Có nhiều trợ lực, VN-Index dự báo trở lại vùng 1.200 điểm trong tháng 12

Theo chuyên gia, với nhiều yếu tố hỗ trợ, trong kịch bản tích cực nhất VN-Index sẽ chinh phục được vùng 1.200 điểm trong tháng cuối năm.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Nhận định về xu hướng của VN-Index trong tháng 12 này, với việc kinh tế vĩ mô cũng như cung tiền trên thị trường đang có dấu hiệu khởi sắc, ông Đặng Trần Phục, Chủ tịch AzFin đánh giá, VN-Index có thể dao động trong vùng 1.000-1.200 điểm.

VN-Index đảo chiều giảm mạnh vào cuối phiên hôm qua (1/12). Ông có bình luận gì về cú “quay xe" này?

Trước tiên, thị trường đã có chuỗi 5 phiên liên tiếp tăng rất mạnh, VN-Index hồi phục từ vùng 840 điểm lên vùng 1.050 điểm, đạt tỷ lệ tăng khoảng 23%. Nhiều cổ phiếu có sức tăng giá 50%. Theo đó, xuất hiện áp lực chốt lời, thực tế đã diễn ra ở vài phiên trước, phiên hôm qua áp lực chốt lời mạnh hơn diễn ra ở cuối phiên, đặc biệt ở một số bluechip.

Tôi đánh giá việc thị trường điều chỉnh như phiên hôm qua là bình thường do tâm lý chốt lời, được đánh giá tương đối lành mạnh.

Còn về xu hướng, khả năng cao thị trường đã tạo đáy ở vùng 840-850 điểm. Thứ nhất, do các cổ phiếu bị sàn liên tục gây áp lực lên chỉ số đã được "giải cứu" thành công. Thứ hai dấu hiệu khó khăn nhất của trái phiếu đã qua. Một số cổ phiếu như NVL, PDR, HPX cơ bản bản đã tìm được hướng giải quyết về trái phiếu.

Thứ ba, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đưa ra tín hiệu sẽ tăng lãi suất chậm lại. Điều này khiến cho USD hạ giá so với các đồng tiền khác. Ở Việt Nam, lãi suất VND vẫn hấp dẫn, trong khi tỷ giá gần như không áp lực nữa. Khiến cho một số người "găm " USD đã đem bán để gửi tiền VND hưởng lãi suất cao.

Bên cạnh đó, theo tính toán Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hiện nay đang bắt đầu mua ròng USD, trước đây là bán USD. Khi NHNN mua ròng USD, dự báo cung tiền ra thị trường có sự cải thiện tốt.

Ngoài ra, Chính phủ cũng phát ra các tín hiệu hỗ trợ giải quyết khó khăn trên thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản cũng như nền kinh tế nói chung. Từ đó tạo nền tảng cho nhà đầu tư an tâm hơn với kênh đầu tư cổ phiếu.

Một thông tin được nhà đầu tư quan tâm hiện nay là việc nới thêm tín dụng. Ông có đánh giá gì về điều này?

Việc nới room tín dụng là cần thiết, bởi lẽ room tín dụng tuy còn nhưng chỉ còn ở cục bộ ngân hàng. Có ngân hàng cho vay ra được nhưng không còn room.

Việc nới room tín dụng sẽ giúp vòng quay tiền tăng lên, khiến cho cung tiền toàn thị trường tăng lên, giải quyết cơn khát vốn của những doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về thanh khoản trong cuối năm.

Điều này tác động tới cổ phiếu ngân hàng ra sao? Có vẻ cổ phiếu ngành này bị chiết khấu quá cao?

Thực sự phải nói ngành ngân hàng hoạt động tốt. Vừa rồi có khó khăn thì lợi nhuận của ngành này trong quý 3 vẫn tăng trưởng rất mạnh.

Về cổ phiếu ngành ngân hàng, có thể do lượng cổ phiếu ngành này đang lưu hành quá lớn, tâm lý lo sợ quá đà của nhà đầu tư về khủng hoảng kinh tế khiến cổ phiếu ngân hàng bị bán chiết khấu cao.

Tôi cho rằng, khi mọi thứ ổn định hơn, room tín dụng tăng thêm, rõ ràng nhóm cổ phiếu ngân hàng tỏ ra rất hấp dẫn trong thời gian tới.

Với cổ phiếu bất động sản thì sao, thưa ông?

Tôi cho rằng cổ phiếu bất động sản thực sự có tính đầu cơ cao. Hiện nay, về cơ bản giải quyết được khó khăn mất thanh khoản, xử lý nợ. Tuy nhiên thị trường bất động sản đang ở trong vùng khó khăn, cầu ít, tín dụng cho người dân mua bất động sản cũng ít, tính pháp lý dự án đang bị rà soát chặt. Nhìn chung bất động sản vẫn khó khăn trong 2023.

Ngoài ra lưu ý thêm, vốn để doanh nghiệp bất động sản có thể phát triển dự án lúc này gần như tê liệt. Doanh nghiệp đang cố gắng vun vén để phát triển, còn lại là khó và khát. Đầu ra, khó bán sản phẩm, trong khi đầu vào tức nguồn vốn cho phát triển vẫn gặp khó.

Còn hiện tượng giá cổ phiếu bất động sản bật tăng trở lại, chủ yếu do giá cổ phiếu nhóm này đã giảm xuống quá sâu so với giá trị.

Nhà đầu tư nước ngoài đang mua ròng liên tiếp. Có phải do họ đánh giá cổ phiếu Việt đã rất hấp dẫn?

Xem thống kê cho thấy họ vào rất nhiều. Câu chuyện thị trường chứng khoán Việt Nam, nền kinh tế chúng ta vẫn được đánh giá tăng trưởng tốt, thuộc top tốt nhất thế giới nhưng cổ phiếu thuộc top rẻ nhất thế giới.

Nhà đầu tư nước ngoài nhìn thấy một cơ hội mua cổ phiếu với giá chiết khấu cao, theo đó họ thúc đẩy giải ngân, đặc biệt là nhà đầu tư Đài Loan.

Ông có nhận định gì về triển vọng thị trường trong tháng cuối năm?

Với việc kinh tế vĩ mô cũng như cung tiền trên thị trường đang có dấu hiệu khởi sắc, tôi cho rằng nếu không có diễn biến gì quá bất ngờ thì khả năng cuối năm VN-Index sẽ dao động trong khoảng 1.000-1.200 điểm.

Cảm ơn ông chia sẻ!

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Các cổ phiếu Ngân hàng đã phá kỷ lục giá giờ ra sao?

Các cổ phiếu Ngân hàng đã phá kỷ lục giá giờ ra sao?

Nhóm Ngân hàng đã có 7 mã phá kỷ lục giá và 1 mã "suýt" lập kỷ lục trong 4 tháng đầu năm 2024. Sau nhịp giảm khá sâu vừa qua, việc xem xét tình trạng của các cổ phiếu này cũng như cả nhóm ngành sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn khách quan hơn về khả năng tạo đáy của thị trường sau kỳ nghỉ lễ.

Lãi CTCK cao nhất 8 quý trở lại, nhóm đầu ngành hướng đến mốc cho vay margin 20.000 tỷ đồng

Lãi CTCK cao nhất 8 quý trở lại, nhóm đầu ngành hướng đến mốc cho vay margin 20.000 tỷ đồng

Nhờ thị trường tích cực trong quý I/2024, lợi nhuận của các CTCK đã đạt mức cao nhất trong vòng 8 quý trở lại cùng với mức dư nợ cho vay margin và phải thu lớn nhất lịch sử. Tuy nhiên, tham vọng của các CTCK vẫn còn rất lớn với nhiều CTCK đầu ngành hướng đến mốc cho vay 20.000 tỷ đồng giai đoạn cuối năm 2024.

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank - mã chứng khoán: HDB) công bố báo cáo tài chính quý I/2024, với lợi nhuận trước thuế đạt 4.028 tỷ đồng, tăng 46,8% so với cùng kỳ. Tỷ lệ ROE đạt tới 26,7% cao trong nhóm dẫn đầu toàn ngành. Ngân hàng trả cổ tức năm 2023 lên tới 30% gồm tiền và cổ phiếu.

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC).

Tổng Giám đốc HSC: Thị phần môi giới cá nhân có thể tăng gấp đôi, trái phiếu doanh nghiệp là mảng kinh doanh mới

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC) đánh giá triển vọng mảng môi giới cá nhân đã khởi sắc trở lại bất chấp sức ép cạnh tranh lớn từ các đối thủ. Ngoài ra, tiết lộ sự chuẩn bị tham gia của công ty vào tự doanh trái phiếu doanh nghiệp.

Chat với BizLIVE