Chứng khoán 3/3: HPG kịch trần hiếm có với thanh khoản cao nhất lịch sử

Với quy mô quá lớn, một phiên tăng kịch trần thường khó đạt ở HPG, ngay cả khi dòng thép nổi sóng. Nhưng phiên nay đã khác, cùng với kỷ lục thanh khoản.
VN-Index phiên 3/3
VN-Index phiên 3/3

Lấy lại những gì đã mất hôm qua

Kết phiên hôm nay, thị trường đã lấy lại những gì đã mất hôm qua về điểm số. Nhóm Ngân hàng là "tội đồ" phiên trước thì nay cũng đã bù đắp lại phần nào, dù lực hồi còn yếu hơn so với thị trường chung.

Ngân hàng nay chỉ phụ họa. Nhân vật chính của sàn diễn hôm nay thuộc về HPG.

Còn về tổng thể, HOSE có tới 34 mã tăng trần sau khi phiên giao dịch được khép lại. Trong đó, HPG vẫn là cổ phiếu nổi bật nhất với giao dịch lên tới 3.724 tỷ đồng. Điều quan trọng là HPG đã lấy lại được xu hướng tăng dài hạn sau gần 3 tháng đánh mất.

HPG không còn là cổ phiếu "chống lưng" cho các mã cùng ngành như HSG (+6,2%), NKG (+6,2%), SMC (+44%), VIS (+5,5%), TLH (+5,4%). Trong khoảng thời gian từ 13h40, tiền lớn vẫn dồn dập đổ vào HPG dù trước đó đã khớp tới hơn 2.500 tỷ đồng.

Và kết quả là HPG đã chốt phiên ở mức giá kịch trần 50.100 đồng/cổ phiếu. Thanh khoản của cổ phiếu đạt mức cao nhất lịch sử, đạt 76,23 triệu đơn vị.

Mức giao dịch bùng nổ của HPG còn đi kèm với cổ phiếu đã vượt qua đường MA200 để lấy lại xu hướng tăng dài hạn. Trước đó, HPG đã gây bất an với nhà đầu tư còn nắm giữ cổ phiếu do để thủng xu hướng này vào giữa tháng 12/2021.

Với các diễn biến này, HPG xứng đáng là cổ phiếu được quan tâm nhất trên thị trường dù có tới 33 mã khác cũng tăng trần.

Các cổ phiếu như DGC (+6,99%), PVT (+6,92%), GMD (+6,88%), HAH (+6,88%), SBT (+6,96%), VOS (+6,9%) cũng đều là những mã xuất sắc tại các nhóm ngành Hóa Chất, Dầu khí, Cảng biển hay Mía đường tuy nhiên điểm chung đều là không có mã nào đạt quy mô trên 1.000 tỷ đồng. Cổ phiếu DGC cũng đã rất nỗ lực nhưng cũng chỉ đạt gần 950 tỷ đồng.

Kết lại, HOSE đã có tới 337 mã tăng so với 115 mã giảm và 54 mã đứng giá tham chiếu. Cả điểm số lẫn giao dịch đều có dấu ấn của HPG. VN-Index tăng 19,48 điểm lên 1.505 điểm (+1,31%). Giá trị giao dịch đạt 30.162 tỷ đồng.

Còn HNX-Index và UPCoM-Index cũng đóng cửa ở mức cao nhất phiên, lần lượt tăng 1,6% lên 449,31 điểm và tăng 1,24% lên 113,19 điểm. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt khoảng 6.000 tỷ đồng.

*****

Đến lượt nhóm Cảng biển

Giá trị giao dịch của HPG đã lên tới 2.000 tỷ đồng củng cố thêm sự tự tin cho nhà đầu tư giao dịch tại cả nhóm Thép nói chung. Tuy nhiên, cổ phiếu Thép vẫn chưa thể nhẹ nhàng như nhóm Cảng biển với GMD (+6,88%), HAH (+6,88%), VSC (+6,9%), VIP (+6,9%) đều tăng trần.

Các mã này cũng đều giao dịch bùng nổ nhưng quy mô dòng tiền không cần phải quá lớn như Thép. GMD chỉ cần trên 300 tỷ đồng là đã lấp đầy biên độ giao dịch trong khi HAH chỉ cần trên 200 tỷ đồng.

Với các diễn biến khả quan của Thép và Cảng biển, thị trường đã trở nên yên tâm hơn trong giao dịch nên các mã như TCM (+3,8%), DCM (+2,31%), DPM (+1,34%), ASM (+4,1%) cũng đang nhen nhóm tạo hiệu ứng tích cực.

Tới cuối phiên sáng, sắc xanh đã cải thiện lên 253 mã tăng so với 181 mã giảm và 64 mã đứng giá tham chiếu. VN-Index tăng 5,94 điểm lên 1.491,46 điểm. Tổng giá trị giao dịch ở mức khá, đạt 16.534 tỷ đồng.

Còn HNX-Index cũng nhận được thêm lực kéo bổ sung từ TNG (+7,92%). Chỉ số tăng 0,91% lên 446,29 điểm. Giá trị giao dịch đạt 2.168 tỷ đồng.

*****

Nhiều nhóm ngành lựa chọn

VN-Index cần phải tìm được những động lực gánh vác chỉ số trong lúc Ngân hàng xuất hiện nhịp giảm mạnh. Diễn biến phải diễn ra một cách sớm nhất thay vì một chần chừ bởi xu hướng chỉ số hoàn toàn có thể xấu đi.

Các cổ phiếu có thể có được tiềm lực này lại khá giới hạn về nhóm ngành như Dầu khí, Thép, Bất động sản. Nhóm Dầu khí hiện đã tăng khá mạnh trong khi Bất động sản lại là sự phân hóa kém đồng đều trong sự hồi phục.

Nhóm Thép là sự lựa chọn khả thi bởi nền giá thấp và đang được hỗ trợ mạnh từ việc xuất khẩu thép sang thị trường châu Âu. Thậm chí, HPG (+3,4%) còn đã bùng nổ giao dịch từ sáng nay với giá trị đạt hơn 1.500 tỷ đồng trong khi HSG (+4,7%), NKG (+4,8%) đều đã giao dịch trên 400 tỷ đồng.

Theo công bố từ HPG, lũy kế 2 tháng đầu năm, sản lượng tiêu thụ thép xây dựng Hòa Phát đạt 828.000 tấn, tăng 2,2 lần so với cùng kỳ 2021. Trong đó lượng thép xây dựng xuất khẩu đã giao hàng đạt 174.000 tấn, gấp 2,6 lần cùng kỳ với các thị trường chính gồm Singapore, Hồng Kông, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Campuchia…

Đóng góp của HPG còn vượt trên cả VIC (+1,5%) trong phiên hồi phục thứ 3 liên tiếp. Với Ngân hàng, đóng góp của nhóm này hiện là không nhiều khi các mã VPB (+0,8%), STB (+0,5%), CTG (+0,8%), MBB (+0,3%) tăng không đáng kể.

Sự kỳ vọng phù hợp với Ngân hàng vào lúc này là cần ổn định lại thay vì có thêm những động thái gây tiêu cực cho thị trường.

Còn với nhóm ngành đã tăng khá nóng như Dầu khí, việc chững lại cũng khá hợp lý. Các động thái của phe bán sẽ đưa ra những tín hiệu để nhà đầu tư đánh giá về khả năng đi tiếp. Hiện GAS (+0,5%) chỉ tăng nhẹ trong khi PVT (+2,1%), PVD (-0,1%) đang phân hóa.

Một số lựa chọn ở các ngành Mía đường, Cảng biển như SBT (+6,96%), GMD (+6,88%), VOS (+6,96%) cũng đang cung cấp lợi nhuận khá tốt cho nhà đầu tư sáng nay. Nhờ đó, VN-Index đang không ghi nhận các chuyển động xấu phát sinh thêm. Chỉ số hầu như còn chưa xuất hiện giá đỏ, tính đến 10h30 đã tăng 1.492 điểm. Sắc xanh nhỉnh hơn với khoảng trên 230 mã tăng so với 200 mã giảm.

Còn HNX-Index, IDC (+3,71%) đang là cổ phiếu tiếp sức thay cho PVS (+0,27%), Chỉ số này tăng lên 444 điểm.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

VN-Index đã lấy lại mốc 1.200 điểm sau 4 phiên

VN-Index đã lấy lại mốc 1.200 điểm sau 4 phiên

Chuỗi 4 phiên giao dịch dưới mốc 1.200 điểm đã tạm thời được cắt đứt. VN-Index đã xuất hiện một phiên tăng hơn 2% giúp cho nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu, cũng như nhóm đã bắt đáy có được sự nhẹ nhõm trong tâm lý giao dịch.

Cùng PVcomBank trải nghiệm hệ sinh thái số đa tiện ích PVConnect.

Trải nghiệm hệ sinh thái số đa tiện ích PVConnect

Với sự cải tiến vượt bậc về công nghệ, ứng dụng ngân hàng số phiên bản mới - PVConnect của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) không chỉ mang đến những trải nghiệm khác biệt, hiện đại, mà còn tập trung tối ưu tương tác với người dùng, đảm bảo mọi nhu cầu giao dịch của khách hàng đều trở nên nhanh chóng, thuận tiện và dễ dàng.

Chat với BizLIVE