Chi phí năng lượng leo thang tác động mạnh đến kinh tế Mỹ

Chi phí năng lượng tăng cao đang tác động đến “mọi ngóc ngách” của nền kinh tế Mỹ trên những phương diện khác nhau.

Một số người tiêu dùng đang chấp nhận chi phí cao hơn, trong khi những người khác đang thay đổi hành vi hoặc cắt giảm chi tiêu tiêu dùng.

Mới đây, Hiệp hội ô tô Mỹ (AAA) thông báo giá xăng trung bình của Mỹ đã lần đầu tiên tăng lên trên mức 5 USD/gallon (1 gallon = 3,78 lít), khiến lạm phát gia tăng. Theo AAA, giá xăng trung bình tại Mỹ đã tăng lên 5,004 USD/gallon vào ngày 11/6 so với mức 4,986 USD/gallon trong phiên trước đó.

Bất chấp việc giá xăng tăng, nhu cầu đi lại tại Mỹ vẫn tương đối mạnh, chỉ thấp hơn vài điểm phần trăm so với mức trước đại dịch. Tuy nhiên, các nhà kinh tế dự đoán nhu cầu có thể bắt đầu giảm nếu giá xăng vẫn trên mức 5 USD/gallon trong một khoảng thời gian dài.

Chi phí nhiên liệu cao đang ảnh hưởng đến những người dân Mỹ cần phương tiện của họ để kiếm sống. Tài xế xe tải Lamar Buckwalter nhận thấy những dấu hiệu xung quanh về việc người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu như nhu cầu về thức ăn cho vật nuôi đông lạnh.

Nhiều người đang thay đổi chế độ ăn uống của mình, ít đặt hàng các loại thịt cao cấp hơn như thịt bê và bánh đa cua. Ông Buckwalter, một tài xế sống ở Pennsylvania (Mỹ), cho biết: “Mọi người đang bắt đầu cắt bỏ những thứ bổ sung. Họ không mua bít-tết thăn lưng”.

Ngoài ra, ông Buckwalter vừa phải chi trả 5,79 USD cho 1 gallon dầu diesel, gấp hai lần mức giá của một năm trước, điều này càng làm ngành dịch vụ vận tải thêm khó khăn do tỷ lệ việc làm thấp càng trở nên tồi tệ hơn.

Chi phí nhiên liệu tăng cao có thể giảm nhẹ cho tài xế Buckwalter nhờ chính sách giảm giá nhiên liệu cho hội viên hiệp hội xe tải nhỏ quốc gia mà ông tham gia. Cũng như ông có thể chuyển một phần nhỏ chi phí nhiên liệu tăng cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc giá nhiên liệu tăng cao kỷ lục khiến người dân thay đổi hành xử, như ông Buckwalter đã từ chối những chuyến đi không được trả đủ tiền.

Không chỉ ảnh hưởng tới giới tài xế lái xe tải, giá nhiên liệu tăng cao còn ảnh hưởng lớn đến giới lái xe taxi ở Mỹ. Ông Rutz Alliance, một lái xe taxi ở New York, cho biết: Tôi từng bỏ ra 25 USD tiền xăng mỗi ngày. Bây giờ chi phí nhiên liệu đã lên đến 45 USD/ngày". Tính ra khoản tiền phải chi trả cho nhiên liệu lên tới 600-650 USD/tuần, ít hơn 1/3 so với số tiền chi trả trước đại dịch. Ông Alliance cảm thấy cuộc sống ngày càng áp lực nhưng đành bất lực chấp nhận chi phí nhiên liệu tăng cao.

Quảng cáo

Cho rằng việc giá nhiên liệu tăng cao là “trường hợp khẩn cấp”, Liên minh người làm việc ngành taxi New York trong tháng Ba kêu gọi áp dụng khoản phụ phí nhiên liệu tạm thời 75 xu Mỹ. Tuy nhiên, các quan chức thành phố không có hành động nào về việc này.

Theo tổ chức nghiên cứu thị trường Argus (Mỹ), các hãng hàng không cũng là một trong những ngành bị ảnh hưởng trực tiếp nhất bởi giá năng lượng tăng vọt, khi mà giá nhiên liệu cho máy bay tăng gần 50% kể từ giữa tháng Ba. Điều này sẽ tạo ra lực cản lớn đối với ngành công nghiệp hàng không, vì nhiên liệu và lao động là hai nguồn chi phí chính của ngành này.

Tuy nhiên, một sự thay đổi may mắn cho ngành hàng không sau thời gian bùng phát COVID-19, các hãng hàng không đang hưởng lợi từ “nhu cầu bị dồn nén” của người tiêu dùng muốn đi du lịch sau hơn hai năm . Giá vé máy bay đang tăng 38% so với mức của năm trước và các nhà điều hành cho hay họ không gặp khó khăn gì khi vượt qua tác động từ chi phí nhiên liệu tăng cao hơn.

Giá nhiên liệu tăng cao cũng đang khiến người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đến xe điện (EV). Theo công ty Cox Automotive của Mỹ, kể từ tháng Một, lượt truy cập trang mạng (website) về các lựa chọn xe điện đã tăng 73%. Tuy nhiên, công ty cho hay lượng truy cập các trang mạng xe EV vẫn chỉ chiếm 5,7% tổng số lượt truy cập, một con số tương đối thấp.

Hơn thế nữa, tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn và các nguồn cung cấp phụ tùng quan trọng khác, làm các đại lý ô tô có lượng hàng tồn kho hạn chế và khiến doanh số bán xe giảm sút.

Chỉ tính riêng trong tháng Năm, Toyota và Lexus bán được 46.000 chiếc xe lai hybrid, giảm 17% so với cùng kỳ năm trước, giữa bối cảnh nguồn cung khan hiếm. Còn tại Tesla, hãng sản xuất ô tô điện bán chạy nhất tại Mỹ, thời gian chờ đợi ít nhất là ba tháng để giao một chiếc ô tô điện Model 3 và sáu tháng cho một chiếc Model Y.

Trong khi người dân châu Âu từ lâu đã quen với việc trả nhiều tiền cho xăng dầu, thì thuế nhiên liệu của Mỹ thấp hơn - khiến nhiều người Mỹ “yêu xe” thấy sốc vì giá cả tăng vọt.

Theo dữ liệu của chính phủ, giá năng lượng của Mỹ trong tháng Năm cao hơn gần 35% so với cùng kỳ năm 2021.

Điều này đã góp phần vào mức tăng chung của giá tiêu dùng tại Mỹ, trong tháng Năm đã tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước đó - một kỷ lục trong 40 năm.

Người Mỹ vốn có niềm yêu thích lâu năm đối với các loại xe lớn vốn tiêu tốn nhiều xăng. Giới quan sát dự báo rằng giá năng lượng sẽ còn tăng nữa khi kỳ nghỉ Hè đến gần. Điều đó sẽ gây thêm áp lực lên người tiêu dùng vốn đang gặp nhiều khó khăn với giá thực phẩm tăng cao hơn (tăng 10,1% trong tháng Năm), nhà ở, ô tô và chăm sóc sức khỏe.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

WB dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2025

Ngày 16/1, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ duy trì ổn định trong năm 2025 và 2026, nhưng ở mức thấp kỷ lục trong những năm gần đây, đặc biệt là các nước đang phát triển.

Thông tin từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đè nặng lên chứng khoán châu Á Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Các nền kinh tế châu Á sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu

Ấn Độ được dự báo sẽ thay thế Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2025 với GDP vượt mốc 5.000 tỷ USD và sẽ vượt Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2029.

Đồng NDT và các đồng tiền châu Á khác đối mặt nhiều áp lực trong năm 2025 Những yếu tố sẽ chi phối chứng khoán châu Á trong năm 2025

Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Số vụ phá sản doanh nghiệp tại Đức và Pháp đều tăng kỷ lục, dự trữ khí đốt của châu Âu giảm với tốc độ nhanh nhất trong vòng 5 năm qua... là một số sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Điểm lại sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua Sự kiện “Thiên Nga đen” có thể là rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán năm 2025

Sự sụp đổ của các cửa hàng miễn thuế Hàn Quốc: Nguyên nhân và ảnh hưởng

Cửa hàng miễn thuế Shinsegae Duty Free tại Busan đóng cửa, đánh dấu sự bắt đầu của cuộc suy giảm trong ngành công nghiệp này. Nguyên nhân do dịch COVID-19, tỷ giá hối đoái cao và thay đổi nhu cầu mua sắm của khách du lịch

Chứng khoán Hàn Quốc giảm mạnh do bất ổn chính trị Đồng won Hàn Quốc chạm “đáy” 15 năm

Fed vẫn thận trọng trước rủi ro lạm phát

Ngày 9/1, Thống đốc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Michelle Bowman cho biết, bà vẫn thấy những rủi ro lạm phát kéo dài và các nhà hoạch định chính sách cần thận trọng khi tiếp tục cắt giảm lãi suất.

Lạm phát tiếp tục vượt mục tiêu của Ngân hàng trung ương Nhật Bản Số liệu lạm phát giúp chứng khoán Mỹ thu hẹp đà giảm trong tuần

Goldman Sachs: Mỹ có thể sẽ chỉ áp thuế 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

Nhà kinh tế trưởng Jan Hatzius của Goldman Sachs cho rằng Tổng thống Donald Trump có thể sẽ tìm cách áp mức thuế trung bình 20% đối với hầu hết các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Goldman Sachs: Đề xuất thuế của ông Donald Trump có thể làm đồng euro giảm 10% Goldman Sachs dự đoán giá vàng đạt đỉnh 3.000 USD/ounce trong năm 2025

Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu tạm thời của Trung Quốc, thấp hơn mức thuế suất tối huệ quốc, sẽ được áp dụng cho 935 mặt hàng, trong khuôn khổ kế hoạch điều chỉnh thuế quan hằng năm.

Lần đầu tiên trong lịch sử, doanh số bán xe điện sắp vượt xe xăng, Trung Quốc trở thành thị trường nóng nhất Trung Quốc gia hạn thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với Nigeria