ở Đông Anh

Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội vừa mở hồ sơ đăng ký lần 2 thực hiện dự án Khu đô thị thông minh - sinh thái tại các xã Tàm Xá, Vĩnh Ngọc, Xuân Canh, huyện Đông Anh.

Hà Nội ban hành tiêu chí xác định giá đất mới Tồn đọng gần 9.000 hồ sơ liên quan đến đất đai, Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị khẩn

Tồn đọng gần 9.000 hồ sơ liên quan đến đất đai, Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị khẩn

Cục Thuế TP.HCM vừa có kiến nghị khẩn đến UBND TP.HCM về việc tổ chức cuộc họp để giải quyết gần 9.000 hồ sơ còn tồn đọng từ ngày 1/8/2024.

Đề xuất áp dụng mức 2% thuế đất hằng năm để chặn đầu cơ Gia hạn thời gian nộp thuế, tiền thuê đất năm 2024

Xác định “đúng người, rõ việc” khi tháo gỡ cho dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, bản án

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu xác định “đúng người, rõ việc” khi tháo gỡ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại một số tỉnh, thành phố theo chỉ đạo của Bộ Chính trị.

Bộ Xây dựng yêu cầu kiểm soát đầu cơ thổi giá đất làm loạn thị trường

Giá nhà dễ tăng khó giảm, VARS đề xuất đánh thuế bất động sản thứ hai

Giá nhà ngày càng tăng cao, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) tiếp tục đề xuất đánh thuế với bất động sản thứ hai hoặc bỏ hoang, không đưa vào khai thác, sử dụng.

Đánh thuế bất động sản cần xác định theo giá thị trường GS. TSKH Đặng Hùng Võ: Thuế bất động sản của Việt Nam vẫn còn rất lạc hậu