Giá vàng châu Á thấp nhất hai tuần

Vào đầu giờ chiều ngày 1/5, giá vàng giao ngay giảm 1,6%, tương đương 52,57 xu Mỹ, rơi xuống ngưỡng 3.235,15 USD/ounce và giá vàng kỳ hạn Mỹ mất 2,27%, tương đương 75 xu Mỹ, còn 3.230 USD/ounce.

090120-gia-vang-cham-nguong-3-300-usd-ounce.jpg
Vàng miếng tại sàn giao dịch vàng ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap/TTXVN

Giá vàng châu Á, trong phiên giao dịch chiều ngày 1/5, đã giảm về mức thấp nhất của hai tuần. Nguyên nhân là do đồng USD mạnh lên và căng thẳng thương mại dịu bớt, khiến vàng mất đi sức hấp dẫn của một loại tài sản trú ẩn an toàn. Trong khi đó, các nhà đầu tư đang chờ đợi thêm thông tin báo cáo việc làm hàng tháng tại Mỹ (không bao gồm khu vực nông nghiệp) để có được cái nhìn rõ ràng hơn về hướng đi chính sách của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).

Vào đầu giờ chiều ngày 1/5, giá vàng giao ngay giảm 1,6%, tương đương 52,57 xu Mỹ, rơi xuống ngưỡng 3.235,15 USD/ounce và giá vàng kỳ hạn Mỹ mất 2,27%, tương đương 75 xu Mỹ, còn 3.230 USD/ounce. Trong phiên này, đồng USD tăng 0,4% so với các loại tiền tệ chủ chốt khác trên thị trường ngoại hối, khiến vàng trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua nước ngoài.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiết lộ rằng nhiều khả năng các thoả thuận thương mại mới với Ấn Độ, Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ được ký kết, giúp giảm bớt căng thẳng thuế quan giữa Mỹ và các đối tác quan trọng này.

Quảng cáo

Ông Ilya Spivak, trưởng bộ phận phân tích vĩ mô toàn cầu tại công ty truyền thông Tastylive, nhận định giá vàng giảm khi lo ngại về chiến tranh thương mại hạ nhiệt. Tuy nhiên, ông lưu ý niềm tin thị trường vẫn chưa ổn định và các nhà đầu tư sẽ phản ứng ngay lập tức trước những thông tin mới.

Trong tháng Tư, giá vàng đã liên tục lập kỷ lục do bất ổn toàn cầu tăng cao. Ông Spivak nói, chính sách ôn hòa của Fed có thể hỗ trợ giá vàng, nhưng thị trường cần điều chỉnh sau khi liên tục biến động mạnh vào tháng trước.

Quý I/2025, nền kinh tế Mỹ đã ghi nhận sự suy giảm nhẹ, lần đầu tiên trong vòng 3 năm. Lý do chủ yếu là bởi các doanh nghiệp đã đẩy mạnh nhập khẩu, nhằm đón đầu mức thuế quan cao mới mà Tổng thống Trump dự kiến áp dụng. Một số nhà phân tích cho rằng triển vọng tăng trưởng yếu, thậm chí là không tăng trưởng, sẽ thúc đẩy Fed cắt giảm lãi suất trở lại.

Hiện thị trường đang chờ báo cáo việc làm hàng tháng (không bao gồm khu vực nông nghiệp) sẽ được công bố vào ngày 2/5 (theo giờ địa phương) để có được cái nhìn rõ ràng hơn về hướng đi chính sách tiền tệ của Fed trong thời gian tới.

Trên các thị trường kim loại quý khác, giá bạc giao ngay giảm 1,5%, xuống còn 32,1 USD/ounce. Giá bạch kim cũng giảm 1%, chạm mức 957,33 USD/ounce và giá palladium mất 0,2%, còn 939,74 USD/ounce.

Tại Việt Nam, thị trường đóng cửa nghỉ lễ.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Vàng - Tiền

Giá vàng hôm nay 15/6/2025: Xung đột Israel

Giá vàng hôm nay 15/6/2025 ghi nhận xung đột bùng phát bất ngờ ở Trung Đông đã đẩy giá vàng thế giới vượt qua mốc 3.400 USD/ounce một cách dễ dàng, kéo theo giá vàng trong nước tăng mạnh.

Giá vàng tăng mạnh do căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông Sáng 14/6: Giá vàng thế giới lập đỉnh mới, giá vàng nhẫn và vàng SJC trong nước tiếp đà tăng

Sáng 14/6: Giá vàng thế giới lập đỉnh mới, giá vàng nhẫn và vàng SJC trong nước tiếp đà tăng

Sáng nay, một số doanh nghiệp kinh doanh vàng tiếp tục điều chỉnh tăng giá vàng nhẫn và vàng SJC trong bối cảnh giá vàng thế giới vừa thiết lập đỉnh cao lịch sử mới.

Sáng 13/6: Giá vàng thế giới áp sát đỉnh lịch sử, vàng trong nước tăng vọt Nguy cơ địa chính trị đẩy giá vàng thế giới chạm đỉnh một tuần

Thị trường vàng nóng lên do lo ngại căng thẳng Trung Đông lan rộng

Giá vàng miếng SJC sáng 13/6 đồng loạt tăng mạnh lên 120,2 triệu đồng/lượng, nhẫn vàng cũng vượt 119 triệu đồng/lượng theo đà tăng của giá vàng thế giới.

Bất chấp tiến triển ngoại giao, giá vàng tăng vọt giữa bối cảnh bất ổn kinh tế Nguy cơ địa chính trị đẩy giá vàng thế giới chạm đỉnh một tuần

Sáng 13/6: Giá vàng thế giới áp sát đỉnh lịch sử, vàng trong nước tăng vọt

Giá vàng thế giới tăng mạnh, chỉ cách mốc đỉnh lịch sử từng thiết lập 44 USD. Trong khi đó, giá vàng nhẫn, vàng SJC trong nước cũng tăng vọt với mức tăng cao nhất tới 1,5 triệu đồng/lượng.

Giá vàng châu Á tăng nhẹ trước khi Mỹ công bố số liệu kinh tế Giá vàng thế giới bật tăng sau khi lạm phát Mỹ thấp hơn dự kiến

Nguy cơ địa chính trị đẩy giá vàng thế giới chạm đỉnh một tuần

Giá vàng phiên 12/6 đã leo lên mức cao nhất trong một tuần trước tình hình căng thẳng âm ỉ ở Trung Đông và dữ liệu kinh tế Mỹ hạ nhiệt làm dấy lên những kỳ vọng mới về việc Fed sẽ cắt giảm lãi suất.

Giá vàng châu Á tăng nhẹ trước khi Mỹ công bố số liệu kinh tế Giá vàng thế giới bật tăng sau khi lạm phát Mỹ thấp hơn dự kiến

Căng thẳng Trung Đông và đồng USD suy yếu hỗ trợ thị trường vàng

Giới đầu tư cũng đang chờ đợi dữ liệu chỉ số giá sản xuất (PPI) của Mỹ, dự kiến công bố vào lúc 19 giờ 30 phút theo giờ Việt Nam để có thêm manh mối về lộ trình cắt giảm lãi suất của Fed.

Bất ổn kinh tế và căng thẳng địa chính trị có thể đẩy giá vàng lên 3.600 USD/ounce Giá vàng châu Á tăng nhẹ trước khi Mỹ công bố số liệu kinh tế

Giá vàng thế giới bật tăng sau khi lạm phát Mỹ thấp hơn dự kiến

Giá vàng thế giới tăng trong phiên 11/6 sau khi lạm phát Mỹ thấp hơn dự kiến, củng cố kỳ vọng của các nhà đầu tư rằng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất từ tháng 9/2025.

Giá vàng giảm nhẹ khi thị trường theo dõi sát đàm phán Mỹ-Trung Bất ổn kinh tế và căng thẳng địa chính trị có thể đẩy giá vàng lên 3.600 USD/ounce

Bất ổn kinh tế và căng thẳng địa chính trị có thể đẩy giá vàng lên 3.600 USD/ounce

Theo báo cáo triển vọng giữa năm 2025 của Wells Fargo, kim loại quý sẽ hưởng lợi từ các xung đột địa chính trị đang diễn ra và tình trạng bất ổn kinh tế kéo dài, với giá vàng được dự báo sẽ đạt mức cao kỷ lục mới vào năm 2026.

Chờ tin về đàm phán thương mại Mỹ - Trung, giá vàng thế giới tăng nhẹ Giá vàng SJC tăng trở lại Giá vàng giảm nhẹ khi thị trường theo dõi sát đàm phán Mỹ-Trung