Đầu tư bất động sản Úc: Dễ mua nhưng không "siêu lợi nhuận"

Thủ tục mua bán đơn giản, an toàn về pháp lý nhưng bất động Úc không phải là lựa chọn hàng đầu của những nhà đầu tư muốn kiếm lời nhanh.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Úc đang là lựa chọn ưa thích của người Việt khi muốn sở hữu bất động sản nước ngoài. Chính sách của nước này cho phép người nước ngoài sở hữu bất động sản vĩnh viễn. Môi trường giáo dục tốt, cuộc sống yên bình, khí hậu trong lành… tạo sức hấp dẫn cho người muốn mua bất động sản ngoài lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, Úc còn cho phép người nước ngoài vay ngân hàng để mua nhà ở.

Giá hợp lý, thủ tục đơn giản

Giá nhà tại Úc phụ thuộc vào vị trí và tiện nghi. Tại trung tâm thành phố Sydney, giá một căn nhà 3 phòng ngủ, 3 nhà tắm hiện dao động từ 3.000.000 đến 5.000.000 đô la Úc (tương đương khoảng 47 tỷ đồng đến 77 tỷ đồng). Tại các vùng ngoại ô của Melbourne, Sydney, Brisbane, một căn nhà 3 phòng ngủ sẽ có giá khoảng từ 700.000 đô la Úc (khoảng 9 tỷ đồng)…

Đầu tư bất động sản Úc: Dễ mua nhưng không "siêu lợi nhuận" ảnh 1

Căn nhà từng được mua với giá 600.000 đô la Úc vào năm 2019. Ảnh: Realestate

Bà Chloe Dao Huynh, người có hơn 10 năm làm việc tại Úc, hiện là Giám đốc kinh doanh Chesterton Việt Nam - đơn vị tư vấn, nghiên cứu bất động sản nhà ở, bán lẻ và đầu tư định cư nước ngoài, cho rằng giá bất động sản Úc đang ở mức hấp dẫn so với thị trường chung, bao gồm cả Việt Nam. Bà Chloe lấy ví dụ người Việt phải chi ít nhất 10 tỷ đồng để sở hữu 1 căn biệt thự tại các dự án vùng ven thành phố, song ở Úc, số tiền bỏ ra để mua một căn nhà 300 m2 chỉ từ 9,5 tỷ đồng.

Theo các công ty chuyên về bất động sản Úc, điều kiện để mua nhà tại Úc khá đơn giản, chỉ cần làm đơn đăng ký với Uỷ ban Kiểm soát Đầu tư nước ngoài (FIRB) và đóng một mức phí theo quy định, dao động trong khoảng 5.500 – 5.700 đô la Úc (85 - 88 triệu đồng) tùy khu vực. Sau khi nhận được giấy phép từ FIRB, mọi thủ tục mua bán đều hợp pháp và được pháp luật Úc bảo hộ.

Pháp luật Úc cho phép người nước ngoài mua bán những bất động sản mới và chưa từng được sử dụng. Nếu mua nhà từng sử dụng, người mua phải cam kết sẽ xây mới lại sau khi hoàn tất mua bán. Nếu không phải công dân Úc, người mua nhà phải đóng trung bình 7% thuế trước bạ để có thể sở hữu một bất động sản.

Pháp luật Việt Nam chưa có quy định chuyển tiền ra nước ngoài để mua nhà. Theo Khoản 1 Khoản 2 Điều 7 Nghị định 70/2014/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh Ngoại hối sửa đổi, các trường hợp được chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài, cụ thể:

- Người cư trú là tổ chức được thực hiện chuyển tiền một chiều ra nước ngoài để phục vụ mục đích tài trợ, viện trợ hoặc các mục đích khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Người cư trú là công dân Việt Nam được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho các mục đích như học tập, chữa bệnh; đi công tác, du lịch; trả các loại phí, lệ phí cho nước ngoài; trợ cấp cho thân nhân; chuyển tiền thừa kế; chuyển tiền trong trường hợp định cư ở nước ngoài…

Ông Nguyễn Khánh– người có hơn 5 năm làm nghề môi giới bất động sản Úc, cho biết hoạt động mua bán bất động sản tại Úc được thực hiện minh bạch, gần như không có rủi ro về quy hoạch hay pháp lý..

“Nước Úc có hệ thống quản lý giao dịch đất đai trực tuyến nên việc mua bán thường diễn ra đơn giản, người mua và người bán có thể kiểm tra lịch sử lô đất, ngôi nhà thông qua website quản lý đất đai của Chính phủ. Người mua thậm chí không cần gặp người bán để giao dịch, luật sư và các đơn vị môi giới sẽ hỗ trợ khách hàng làm việc đó”, ông Khánh nói.

“Từ đầu năm đến nay, thị trường bất động sản trong nước biến động khó lường. Trong khi đó, giá nhà đất tại Úc có chiều hướng giảm sau khi Ngân hàng Trung ương điều chỉnh lãi suất. Nhiều người Việt xem đây là cơ hội tốt để sở hữu nhà tại Úc với tầm nhìn dài hạn”, bà Chloe nói.

Cũng theo phân tích của đại diện Chesterton Viet Nam, với điều kiện giáo dục tiên tiến, môi trường lao động văn minh và sự ổn định về chính trị xã hội đã làm cho bất động sản Úc hấp dẫn người mua ở thực hoặc mua để dành cho con cái.

Bà Chloe đánh giá thủ tục mua bán không phức tạp song quy trình chuyển tiền được xem là bước khó nhất khi mua bất động sản nước ngoài nói chung và Úc nói riêng.

Hiện tại, người Việt thường chuyển tiền sang nước ngoài để mua nhà dưới hình thức đóng học phí du học, chuyển tiền thừa kế, chữa bệnh, đi công tác… tuân thủ quy định về Pháp lệnh Ngoại hối.

Đầu tư hay định cư đều không dễ

Bà Chloe Dao Huynh cho rằng dù thủ tục mua bán đơn giản, bất động sản Úc không phải là kênh đầu tư hấp dẫn, tạo lợi nhuận nhanh nếu so sánh với đất nền hay một số phân khúc khác tại Việt Nam. Người Việt mua nhà đất ở Úc chủ yếu để dành cho con, cháu.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Khánh cho rằng sức tăng giá của bất động sản Úc khó so sánh với các loại hình đầu tư tại Việt Nam. Thị trường địa ốc tại Úc hướng tới nhu cầu ở thực nhiều hơn.

“Úc áp thuế rất cao đối với giao dịch chuyển nhượng, thông thường cao nhất khoảng 40% lợi nhuận, nên không nhiều người chọn bất động sản làm kênh đầu tư. Người Việt thường chọn mua bất động sản tại Úc để dự phòng cho con du học hoặc đơn giản vì họ thích mua, chứ không phải để kiếm lời”, ông Nguyễn Khánh nói.

Đầu tư bất động sản Úc: Dễ mua nhưng không "siêu lợi nhuận" ảnh 2

Không ít website tại Úc cung cấp đầy đủ thông tin về nhà đất, qua đó xác định giá trị của một bất động sản qua các thời kỳ.

Môi giới này cũng cho hay một số người Việt đang có tâm lý mua bất động sản Úc để tăng cơ hội định cư song điều này không dễ. Theo Bộ Di trú Úc, việc mua nhà sẽ không thỏa mãn được hết các yêu cầu để xin visa định cư nước này.

“Tất nhiên, việc mua bất động sản sẽ là một trong những yếu tố giúp nâng tỷ lệ thành công khi xin visa định cư", ông Khánh nói.

Thị trường địa ốc Úc đang cho thấy những dấu hiệu giảm nhiệt sau khi Ngân hàng Trung ương nước này điều chỉnh tăng lãi suất 6 lần liên tiếp. Theo số liệu mới nhất do Công ty phân tích thị trường bất động sản CoreLogic công bố, suy thoái thị trường nhà ở của Úc ngày càng lan rộng, 4/5 thị trường thuộc diện khảo sát của đơn vị này cho thấy sự sụt giảm giá trị trong quý 3, gần gấp đôi so với con số sụt giảm ở quý trước. Giá nhà tại Sydney đã giảm -9,7% kể từ tháng 4 và 7% so với quý 2. Cùng xu hướng, giá nhà ở Melbourne giảm 4,2% so với quý trước và 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái, đưa giá trị trung bình về mức 937.131 USD/căn. Tương tự, nhà ở tại Brisbane cũng giảm nhiệt khi chứng kiến đà giảm 5,1% so với quý trước đó…
Theo Markettimes

Đọc tiếp

Dự án Đà Nẵng Times Square đủ điều kiện huy động vốn

Dự án Đà Nẵng Times Square đủ điều kiện huy động vốn

Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng yêu cầu chủ đầu tư dự án là Công ty cổ phần Kim Long Nam, chịu trách nhiệm về tính chính xác về thông tin và hồ sơ gửi kèm. Đồng thời, phải sử dụng nguồn vốn đã huy động vào đúng mục đích xây dựng nhà ở thương mại tại dự án tháp CT3 và CT7 - Đà Nẵng Times Square.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Viglacera đón thêm một khu công nghiệp nghìn tỷ

Viglacera đón thêm một khu công nghiệp nghìn tỷ

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 234/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Dốc Đá Trắng, tỉnh Khánh Hòa.

Chuyên gia Savills: Nhà đầu tư nước ngoài ngày càng cởi mở hơn khi đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam

Chuyên gia Savills: Nhà đầu tư nước ngoài ngày càng cởi mở hơn khi đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam

Nếu như trước đây nhà đầu tư nước ngoài với tiềm lực tài chính dồi dào chủ yếu ưu tiên phương án đầu tư chiếm quyền kiểm soát, thì giờ đây họ cởi mở hơn với nhiều hình thức đầu tư khác nhau, từ đầu tư tài chính, góp vốn, tới việc hợp tác kinh doanh … để khai thác tối đa tiềm năng thị trường Việt Nam.

TS. Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Đề xuất xây nhà ở xã hội chỉ cho thuê

Chuyên gia cho rằng cần xác định đúng hơn mục tiêu phát triển nhà ở xã hội là giải quyết nhu cầu về chỗ ở cho những người có thu nhập thấp hay giải quyết nhu cầu sở hữu nhà ở của người thu nhập thấp.

Chat với BizLIVE