Dấu ấn huy hoàng và áp lực “ngôi vương” của du lịch Đà Nẵng

Những công trình, sản phẩm đẳng cấp đã góp phần tạo nên dấu ấn huy hoàng cho du lịch Đà Nẵng suốt 15 năm qua. Và không gì khác – đầu tư cho du lịch, nâng tầm vị thế du lịch tiếp tục là “át chủ bài” để Đà Nẵng vươn tới những đỉnh cao mới trong giai đoạn tiếp theo.

“Đổi ngôi” nhờ du lịch
20 năm trước, trong ký ức của Kim Oanh, cô gái trẻ chuyên điều hành tour và dẫn khách quốc tế tại Đà Nẵng, thành phố nơi cô sinh ra là biển Mỹ Khê đẹp nhưng nghèo dịch vụ. Ngay cả Bà Nà thời đó cũng chỉ là những biệt thự Pháp cổ hoang tàn, những móng nhà giữa um tùm cây cỏ. Mảnh đất nắm giữ nhiều tiềm năng nhưng lại chỉ đóng vai “điểm trung chuyển” đưa khách đến Hội An, Huế… Cuộc sống bởi thế cũng chật vật, nghèo nàn, khiến không ít người trẻ lựa chọn di cư đến các thành phố lớn hay nước ngoài để lập nghiệp.

Bà Nà từng là điểm đến nghèo nàn trải nghiệm

Nhưng, 20 năm sau, “chiếc áo mới” của Đà Nẵng đã hoàn toàn thuyết phục Kim Oanh trở lại quê hương sinh sống, kinh doanh. Trong ấn tượng của Kim Oanh, thành phố sông Hàn nay đã “thay đổi đến mức, mỗi năm bạn sẽ thấy Đà Nẵng mang một “chiếc áo” khác. Những tòa nhà khang trang và hiện đại xuất hiện, những nhà hàng, khách sạn và dịch vụ đủ loại để chọn lựa. Mọi thứ bạn cần đều có ở đây”.

Năm 2008, tổng lượng khách đến Đà Nẵng chỉ 1,26 triệu lượt, chưa bằng 1/3 lượng khách đến TP.HCM. Thế nhưng, đến 2019, Đà Nẵng đã đón gần 9 triệu lượt khách. Có được sự “đổi ngôi” ngoạn mục này là nhờ sự đổ bộ của loạt công trình, sản phẩm du lịch được đầu tư bài bản. Dấu mốc đánh dấu giai đoạn lột xác kỳ diệu của Đà Nẵng chính là năm 2009 - khi khu du lịch Sun World Ba Na Hills đi vào hoạt động.

Tiếp đến là sự ra đời của các công trình đẳng cấp tạo nên diện mạo mới cho hạ tầng du lịch như khu nghỉ dưỡng “sang trọng nhất thế giới” InterContinental Danang Sun Peninsula Resort, khách sạn 5 sao bên sông Hàn Novotel Danang Premier Han River, khu nghỉ dưỡng Premier Village Danang Resort, Công viên Châu Á – nay là tổ hợp Da Nang Downtown…

Cùng với đó là loạt sự kiện, lễ hội quy mô liên tục được tổ chức tại Bà Nà Hills, thương hiệu Lễ hội pháo hoa quốc tế, Liên hoan phim châu Á… giúp Đà Nẵng xóa bỏ hình bóng điểm trung chuyển ngày nào, đầy kiêu hãnh trở thành “Điểm đến sự kiện lễ hội hàng đầu châu Á”.

Giai đoạn 2009-2017, tốc độ tăng trưởng du khách bình quân của Đà Nẵng đạt trên 21,57%. 10 năm từ 2008 đến 2018, cơ sở lưu trú tại đây tăng 5,4 lần. Doanh thu du lịch năm 2008 toàn thành phố chỉ khoảng 2.000 tỷ đồng thì đến năm 2023, con số này đã lên tới 28 ngàn tỷ đồng, gấp 14 lần. 6 tháng đầu năm 2024, du lịch Đà Nẵng thu về 16.000 tỷ đồng, tăng hơn 28,4% so với cùng kỳ.

“Đổi đời” cũng nhờ du lịch

Du lịch đã khẳng định vị thế “át chủ bài” cho sức bật kinh tế thành phố, đồng thời là lĩnh vực chủ chốt giúp người dân Đà Nẵng “đổi đời”. Năm 2023, thành phố có khoảng 50.700 lao động đang làm việc trong lĩnh vực này. Sự ra đời của những khu du lịch, tổ hợp giải trí hay các khu nghỉ dưỡng đã góp phần tạo việc làm, thu nhập ổn định, nâng cao đời sống cũng như chất lượng nhân lực. Nếu như năm 2008, trung bình thu nhập người/tháng ở địa phương chỉ khoảng 1,4 triệu đồng thì đến 2023, con số này đã tăng hơn 25,4% so với cả nước và dẫn đầu khu vực miền Trung.

Du lịch tạo công ăn việc làm ổn định cho người dân địa phương
Quảng cáo

Gắn bó với Bà Nà Hills gần 10 năm, anh Nguyễn Anh Sang - Quản lý bộ phận Ẩm thực chia sẻ: “Tổng số nhân sự của Bà Nà đến nay đã tăng gần 10 lần so với khi tôi mới làm việc. Phần lớn đều đã gắn bó cả chục năm và là người bản địa. Chúng tôi rất biết ơn vì ở đây, chúng tôi không chỉ được làm việc mà còn được chăm lo đời sống, có thu nhập ở mức khá so với mặt bằng chung, và được đóng góp cho sự phát triển du lịch của Đà Nẵng”.

Trong khi tất bật tư vấn cho đoàn khách Hàn Quốc, chị Trần Hạnh - Giám đốc Công ty Minh Tuấn Travel vẫn không quên cười tươi khi được hỏi về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp: “Cứ 10 khách thì có 9 khách có câu cửa miệng là “Tôi muốn lên Cầu Vàng”. Người làm lữ hành chúng tôi chỉ mong những điểm đến như Bà Nà ngày càng chất lượng hơn. Bà Nà phát triển mình cũng phát triển theo.”

Theo đánh giá của huyện Hòa Vang, Bà Nà Hills đã tạo ra việc làm tại chỗ ổn định cho hàng trăm lao động, gián tiếp tạo hàng ngàn việc làm thông qua các hoạt động dịch vụ hỗ trợ như ăn uống, giải khát, vận chuyển, lữ hành… giúp một lượng lớn người địa phương có thu nhập ổn định hơn so với làm nông, lâm nghiệp.

“Sự hiện diện của Bà Nà Hills đã giúp mảnh đất Hòa Vang được đông đảo khách trong và ngoài nước biết đến; người dân miền Trung được trải nghiệm những dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí đẳng cấp hàng đầu Việt Nam và thế giới.”, đại diện lãnh đạo huyện Hòa Vang đánh giá.

Tiếp tục “làm mới”, nâng tầm ngành kinh tế mũi nhọn

Mục tiêu đến năm 2030, du lịch Đà Nẵng đạt 13-14 triệu lượt khách, tỷ trọng đóng góp của du lịch trong GRDP đạt 32-34%, GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 200-220 triệu đồng. Đây là con số không ít thử thách trong bối cảnh kinh tế khó khăn, cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch ngày càng lớn.

Thực tế, ngay từ khi mở cửa trở lại sau dịch Covid-19, Đà Nẵng đã xác định mục tiêu “làm mới” sản phẩm, dịch vụ và tạo cơ chế khuyến khích, huy động các nguồn lực cho phát triển du lịch. Từ đó, Bà Nà Hills liên tiếp đem đến luồng gió mới về sản phẩm du lịch với những công trình ấn tượng như cổng Thời Gian, lâu đài Mặt Trăng, quảng trường Nhật Thực, mới đây nhất là sự ra đời của xưởng bia thủ công cùng thương hiệu Sun KraftBeer, chuỗi show diễn đầu tư công phu như Fairy Blossom, loạt trải nghiệm đêm Bà Nà By Night…

Đà Nẵng cần ưu tiên phát triển sản phẩm mới, không phụ thuộc du lịch biển

Với tổng mức đầu tư lên tới 39 nghìn tỷ đồng, Bà Nà Hills sẽ tiếp tục được nâng cấp về cả trải nghiệm lẫn diện mạo để xứng tầm khu du lịch đẳng cấp quốc tế. Song song, tại trung tâm thành phố, Công viên Châu Á cũng đã khoác lên mình diện mạo mới với tên gọi Da Nang Downtown - vũ trụ giải trí với loạt show diễn quy mô, đặc biệt là màn trình diễn pháo hoa mãn nhãn hàng đêm từ “Bản giao hưởng bên sông – Symphony of Rivers”… Tất cả góp phần tạo nên những sản phẩm chủ lực cho du lịch Đà Nẵng.

Có thể nói, đầu tư cho “sản phẩm” là hướng đi kinh điển nhưng luôn bất biến về hiệu quả đối với sự phát triển của ngành du lịch. Muốn có những sản phẩm du lịch tầm cỡ quốc tế, chạm tới ngôi vị “Singapore mới của châu Á”, Đà Nẵng cần tiếp tục huy động nguồn lực, thu hút và giữ chân các nhà đầu tư lớn. Như lý giải của chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành: “Trước khi trở thành nơi đáng đến, đáng sống, đáng đầu tư của mọi người khắp nơi trong và ngoài nước, Đà Nẵng hãy là nơi đáng đến, đáng đầu tư của các "đại bàng". Vì sự hiện diện của những tập đoàn lớn sẽ dẫn dắt thị trường theo xu hướng phát triển đẳng cấp, văn minh, hiện đại. Đây là yếu tố tiên quyết để tạo ra những bước phát triển đột phá, nhảy vọt cho Đà Nẵng”.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh

Novaland tiếp tục đón thông tin tích cực: Thêm 521 biệt thự, nhà phố tại Aqua City đủ điều kiện ký hợp đồng mua bán

Chiều ngày 20/12, Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai ra văn bản số 6017/SXD- QLN-TTBĐS thông báo xác nhận 521 căn nhà ở thấp tầng tại khu II, dự án Khu đô thị Aqua Waterfront City thuộc đô thị Aqua City (xã Long Hưng, TP. Biên Hòa) đủ điều kiện đưa vào kinh doanh.

Chủ đầu tư dự án Aqua City của Novaland lỗ hơn 100 tỷ trong 6T2024, gánh 11.300 tỷ nợ Aqua City bàn giao nhà phố, biệt thự cho cư dân và cập nhật tiến độ xây dựng phân khu River Park 2

Hà Nội công bố bảng giá đất mới có hiệu lực ngay lập tức, áp dụng đến 31/12/2025: Nơi cao nhất có giá gần 700 triệu đồng/m2, gấp 6 lần giá cũ

Giá đất cao nhất của thành phố thuộc về quận Hoàn Kiếm với 695,3 triệu đồng/m2 áp dụng cho thửa giáp mặt đường tại loạt tuyến đường của quận như Ngã tư Hàng Khay, Hàng Bài, Tràng Tiền, Đinh Tiên Hoàng.

Hà Nội bãi bỏ quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá đất Hà Nội tăng tốc đấu giá đất dịp cuối năm

Hàng loạt dự án nhà ở xã hội "đổ bộ" có làm giảm nhiệt thị trường chung cư?

Những tháng cuối năm 2024, thị trường Hà Nội liên tiếp đón tin vui từ các dự án nhà ở xã hội khởi công, được cấp phép xây dựng. Như vậy, nguồn cung nhà ở xã hội sắp tới tăng, giấc mơ sở hữu nhà của người thu nhập thấp, thu nhập trung bình có thể trở nên

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh triển khai các dự án nhà ở xã hội Chính thức thí điểm xây nhà ở thương mại thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ 1/4/2025

MWG, F88 khởi xướng cuộc đua biến cửa hàng, điểm giao dịch thành cây ATM

Để đưa hàng nghìn cửa hàng, điểm giao dịch trên toàn quốc thành các điểm giao dịch tài chính hoạt động như cây ATM, Thế Giới Di Động đã hợp tác với Ngân hàng VPBank, trong khi F88 bắt tay với Ngân hàng Quân đội.

Giao dịch trên ATM tiếp tục giảm Quét VietQR rút tiền tại ATM các ngân hàng dễ dàng với Sacombank Pay

Hà Nội duyệt kế hoạch sử dụng đất dự án 148 Giảng Võ

Ông Nguyễn Trọng Đông, Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội vừa ký ban hành Quyết định số 6490/QĐ-UBND ngày 18/12/2024 về việc điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Ba Đình, theo Cổng thông tin điện tử UBND TP.Hà Nội.

Thừa Thiên Huế giao đất cho Đất Xanh và Regal Group xây khu dân cư 700 tỷ đồng HoREA: Giá nhà bình quân tại TP. HCM chạm mốc 9,39 tỷ đồng/căn

HoREA: Giá nhà bình quân tại TP. HCM chạm mốc 9,39 tỷ đồng/căn

Theo HoREA, giá nhà bình quân sơ cấp tại TP. HCM do doanh nghiệp đăng ký với sở Xây dựng của 1.611 căn nhà thuộc 04 dự án nhà ở cao cấp đưa ra thị trường trong 11 tháng đầu năm 2024 đã lên đến 9,39 tỷ đồng/căn.

Lãi suất “hạ nhiệt”, người mua nhà vẫn “ngại” vay do giá nhà leo cao Giá nhà mới tại Trung Quốc giảm mạnh

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro