Khi nào tổ chức tín dụng được cho vay đặc biệt lãi suất 0%, không tài sản bảo đảm?

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố dự thảo Quyết định về khoản vay đặc biệt với lãi suất là 0%/năm, khoản vay không có tài sản bảo đảm để lấy ý kiến đóng góp từ các bên.

Khi nào tổ chức tín dụng được cho vay đặc biệt lãi suất 0%, không tài sản bảo đảm?

Đối tượng áp dụng là các tổ chức tín dụng (TCTD) bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác liên quan đến cho vay đặc biệt của NHNN theo Quyết định này.

Theo đó, cho vay đặc biệt của NHNN đối với khoản vay có lãi suất là 0%/năm, khoản vay không có tài sản bảo đảm là việc NHNN cho vay đặc biệt, gia hạn khoản cho vay đặc biệt đối với khoản vay có lãi suất là 0%/năm, khoản vay không có tài sản bảo đảm sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận theo đề xuất của NHNN.

Bên vay đặc biệt là tổ chức tín dụng (TCTD) vay đặc biệt từ NHNN đối với khoản vay có lãi suất là 0%/năm, khoản vay không có tài sản bảo đảm.

Theo dự thảo, việc cho vay đặc biệt của NHNN được thực hiện đối với hai trường hợp: với các TCTD được kiểm soát đặc biệt, đang thực hiện phương án cơ cấu lại và với trường hợp bị rút tiền hàng loạt.

Với các TCTD đang được kiểm soát đặc biệt phải có phương án cơ cấu lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc có phương án cơ cấu lại, phương án cơ cấu lại được sửa đổi, bổ sung đang được NHNN xem xét, phê duyệt theo quy định tại Luật Các TCTD năm 2024 trong đó có đề xuất biện pháp cho vay đặc biệt.

Đối với biện pháp cho vay đặc biệt có lãi suất là 0%/năm, TCTD có danh mục tài sản bảo đảm theo quy định của NHNN về cho vay đặc biệt. Đối với biện pháp cho vay đặc biệt không có tài sản bảo đảm, TCTD chưa có danh mục tài sản bảo đảm theo quy định của NHNN về cho vay đặc biệt và lãi suất cho vay đặc biệt là 0%/năm hoặc lớn hơn 0%/năm.

Quảng cáo

Mục đích sử dụng tiền vay đặc biệt dùng cho hoạt động ngân hàng và kinh doanh khác, phù hợp với giấy phép và phương án cơ cấu lại.

Số tiền, thời hạn vay đặc biệt với thời hạn không vượt quá thời gian thực hiện phương án cơ cấu lại (bao gồm các sửa đổi, bổ sung).

Với trường hợp TCTD bị rút tiền hàng loạt, điều kiện để xem xét việc cho vay đặc biệt không có TSBĐ của NHNN là TCTD bị rút tiền hàng loạt và đã/đang thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều 191 Luật Các TCTD 2024, có đề nghị vay đặc biệt, gia hạn khoản vay đặc biệt.

Trong đề nghị vay nói trên cần có đầy đủ thông tin về việc chưa có danh mục tài sản bảo đảm theo quy định của NHNN về cho vay đặc biệt; mục đích vay, số tiền vay và lãi suất vay.

Cụ thể, NHNN cho vay đặc biệt để chi trả tiền gửi của người gửi tiền tại bên vay đặc biệt trong trường hợp bị rút tiền hàng loạt (không áp dụng đối với trường hợp TCTD đề nghị gia hạn khoản vay đặc biệt).

Số tiền đề nghị vay đặc biệt trên cơ sở đánh giá tình hình khả năng chi trả trong thời hạn 30 ngày của bên vay đặc biệt. Với thời hạn đề nghị vay đặc biệt, gia hạn vay đặc biệt trên cơ sở đánh giá tình hình khả năng chi trả của bên vay đặc biệt và dưới 12 tháng.

Trường hợp mức lãi suất cho vay đặc biệt là 0% áp dụng đối với tổ chức tín dụng có lỗ lũy kế lớn hơn 50% giá trị của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất hoặc theo kết luận thanh tra, kiểm toán của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Theo Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Một năm ngân hàng với từ khoá “minh bạch”

Ngành ngân hàng Việt Nam trải qua năm 2024 tiếp tục “vượt cơn gió ngược” với những cột mốc quan trọng, trong đó yếu tố “minh bạch” được nhắc đến khá nhiều khi Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi yêu cầu công bố thông tin cổ đông sở hữu từ 1% trở lên tại các nhà băng.

5 cổ đông sở hữu 14,2% vốn Sacombank Tập đoàn GELEX trở thành cổ đông lớn tại Seaprodex

Trường kỳ nỗ lực nhà băng tăng vốn

Năm 2024 ghi nhận nhiều thương vụ tăng vốn của các ngân hàng, từ các ngân hàng quy mô nhỏ đến lớn. Sức ép từ việc cạnh tranh gay gắt và đáp ứng các tiêu chí an toàn vốn, được dự báo sẽ khiến cho cuộc đua tăng vốn thêm sôi động trong năm 2025.

Các ngân hàng vốn điều lệ dưới 10.000 tỷ kinh doanh ra sao trong nửa đầu năm 2024? Top 10 ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất

Ngân hàng Nhà nước & định hướng điều hành 2025

Năm 2024 chứng kiến nhiều thách thức và cơ hội trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tiếp tục biến động phức tạp, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh chính sách một cách linh hoạt, từ việc ổn định tỷ giá, giảm lãi suất cho vay đến tăng trưởng tín dụng và xử lý nợ xấu, nhằm kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Chứng khoán Mỹ tăng mạnh sau báo cáo kinh doanh của các ngân hàng Nhiều ngân hàng ghi nhận lợi nhuận cả năm 2024 tăng mạnh Dự báo diễn biến nợ xấu ngân hàng năm 2025

Hành trình Sacombank vượt khó và gần 1 tỷ USD chờ chia

Sacombank, một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam, đã trải qua gần một thập kỷ tái cơ cấu với vô vàn thách thức. Từ thương vụ sáp nhập với Southern Bank vào năm 2015, ngân hàng không chỉ gánh trên vai khối nợ xấu khổng lồ, mà còn phải ngừng chi trả cổ tức suốt gần 10 năm.

Sacombank báo lãi trong quý III/2024 Bức tranh toàn cảnh Sacombank 10 năm qua 5 cổ đông sở hữu 14,2% vốn Sacombank

Ngân hàng bất ngờ giảm lãi suất huy động

Ngay trước kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, nhiều ngân hàng đã điều chỉnh biểu lãi suất huy động. Đáng chú ý, có một số nhà băng đã điều chỉnh giảm, trái với xu hướng liên tục tăng trong thời gian gần đây trên thị trường.

Giá vàng đi xuống khi Fed có thể chậm cắt giảm lãi suất Chứng khoán châu Á giảm điểm do lo ngại về chính sách lãi suất của Mỹ

Agribank và chuyện hậu trường ngân hàng "Big 4" duy nhất chưa cổ phần hóa

Trong nhóm “Big 4” ngân hàng có vốn Nhà nước, Agribank hiện là cái tên duy nhất chưa hoàn tất cổ phần hóa. Dù “deadline” được Chính phủ đặt ra đang đến gần, nhưng những vướng mắc về pháp lý, tài chính và tổ chức vẫn khiến hành trình này trở nên chông gai.

Agribank có tân Phó Tổng Giám đốc Tăng trưởng tín dụng của Agribank đạt trên 9% Agribank báo lợi nhuận trước thuế năm 2024 tăng trưởng hơn 8%

HDBank công bố kết quả kinh doanh năm 2024, ROE cao trên 25,7%

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank) công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 vượt trên 16.700 tỷ đồng, hoàn thành 106% kế hoạch đề ra. Nợ xấu thấp, các chỉ tiêu hiệu quả thuộc nhóm dẫn đầu toàn ngành.

HDBank chính thức tăng vốn điều lệ lên hơn 35.100 tỷ đồng HDBank tiên phong công bố Khung Tài chính Bền vững

Tăng trưởng tín dụng bứt phá, VPBank báo lãi năm 2024 hơn 20 nghìn tỷ đồng

Tận dụng các chuyển biến tích cực của nền kinh tế trong giai đoạn cuối năm, VPBank tăng tốc bứt phá mở rộng quy mô tín dụng tại các phân khúc chiến lược trong quý 4, góp phần đưa lợi nhuận cả năm tăng trưởng vượt trội 85%. Ngân hàng đã và đang tiếp tục ki

Chuyên gia VPBankS: “Thị trường chỉnh là cơ hội mua” VPBank chính thức nhận chuyển giao bắt buộc GPBank