Áp lực thanh khoản vơi bớt, đà tăng lãi suất huy động chững lại

Đà tăng của lãi suất huy động chững lại trong bối cảnh áp lực lạm phát và áp lực thanh khoản hệ thống đã vơi bớt sau những nỗ lực can thiệp của Ngân hàng Nhà nước.

Áp lực thanh khoản vơi bớt, đà tăng lãi suất huy động chững lại

Một mặt bằng lãi suất liên ngân hàng thấp hơn đang được thiết lập

Kể từ đầu tháng 8, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thực hiện một loạt các biện pháp mang tính nới lỏng chính sách tiền tệ trong bối cảnh áp lực tỷ giá đã vơi bớt. Chỉ trong vòng hơn một tháng qua, Nhà điều hành đã có tới hai lần điều chỉnh giảm lãi suất cho vay cầm cố giấy tờ có giá (OMO), lần lượt vào các ngày 5/8 và 16/9, lãi suất OMO theo đó đã giảm từ 4,5%/năm xuống còn 4,25%/năm và hiện còn 4%/năm.

Bên cạnh đó, NHNN cũng giảm lãi suất tín phiếu ba lần trong tháng 8 với mức giảm tổng cộng là 35 điểm cơ bản xuống mức 4,15%, và dừng phát hành tín phiếu kể từ phiên ngày 26/8.

Theo đánh giá của các chuyên gia phân tích tại công ty chứng khoán MB (MBS), tất cả những động thái trên cho thấy định hướng của NHNN trong việc hỗ trợ thanh khoản hệ thống nhằm thiết lập một mặt bằng lãi suất liên ngân hàng mới thấp hơn.

Tính đến ngày 30/8, tổng giá trị tiền ròng NHNN bơm vào hệ thống ước khoảng 350 nghìn tỷ đồng với mức lãi suất 4,25% - 4,5%, kỳ hạn 7 – 14 ngày, trong đó bao gồm 158,3 nghìn tỷ đồng tín phiếu đáo hạn. Ước tính khoảng 22 nghìn tỷ đồng tín phiếu sẽ tiếp tục đáo hạn trong tháng 9. Cùng với đó, tổng trị giá tín phiếu được phát hành trong tháng 8 đạt 98,8 nghìn tỷ đồng, lãi suất 4,15% - 4.5% và kỳ hạn 14 ngày.

Lãi suất qua đêm, từ mức 4,5% vào đầu tháng 8, đã giảm mạnh xuống mức 3,8% vào ngày 29/8 và hiện còn 3,23% khi kết thúc phiên ngày 17/9. Trong khi lãi suất các kỳ hạn từ 1 tuần tới 1 tháng dao động từ 3,43% - 4,02%.

Đà tăng của lãi suất huy động đã chững lại

Quảng cáo

Trên thị trường 1, lãi suất huy động trong tháng 8 vẫn trên đà tăng, song đã có phần chững lại khi xuất hiện một vài ngân hàng quay đầu điều chỉnh giảm lãi suất huy động từ 0,1 – 0,3 điểm phần trăm. Việc này diễn ra trong bối cảnh áp lực lạm phát và áp lực thanh khoản hệ thống đã vơi bớt sau những nỗ lực can thiệp của NHNN.

Tuy nhiên, việc nợ xấu tăng cao (nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống đến cuối tháng 6 năm nay đã tăng 5.77% so với cuối năm 2023) đã thúc đẩy các ngân hàng tiếp tục điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi nhằm thu hút vốn mới, qua đó giúp đảm bảo thanh khoản.

Mặc dù lãi suất huy động tại các ngân hàng đã xuất hiện nhiều đợt điều chỉnh tăng, song lãi suất 12 tháng trung bình của nhóm ngân hàng thương mại chỉ tăng nhẹ 6 điểm cơ bản so với đầu năm lên mức 4,9%, trong khi lãi suất của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần quốc doanh vẫn giữ nguyên ở mức 4,7%, thấp hơn 26 điểm cơ bản so với đầu năm.

Các chuyên gia MBS cho rằng sự phục hồi của tăng trưởng tín dụng trong bối cảnh sản xuất và đầu tư tăng tốc mạnh hơn trong những tháng cuối năm, sẽ phần nào gây áp lực lên thanh khoản hệ thống và có thể dẫn đến việc tăng lãi suất đầu vào.

Tính đến cuối tháng 8, tăng trưởng tín dụng đã tăng 7,15%, cao hơn so với mức 5,3% ghi nhận vào cùng kỳ năm ngoái. Ở chiều ngược lại, việc lạm phát ở mức thấp và FED hạ lãi suất được kỳ vọng sẽ tạo thêm dư địa cho việc nới lỏng chính sách tiền tệ tại Việt Nam. Dựa vào các yếu tố trên, chuyên gia MBS dự báo lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại lớn sẽ có thể nhích thêm 20 điểm cơ bản, dao động quanh mức 5,1% - 5,2% vào cuối năm 2024.

Áp lực lên tỷ giá giảm dần

Áp lực lên tỷ giá hối đoái đã giảm đáng kể trong tháng 8 nhờ sự suy yếu của đồng USD. So với đầu tháng 8, tỷ giá USD/VND liên ngân hàng hiện đã sụt giảm khoảng 2,3% xuống mức 24.630 VND/USD, đánh dấu mức tăng chỉ hơn 1% so với đầu năm.

Tỷ giá trên thị trường tự do cũng giảm mạnh xuống mức 25.000 VND/USD, trong khi tỷ giá trung tâm niêm yết tại 24.141 VND/USD. Theo dự báo của chuyên gia MBS, áp lực tỷ giá sẽ hạ nhiệt và dao động trong khoảng 24.700 – 24.900 VND/USD trong quý IV/2024 dưới những yếu tố tích cực như thặng dư thương mại tích cực (~19,1 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm), dòng vốn FDI (14,15 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ) và du lịch phục hồi mạnh mẽ (tăng 45,8% so với cùng kỳ trong 8 tháng đầu năm). Bên cạnh đó, sự ổn định của môi trường vĩ mô nhiều khả năng sẽ được duy trì và cải thiện hơn nữa cũng sẽ là cơ sở để ổn định tỷ giá trong năm 2024.

Theo Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm Big 4 cuối tháng 8/2024

Khảo sát nhanh biểu lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại quầy dành cho khách hàng cá nhân tại Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank cho thấy, lãi suất huy động cho các khách hàng này dao động từ 0,1 - 4,8%/năm.

Loạt ngân hàng vào cuộc giảm mạnh lãi suất cho khách hàng chịu thiệt hại vì bão Yagi Khi nào tổ chức tín dụng được cho vay đặc biệt lãi suất 0%, không tài sản bảo đảm?

Áp lực thanh khoản vơi bớt, đà tăng lãi suất huy động chững lại

Đà tăng của lãi suất huy động chững lại trong bối cảnh áp lực lạm phát và áp lực thanh khoản hệ thống đã vơi bớt sau những nỗ lực can thiệp của Ngân hàng Nhà nước.

Loạt ngân hàng vào cuộc giảm mạnh lãi suất cho khách hàng chịu thiệt hại vì bão Yagi Khi nào tổ chức tín dụng được cho vay đặc biệt lãi suất 0%, không tài sản bảo đảm?

Khi nào tổ chức tín dụng được cho vay đặc biệt lãi suất 0%, không tài sản bảo đảm?

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố dự thảo Quyết định về khoản vay đặc biệt với lãi suất là 0%/năm, khoản vay không có tài sản bảo đảm để lấy ý kiến đóng góp từ các bên.

Lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh, Ngân hàng Nhà nước hút ròng lượng tiền lớn Loạt ngân hàng vào cuộc giảm mạnh lãi suất cho khách hàng chịu thiệt hại vì bão Yagi

Proparco nâng mức tài trợ cho HDBank lên 100 triệu USD, củng cố mục tiêu phát triển bền vững

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank - mã chứng khoán: HDB) và Proparco (Tổ chức Tài chính Phát triển của Pháp) đã ký kết Hợp đồng tín dụng trị giá 50 triệu USD.

HDBank muốn giảm room ngoại về 17,5% Các tổ chức quốc tế đánh giá cao chiến lược bán lẻ cộng hưởng số hóa của HDBank