Chân dung người thay ông Lê Viết Hải ngồi ghế Chủ tịch HĐQT Xây dựng Hòa Bình

Ông Lê Viết Hải sẽ rời ghế Chủ tịch HĐQT Xây dựng Hoà Bình từ đầu năm 2023. Người thay thế ông Hải là ông Nguyễn Công Phú, thành viên HĐQT độc lập.

Ngày 14/12, Hội đồng quản trị (HĐQT) CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (mã HBC) thông qua nghị quyết về việc chấp thuận đơn từ nhiệm khỏi vị trí Chủ tịch HĐQT của ông Lê Viết Hải kể từ ngày 1/1/2023.

"Việc từ nhiệm này nhằm đảm bảo tính pháp lý trong việc đề cử ông Lê Viết Hiếu đảm nhận chức vụ Tổng giám đốc (theo quy định của Luật Doanh nghiệp số 59/2022/QH14) vào kỳ đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2023 sắp tới", thông cáo báo chí của Xây dựng Hòa Bình cho biết.

HĐQT Xây dựng Hòa Bình cũng thông qua việc thành lập Hội đồng sáng lập Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình và ông Lê Viết Hải giữ vai trò Chủ tịch Hội đồng sáng lập.

Đồng thời, HĐQT Xây dựng Hòa Bình thông qua việc bổ nhiệm Tiến sĩ Nguyễn Công Phú, Thành viên HĐQT độc lập giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình kể từ ngày 1/1/2023.

chan-dung-nguoi-thay-ong-le-viet-hai-ngoi-ghe-chu-tich-hdqt-xay-dung-hoa-binh-20221214173906.jpg?rt=20221214173908 Ông Lê Viết Hải và ông Nguyễn Công Phú (thứ 3 và 4 từ trái sang) - Ảnh: Xây dựng Hòa Bình

Theo giới thiệu, ông Nguyễn Công Phú sinh năm 1951, tốt nghiệp Kỹ sư Tạo tác - Thủy lợi, khoá đầu tiên tại Đại học Khoa học - Huế.

Quảng cáo

Năm 1993, ông trúng tuyển học bổng của Chính phủ Pháp để tiếp tục lấy bằng tiến sĩ về cơ học đất và công trình ngầm - Đại học Khoa học Paris – Trường Cầu đường Paris và trong suốt quá trình công tác đến năm 2021 đảm nhiệm các chức vụ quản lý cấp cao trong Tập đoàn Apave tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Trong 30 năm sống ở nước ngoài, ông Phú đã tham gia thiết kế và quản lý nhiều công trình xây dựng tại hơn 20 nước ở các châu lục. Tại ĐHĐCĐ năm 2021 của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, ông Phú được bầu vào Thành viên HĐQT độc lập, thành viên Ủy ban Kiểm toán.

Với kinh nghiệm hơn 26 năm là người đứng đầu Tập đoàn Apave, ông Phú đã tham gia nhiều công trình lớn như nhà máy lọc dầu Dung Quất, hầm Đèo Cả, đóng góp ý kiến cùng với các Bộ ngành Xây dựng, Giao thông, Công nghiệp,... để hoàn chỉnh các thể chế quản trị, quản lý về chất lượng và an toàn các công trình tại Việt Nam.

Trước đó, hồi tháng 7, HĐQT Xây dựng Hòa Bình đã thông qua việc ông Lê Viết Hiếu (con trai ông Lê Viết Hải) thôi giữ chức vụ Tổng giám đốc tập đoàn. Nghị quyết cũng thông qua việc bổ nhiệm ông Hiếu giữ chức vụ Phó tổng giám đốc thường trực kể từ ngày 23/7/2022. Đến ngày 9/8, ông Lê Viết Hiếu đã được bổ nhiệm làm Phó chủ tịch tập đoàn, Hiện, vị trí CEO của Xây dựng Hòa Bình vẫn còn trống.

Trong thông cáo, Xây dựng Hòa Bình cho biết, Hội đồng sáng lập là cơ quan tham mưu, tư vấn và phản biện cho HĐQT và ban điều hành của tập đoàn về chiến lược kinh doanh và các quyết sách trong hoạt động quan trọng của tập đoàn.

Đồng thời, Hội đồng sáng lập có vai trò tham mưu, tư vấn, phản biện và thông qua các vấn đề quan trọng theo nguyên tắc đồng thuận nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các cổ đông, đảm bảo sự hài hòa, công bằng và lợi ích của các bên.

Chủ tịch Hội đồng sáng lập và Chủ tịch HĐQT sẽ cùng nhau thảo luận các giải pháp chung đối với các vấn đề trọng yếu của tập đoàn cũng như thảo luận để định hướng cho hoạt động của công ty ngày càng phát triển hơn theo nguyên tắc đồng thuận.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Hà Nội sắp có hàng nghìn căn nhà ở xã hội mới mở bán, người mua nhà cần chuẩn bị gì?

Với hàng nghìn căn hộ từ các dự án nhà ở xã hội tại Hà Nội sắp được mở bán giữa lúc giá chung cư neo cao, cuộc đua để giành suất mua nhà ở xã hội dự kiến sẽ "nóng" lên trong thời gian tới.

Nóng câu chuyện giá nhà ở xã hội tại Hà Nội Hà Nội giao 24.000 m2 đất cho Handico và Viglacera xây nhà ở xã hội

Hà Nội thúc tiến độ phê duyệt, khởi công các dự án nhà ở xã hội

Lãnh đạo Hà Nội yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương phê duyệt, khởi công xây dựng các dự án nhà ở xã hội, đôn đốc các chủ đầu tư hoàn thành các dự án nhà ở xã hội; hoàn thành chỉ tiêu về nhà ở xã hội được giao trong năm 2025.

TPHCM: Sắp mở rộng tuyến đường Kinh Dương Vương lên 60m rộng 10-12 làn xe, nối Tp.HCM với Long An Xây dựng lại Khu tập thể Kim Liên: Tăng tầng cao, giữ nguyên dân số

Hà Nội giao 2,6 ha đất cho huyện Thạch Thất bán đấu giá

Trong tổng diện tích 26.214m2 đất, có 10.528 m2 đất ở, gồm: 8.512,5m2 đất ở liền kề tại ô đất có ký hiệu LK-12, LK-13, LK-14, LK-15 và 2.016m2 đất xây dựng nhà ở xã hội tại ô đất NOXH.

TPHCM: Sắp mở rộng tuyến đường Kinh Dương Vương lên 60m rộng 10-12 làn xe, nối Tp.HCM với Long An Xây dựng lại Khu tập thể Kim Liên: Tăng tầng cao, giữ nguyên dân số

Lĩnh vực bất động sản được ngân hàng bơm thêm gần 600.000 tỷ đồng

Theo dữ liệu của Ngân hàng Nhà nước, dư nợ tín dụng bất động sản đã tăng thêm khoảng 590.000 tỷ đồng chỉ trong vòng hơn 1 năm, tương đương với mức tăng trưởng khoảng 20%.

Bất động sản An Gia dừng triển khai việc chào bán gần 41 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu Từng “dính” kết luận thanh tra, 4 dự án bất động sản tại Tp.HCM được gỡ vướng

Hà Nội điều chỉnh quy hoạch Khu đô thị Tây Hồ Tây

Ngày 20/02, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 835/QĐ-UBND về việc Phê duyệt đồ án Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết khu vực trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây, tỷ lệ 1/500 tại lô đất B2-CC2 (phần tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan và khu vực xây dựng công trình ngầm).

Tranh chấp tại Goldmark City: Cắt nước khu TTTM kéo dài cả tháng, Hà Nội yêu cầu công an vào cuộc Chủ tịch Hà Nội yêu cầu khởi công Khu công nghệ cao sinh học rộng 203 ha trước 2/9

Tranh chấp tại Goldmark City: Cắt nước khu TTTM kéo dài cả tháng, Hà Nội yêu cầu công an vào cuộc

Là một trong những khu chung cư cao cấp với 9 tòa tháp cao 40 tầng tại quận Bắc Từ Liêm nhưng khu đô thị Goldmark City lại là điểm nóng về tranh chấp kéo dài. Hậu quả khu trung tâm thương mại ở khu R bị cắt nước kéo dài hơn 1 tháng trời.

WTO "mắc kẹt" giữa tranh chấp thương mại TP. Hà Nội yêu cầu xử lý triệt để tranh chấp tại Goldmark City

Hà Nội: Hàng chục nghìn căn hộ sắp đổ bộ ra thị trường tưởng sẽ làm hạ cơn sốt chung cư nhưng thực tế nhà giàu cũng "khóc" khi nhìn mức giá

Hàng chục nghìn căn hộ sẽ đổ bộ thị trường Hà Nội trong năm 2025 nhưng phần lớn nguồn cung tập trung ở phân khúc căn hộ cao cấp, hạng sang dẫn tới giá chung cư khó giảm trong năm 2025.

Sau 10 năm, từ 2014-2024, giá chung cư Hà Nội tăng hơn 3 lần Sau chung cư, mặt bằng giá Nhà ở xã hội cũng nóng lên

Đắk Lắk giao gần 40.000 m2 “đất vàng” cho Ecopark để xây Tổ hợp trung tâm thương mại và nhà ở

UBND tỉnh Đắk Lắk mới đây đã ban hành Quyết định số 278/QĐ-UBND về việc giao cho Công ty Cổ phần Đầu tư Ecopark Hải Dương 39.405 m2 đất tại phường Tân Thành, thành phố Buôn Ma Thuột để thực hiện dự án Tổ hợp Trung tâm thương mại - Khách sạn - Nhà ở.

Công ty thành viên của TTC Group muốn gom thêm 3 triệu cổ phiếu SCR VIS Rating: Tỷ lệ hình thành nợ xấu đã chậm lại ở các ngân hàng lớn