Bất động sản liệu rơi vào “giấc ngủ đông” dài như 10 năm trước?

Vào giai đoạn 2011-2013, nhiều doanh nghiệp bất động sản phải chiết khấu giá đến 80%. Câu chuyện này chưa lặp lại ở giai đoạn này.

Đã có những lo ngại về tình hình thị trường bất động sản (BĐS) hiện nay sẽ rơi vào “giấc ngủ đông” như chu kỳ 10 năm trước.

Trả lời báo chí mới đây về câu hỏi: Thị trường BĐS hiện tại có giống với giai đoạn 2011-2013, GS Đặng Hùng Võ cho rằng, 2 giai đoạn có những điểm tương đồng và biểu hiện khác nhau.

Năm 2012, thị trường BĐS vướng phải nợ xấu. Bây giờ có biểu hiện có thể có nợ xấu chứ chưa tác động mạnh như 10 năm trước. Con số nợ xấu chính thức năm 2012 là 100.000 tỷ đồng. Còn hiện tại, có hiện tượng các ngân hàng chào bán nợ xấu, chào bán bất động sản thế chấp nhưng chưa đến mức có những cục máu đông trong dòng tiền như trước.

Tỷ lệ lạm phát trong nước giai đoạn 2011-2013 lên đến 17-18%, nhưng hiện nay Nhà nước vẫn giữ ở mức 4%. Đó là mức độ thông thường. Tuy nhiên, hiện nay áp lực trái phiếu doanh nghiệp mạnh hơn thị trường vốn từ ngân hàng.

Theo GS Hùng, việc “chữa bệnh” cho thị trường BĐS hiện nay khác với 10 năm trước. Giải pháp trước mắt chính là câu chuyện tài chính. Đầu tiên phải kiểm soát được thị trường trái phiếu doanh nghiệp, doanh nghiệp phát hành phải có đủ tiêu chuẩn năng lực tài chính đảm bảo phát hành trái phiếu ra và không có bất kỳ rủi ro nào. Còn thị trường BĐS hiện nay vấn đề dư cung đáng sợ hơn thanh khoản. Tính thanh khoản yếu là do tâm lý nhiều người không tin vào thị trường. Bởi sau một loạt vụ đổ bể của phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp…

“Tôi cho rằng 2023 chúng ta cố gắng tháo gỡ pháp luật. Nhưng tôi không dám chắc được là 2023 chúng ta có thể giải quyết được những vướng mắc hiện nay. Vấn đề về vốn có thể giải quyết được, nhưng vấn đề pháp luật là câu chuyện rất phức tạp. Đặc biệt khi nó gắn với câu chuyện chống tham nhũng. Đó là cả một vấn đề lớn. Hiện nay chúng ta rất cần tính chuyên môn cao để có một hệ thống pháp luật phù hợp với nhu cầu chống tham nhũng. Còn nếu không chúng ta cứ quy định quyền lực Nhà nước thật chặt thì sẽ gây khó cho thị trường, mọi thứ sẽ dừng lại bởi nếu làm mà quy định không rõ sẽ dẫn tới việc không ai dám phê duyệt”, vị này nhấn mạnh.

-hvi8394-1786.jpg

Chia sẻ trước đó, Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực chỉ ra, hồi năm 2012, có những doanh nghiệp BĐS phải chiết khấu đến 80%. Trong khi giảm giá hiện nay chỉ khoảng 10-30%.

Theo vị chuyên gia này, đợt “đóng băng” của BĐS thời kì 2011-2013 bắt nguồn từ suy thoái kinh tế. Khủng hoảng tài chính toàn cầu lan ra các nước, trong đó có Việt Nam, tức là lan từ lĩnh vực tài chính, ngân hàng, sang BĐS.

Tình hình hiện nay không như vậy. Thị trường bây giờ đã và đang điều chỉnh. Lúc bấy giờ, tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2012 rất thấp, chỉ khoảng 5 - 5,5%. Năm nay chúng ta tăng trưởng 8%.

Thời điểm đó lạm phát cũng rất cao, lên tới 18% vào năm 2011. Lạm phát năm nay khoảng 3,2%. Năm tới, kể cả có nhích lên cũng chỉ khoảng trên 4%.

Quảng cáo

Chưa kể, thực lực doanh nghiệp bây giờ cũng tốt hơn rất nhiều so với trước đây. Thời điểm đó, doanh nghiệp rất rệu rạo. Bây giờ, lợi nhuận trước thuế của toàn bộ các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán 9 tháng đầu năm qua vẫn tăng ở mức 14-15%, tùy lĩnh vực. Một số ngành nghề khó khăn lợi nhuận cũng tăng bình quân 4-5%.

Hiện nay, mức chiết khấu giá BĐS dao động 30-35%, nhưng chỉ ở một số dự án, chủ đầu tư và doanh nghiệp, không phải đại trà trên thị trường. Còn giai đoạn 2011-2013, gần như các doanh nghiệp BĐS giảm giá, xả hàng đại trà. Theo ông Lực, đa số người mua hiện nay tiền vẫn có, nhưng mang tâm lý chờ đợi bắt đáy, hoặc không biết đầu tư có đúng thời điểm hay không.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam cho rằng, thị trường hiện nay vững chãi hơn so với giai đoạn 10 năm trước. Bản chất của tình hình không phải khủng hoảng bất động sản. Chẳng qua thị trường đang điều chỉnh để lành mạnh và bền vững hơn.

0-12-6644.jpg

Theo các chuyên gia, thị trường BĐS đang tịnh tiến về điểm phát triển lành mạnh, thanh lọc mạnh mẽ.

Ông Đính đánh giá giai đoạn khó khăn hiện tại của thị trường bất động sản có nhiều điểm giống với giai đoạn 2007-2013 nhưng "chưa khủng hoảng".

Ở thời kỳ khủng hoảng 2007-2013 và giai đoạn hiện nay, ông Đính cho rằng, thị trường đều phát triển nóng, dòng vốn chảy vào bất động sản mạnh, hoạt động đầu tư không kiểm soát được, xuất hiện hiện tượng đầu cơ... Kết quả là, giá cả leo thang, tạo các cơn sốt, bong bóng giá. Bên cạnh đó, cơ cấu sản phẩm trên thị trường không hợp lý, khó tiêu thụ. Cơ quan quản lý phải sử dụng chính sách thắt chặt tiền tệ để điều chỉnh và ổn định nền kinh tế. Các doanh nghiệp khó huy động vốn.

Tuy nhiên, điểm khác là ở giai đoạn trước, kinh tế có dấu hiệu suy thoái, sức khoẻ nguồn lực quốc gia yếu (quy mô nền kinh tế, vốn đầu tư, dự trữ ngoại hối thấp), thị trường bị khủng hoảng là bởi nguồn cung thừa trong khi cầu thấp bất chấp giá cả lúc này được đánh giá là phù hợp. Còn hiện nay, kinh tế Việt Nam ổn định, nguồn lực quốc gia tốt.

Thị trường bất động sản hiện không có dấu hiệu khủng hoảng bởi lực cầu rất mạnh và lượng cung yếu tạm thờilà bởi cung ít, nhưng chưa phù hợp nhu cầu hiện tại. Nguồn cung trong tương lai là rất nhiều, nhưng đang phải đợi được chính sách điều chỉnh mới có thể cung cấp vào thị trường", ông cho biết thêm.

Ông Đính chỉ ra những bất ổn của thị trường BĐS mấy năm nay. Đầu năm 2021, thị trường đón nhận hàng loạt cơn sốt đất trên diện rộng. Số nhà đầu tư tham gia vào thị trường bất động sản tăng cao chưa từng có, tỷ lệ thuận với lượng tham gia vào thị trường chứng khoán. Trái phiếu doanh nghiệp nở rộ khiến doanh nghiệp bất động sản chiếm tới 27,7% tổng khối lượng phát hành. Những hiện tượng này đã khiến giá bất động sản lên cao, không phù hợp với nhu cầu của người dân.

Bên cạnh đó, việc giá cả leo thang từ vật liệu xây dựng, thiết bị, máy móc, nhân công, giá đất, chi phí vốn... và lạm phát cũng gây áp lực lên giá thành bất động sản. Tuy nhiên, ở những tháng cuối năm nay, ông Đính nhìn nhận, thị trường bất động sản đã có dấu hiệu hạ nhiệt, nhiều dự án đã điều chỉnh về giá. Giá bất động sản có giảm nhưng vẫn cao gấp nhiều lần so với thời điểm 2018. Cắt lỗ chỉ đúng với nhà đầu tư ngắn hạn.

Theo giới phân tích, tài sản rao bán đa phần đến từ nhóm chủ nhà đất gặp áp lực về tài chính, cần dòng tiền mặt để cơ cấu lại vốn hoặc đang có khoản vay đến hạn bị nâng lãi suất. Đơn cử, những trường hợp nhà đầu tư dùng đòn bẩy tài chính đều phải giảm giá bán tài sản để xử lý nợ. Còn nhìn chung thị trường BĐS chưa đến mức suy thoái, mà đang “tịnh tiến” về điểm lành mạnh hơn.

Dĩ nhiên, những giải pháp về chính sách tín dụng, Luật đất đai, lãi suất cần được đề cập để thị trường BĐS hồi phục và phát triển lành mạnh.

Theo Markettimes Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

VARS: Thí điểm cho phép doanh nghiệp được mua đất không phải đất ở để làm dự án nhà ở là cơ chế đúng đắn

Việc này không chỉ tháo gỡ khó khăn về pháp lý cho các dự án nhà ở thương mại đang bị “kẹt” vì không có yếu tố đất ở mà còn tăng khả năng tiếp cận đất đai, khuyến khích nhà đầu tư phát triển dự án, góp phần hỗ trợ tăng nguồn cung nhà ở cho thị trường, theo VARS.

Novaland bổ nhiệm 2 Phó Tổng Giám đốc mới Thị trường bất động sản trong chu kỳ mới, chuyên gia tiết lộ thời điểm đất nền khởi sắc trở lại

DOJILAND - Từ “chàng tân binh” vươn lên dẫn đầu xu hướng nghệ thuật trong lĩnh vực bất động sản

Ngày 17/11/2024, Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản DOJILAND, thành viên của Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm thành lập và đón nhận bằng khen của Thủ tướng chính phủ vì đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng.

Thách thức lớn nhất của FED dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump là xác định lãi suất trung tính? Chuyên gia điểm tên nhóm cổ phiếu đang ở vùng "quá bán", kỳ vọng bật tăng sau khi thị trường tạo đáy

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu đề xuất biện pháp xử lý các dự án tồn đọng

Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh vừa ký Văn bản số 3766/UBND-ĐT ngày 14/11/2024 về việc triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công kéo dài; khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát.

Hàng nghìn tỷ đồng tồn kho của loạt "ông lớn" bất động sản: Doanh nghiệp nào "ôm" nhiều nhất? Giá nhà mới tại Trung Quốc giảm mạnh

Chung cư ven đô Hà Nội gần 100 triệu/m2, biệt thự lập đỉnh 1,4 tỷ đồng/m2, dòng tiền nhà đầu tư tìm đường thoát

Trong bối cảnh cả chung cư và biệt thự tại Hà Nội tăng nóng và chưa có dấu hiệu dừng lại dòng tiền của nhà đầu tư đang bị ùn ứ lâu ngày đang tìm đường thoát khỏi Hà Nội, đổ sang các thị trường mới.

Đấu giá đất tại huyện Hoài Đức “giảm nhiệt”, giá chốt lô đầu vẫn trên 100 triệu đồng/m2 Huyện vùng ven Hà Nội chốt ngày tổ chức đấu giá 24 lô đất, khởi điểm từ 3,8 triệu đồng/m2

Thị trường bất động sản trong chu kỳ mới, chuyên gia tiết lộ thời điểm đất nền khởi sắc trở lại

Các chuyên gia đều đồng tình cho rằng, từ quý II/2025, phân khúc đất nền đạt tốc độ thanh khoản tốt hơn, sôi động hơn. Thời điểm này được dự báo thị trường bất động sản bước vào giai đoạn khởi sắc.

Gần 3.900 doanh nghiệp bất động sản được thành lập mới trong 10 tháng năm 2024 Nhà đầu tư đổ tiền mua gom bất động sản vì lo sợ hàng loạt chính sách sẽ đẩy giá BĐS tăng

Hàng nghìn tỷ đồng tồn kho của loạt "ông lớn" bất động sản: Doanh nghiệp nào "ôm" nhiều nhất?

Tính đến 30/9/2024, lượng hàng tồn kho tiếp tục tăng và chủ yếu nằm ở nhóm doanh nghiệp bất động sản lớn. Thậm chí, một số doanh nghiệp có hàng tồn kho chiếm trên 50% tổng tài sản như Novaland, Nam Long, Khang Điền...

Giao dịch đất nền bất ngờ giảm trong quý 3, tồn kho gần 9.000 nền Tồn kho bất động sản gần 26.000 sản phẩm, tăng mạnh sau một quý và giá nhà vẫn tiếp tục tăng

Chuyên gia dự báo bất ngờ về thị trường đất nền phía Nam năm 2025

Từ quý 2 đến quý 4/2025, đất nền và biệt thự dự án sẽ có tốc độ tăng giá mạnh, thu hút đầu tư. Nhu cầu ở thực lẫn lợi suất cho thuê tốt. Đây cũng là thời điểm thị trường bất động sản bước vào chu kì khởi sắc.

Đất nền phía Nam bất ngờ tăng giao dịch gấp 2- 3 lần, giá cao nhất chạm mốc 140 triệu đồng mỗi m2 “Vượt qua” đất nền và chung cư, Condotel được tìm kiếm nhiều nhất ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Tập đoàn DOJI đưa thương hiệu đẳng cấp quốc tế Sofitel đến Hải Phòng

Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI và Tập đoàn quản lý khách sạn hàng đầu thế giới Accor vừa ký kết Hợp đồng quản lý khách sạn Sofitel Diamond Crown Hai Phong, mang thương hiệu Sofitel cùng những trải nghiệm lưu trú sang trọng, đẳng cấp, mang đậm phong cách Ph

DOJI trúng thầu Dự án khu đô thị hơn 4.600 tỷ ở Thừa Thiên Huế Liên danh DOJI được chọn thực hiện dự án 4.600 tỷ đồng tại Huế

TP. Hồ Chí Minh yêu cầu tăng cường quản lý nhà chung cư

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có ý kiến chỉ đạo về tăng cường thực hiện công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn Thành phố, theo Cổng thông tin điện tử UBND TP. Hồ Chí Minh.

Dự án chung cư 22 -24 Hàng Bài đủ điều kiện bán nhà Chính phủ yêu cầu hoàn thiện phương án xử lý đối với ngân hàng SCB ngay trong tháng 12

Dự án chung cư 22 -24 Hàng Bài đủ điều kiện bán nhà

Ông Nguyễn Minh Tấn, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội mới đây đã có Văn bản số 8482/STNMT-ĐKTKĐĐ gửi các đơn vị liên quan về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở, công trình xây dựng của chủ đầu tư để phục vụ công tác cấp Giấy chứng nhận cho người mua tại dự án đầu tư công trình hỗn hợp thương mại, văn phòng và nhà ở tại số 22-24 Hàng Bài và số 25+27 phố Hai Bà Trưng, phường Hàng Bài và phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm.

Sáng nay chính thức trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hơn 67 tỷ USD Giá chung cư các tỉnh vùng ven TP. Hồ Chí tăng mạnh

Hà Nội phê duyệt kế hoạch sử dụng đất 2 tổ hợp nghìn tỷ ở quận Bắc Từ Liêm

Khu tổ hợp Phú Diễn (Ecity Phú Diễn) tại phường Phú Diễn và dự án Tổ hợp dịch vụ công cộng, thương mại kết hợp nhà ở cao cấp Tây Hồ Tây tại lô đất H4HH1 Khu đô thị Tây Hồ Tây vừa được duyệt bổ sung vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của UBND quận Bắc Từ Liêm.

Nhà phố Sun Group tại Hà Nam tạo sóng nhờ mức giá và chính sách bán hàng hấp dẫn Giá chung cư các tỉnh vùng ven TP. Hồ Chí tăng mạnh