Cổ phiếu bất động sản đồng loạt tăng mạnh, nhà đầu tư có nên "mua đuổi"?

Đà bứt phá của nhóm cổ phiếu BĐS như "mồi lửa" giúp thị trường trở nên sôi động. Song liệu nhà đầu tư có nên "mua đuổi" nhóm cổ phiếu BĐS trong thời điểm này?
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Thị trường chứng khoán khởi đầu tuần mới bằng phiên giao dịch đầy khởi sắc khi dòng tiền ồ ạt kéo vào đẩy chỉ số tăng vọt. Sắc xanh phủ sóng ở hầu hết các nhóm ngành, song tâm điểm chú ý vẫn dồn về nhóm cổ phiếu bất động sản.

Sau thời gian “ngụp lặn” với mức giảm sâu, nhóm cổ phiếu BĐS bất ngờ trỗi dậy bật tăng mạnh mẽ. Hàng loạt “cổ đất” tăng hết biên độ, trắng bên bán, dư mua hàng triệu đơn vị trong phiên 20/2 có thể đến như CEO, API, LDG, NVL, HPX, PDR, DIG, DXG,…

Đà tăng của nhóm phiếu BĐS được đánh giá xuất phát từ những kỳ vọng sau cuộc họp cuối tuần vừa qua của Chính phủ với các ban ngành, doanh nghiệp lớn nhằm tháo gỡ khó và thúc đẩy thị trường phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản đã được đề xuất. Đơn cử như gói tín dụng 110.000 tỷ đồng cho phát triển nhà ở xã hội; gói tín dụng 120.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi cho vay cả người xây dựng và người mua nhà ở xã hội; các kiến nghị về tháo gỡ vướng mắc pháp lý... Trước đó, dự thảo Nghị định 65 sửa đổi cũng được đánh giá sẽ giúp các doanh nghiệp BĐS "dễ thở" hơn.

Đà bứt phá của nhóm cổ phiếu BĐS như "mồi lửa" giúp thị trường trở nên sôi động. Song liệu nhà đầu tư có nên bắt đáy nhóm cổ phiếu BĐS trong thời điểm này?

Theo ông Nguyễn Thế Minh – Giám đốc Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam, với những nhà đầu tư lướt sóng có thể cân nhắc giải ngân vào các cổ phiếu BĐS vì khả năng cao nhóm này vẫn sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trong ngắn hạn.

Thứ nhất, tâm lý nhà đầu tư đã phần nào được giải toả sau cuộc họp bàn về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành bất động sản. Khả năng cao nhóm này sẽ có một đợt sóng đầu cơ, mang tính chất tâm lý trước kỳ vọng đón đầu những thông tin về giải pháp hỗ trợ thị trường BĐS trong thời gian tới.

Thứ hai, nhiều nhóm cổ phiếu đã giảm rất sâu trước những thông tin tiêu cực trong thời gian qua. Chỉ số VNREAL - đại diện cho nhóm cổ phiếu BĐS trên sàn HoSE, cũng rơi một mạch từ đỉnh xuống vùng giá thấp nhất trong vòng 5 năm, tương đương với đáy Covid. Đặc điểm của nhóm này là giảm nhanh hồi mạnh nên chỉ cần có tín hiệu tích cực sẽ nhanh chóng bật tăng trong ngắn hạn.

Dù vậy, ông Minh nhấn mạnh nhóm cổ phiếu BĐS mang tính chất đầu cơ cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro khi những khó khăn vẫn chưa được gỡ bỏ. Do đó, nhà đầu tư chỉ nên tham gia lướt sóng với tỷ trọng vừa phải, đặc biệt hạn chế sử dụng đòn bẩy để tránh cú đảo chiều bất ngờ.

Đối với những nhà đầu tư theo trường phái cơ bản, ông Bùi Văn Huy – Giám đốc Chi nhánh Chứng khoán DSC cho rằng nhóm cổ phiếu BĐS có thể sẽ là lựa chọn phù hợp từ cuối năm 2023 và đầu 2024. Tuy nhiên, các doanh nghiệp BĐS có tình hình tài chính tốt có thể cân nhắc sớm hơn khi giá của nhóm cổ phiếu BĐS đã về vùng đáy COVID 2020.

Thực tế, nhóm cổ phiếu BĐS được dự báo vẫn còn không ít thách thức phải đối mặt trong thời gian tới.

Đội ngũ phân tích BSC cho rằng doanh nghiệp bất động sản vẫn khó huy động nguồn vốn từ khách hàng vì niềm tin của người mua nhà giảm, nhu cầu thực chưa được đáp ứng, nhu cầu đầu tư giảm mạnh và hạn chế trong việc tiếp cận khoản vay. Trong khi đó, các kênh dẫn vốn khác như trái phiếu và cổ phiếu gặp nhiều “cơn gió ngược”, thắt chặt tín dụng vào lĩnh vực bất động sản.

Bên cạnh áp lực đáo hạn trái phiếu tập trung vào 2023 – 2024, môi trường lãi suất cao cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cả các doanh nghiệp phát triển bất động sản và người mua nhà.

Theo đó, BSC cho rằng ngành BĐS đang bước vào giai đoạn ảm đạm tạm thời, giai đoạn tái cấu trúc toàn diện để sẵn sàng đón đợi chu kỳ tiếp theo của ngành. Triển vọng trong dài hạn tích cực khi nhu cầu nhà ở thực vẫn cao và nguồn cung dần được “cởi trói” nhờ hai yếu tố.

(1) Tiến độ hoàn thiện pháp lý được đẩy mạnh, thị trường hướng đến sự minh bạch, lành mạnh, tăng tính bền vững thông qua Nghị định 65/2022/NĐ-CP sửa đổi, Luật đất đai sửa đổi và Quyết định số 1435/QĐ-TTg.

(2) Hạ tầng kết nối được phát triển đồng bộ sẽ dần kéo nhu cầu thực sang các khu vực ngoại thành, giảm tải áp lực cho các thành phố lớn nơi quỹ đất còn lại rất hạn chế.

Theo Nhịp sống thị trường

Đọc tiếp

Ưu đãi Grab không giới hạn dành riêng cho các khách hàng VietinBank

Ưu đãi Grab không giới hạn dành riêng cho các khách hàng VietinBank

Nhằm gia tăng ưu đãi cho các khách hàng thân thiết, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) hợp tác cùng Grab tung ra hàng loạt voucher độc quyền lên đến 440.000 VND/khách hàng sử dụng GrabCar/ GrabBike và 4 tháng miễn phí gói hội viên GrabUnlimited dành riêng cho các khách hàng thanh toán bằng thẻ VietinBank.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Các cổ phiếu Ngân hàng đã phá kỷ lục giá giờ ra sao?

Các cổ phiếu Ngân hàng đã phá kỷ lục giá giờ ra sao?

Nhóm Ngân hàng đã có 7 mã phá kỷ lục giá và 1 mã "suýt" lập kỷ lục trong 4 tháng đầu năm 2024. Sau nhịp giảm khá sâu vừa qua, việc xem xét tình trạng của các cổ phiếu này cũng như cả nhóm ngành sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn khách quan hơn về khả năng tạo đáy của thị trường sau kỳ nghỉ lễ.

Lãi CTCK cao nhất 8 quý trở lại, nhóm đầu ngành hướng đến mốc cho vay margin 20.000 tỷ đồng

Lãi CTCK cao nhất 8 quý trở lại, nhóm đầu ngành hướng đến mốc cho vay margin 20.000 tỷ đồng

Nhờ thị trường tích cực trong quý I/2024, lợi nhuận của các CTCK đã đạt mức cao nhất trong vòng 8 quý trở lại cùng với mức dư nợ cho vay margin và phải thu lớn nhất lịch sử. Tuy nhiên, tham vọng của các CTCK vẫn còn rất lớn với nhiều CTCK đầu ngành hướng đến mốc cho vay 20.000 tỷ đồng giai đoạn cuối năm 2024.

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank - mã chứng khoán: HDB) công bố báo cáo tài chính quý I/2024, với lợi nhuận trước thuế đạt 4.028 tỷ đồng, tăng 46,8% so với cùng kỳ. Tỷ lệ ROE đạt tới 26,7% cao trong nhóm dẫn đầu toàn ngành. Ngân hàng trả cổ tức năm 2023 lên tới 30% gồm tiền và cổ phiếu.

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC).

Tổng Giám đốc HSC: Thị phần môi giới cá nhân có thể tăng gấp đôi, trái phiếu doanh nghiệp là mảng kinh doanh mới

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC) đánh giá triển vọng mảng môi giới cá nhân đã khởi sắc trở lại bất chấp sức ép cạnh tranh lớn từ các đối thủ. Ngoài ra, tiết lộ sự chuẩn bị tham gia của công ty vào tự doanh trái phiếu doanh nghiệp.

Chat với BizLIVE