10 tháng chỉ giải ngân được 52,46% trong khi mục tiêu cả năm là 95%: Bộ Kế hoạch và Đầu tư có giải pháp gì?

Theo báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội, 9 tháng đầu năm chúng ta mới giải ngân được hơn 47%, còn theo báo cáo mới nhất, 10 tháng giải ngân được 52,46%. Mục tiêu đề ra là phải giải ngân được 95% trong khi thời gian còn có 2 tháng.

10 tháng chỉ giải ngân được 52,46% trong khi mục tiêu cả năm là 95%: Bộ Kế hoạch và Đầu tư có giải pháp gì?
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương

Nhận câu hỏi liệu Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) có giải pháp nào mang tính đột phá hơn để có thể hoàn thành mục tiêu đề ra, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương cho biết: Báo cáo tại phiên họp thường kỳ sáng nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cập nhật số liệu báo cáo Chính phủ. Giải ngân của 10 tháng đến nay đạt trên 52%, thấp hơn khoảng hơn 4 điểm % so với con số của cùng kỳ năm ngoái (56,7%). Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, chúng ta còn 3 tháng, trong đó có 2 tháng để thực hiện, 1 tháng để giải ngân những khối lượng đã thực hiện trong năm để có thời gian chỉnh lý, quyết toán. Như vậy chúng ta có 3 tháng để giải ngân kế hoạch vốn năm 2024.

Những khó khăn, thách thức giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 cơ bản tiếp nối từ năm 2023 sang. Khó khăn lớn nhất nổi lên trong năm 2024 là về vật liệu thông thường để phục vụ cho thi công các công trình lớn, đặc biệt là các công trình giao thông. Chúng ta đã biết, vấn đề này liên quan không phải Luật Đầu tư công mà để giải quyết, liên quan đến rất nhiều luật khác, đặc biệt là luật về khoáng sản, cấp phép mỏ vật liệu cũng như việc cho phép bán các vật liệu thông thường phục vụ cho các công trình.

Để đạt được mục tiêu 95% từ nay đến hết kế hoạch năm 2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu nhiều giải pháp cho Thủ tướng, Chính phủ ban hành các quyết định, nghị quyết để chỉ đạo thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. Một số giải pháp trọng tâm từ nay đến cuối năm gồm:

Thứ nhất, tiếp tục thực hiện các giải pháp đã kiến nghị và đã được Chính phủ, Thủ tướng ban hành, trong đó nhấn mạnh giải pháp về đôn đốc chỉ đạo. Thủ tướng đã chỉ đạo thành lập 7 Tổ công tác của Chính phủ do các Phó Thủ tướng và 2 Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Tổ trưởng đi đôn đốc giải ngân. Cộng với cơ chế là các thành viên Chính phủ làm việc với các địa phương, có phân công các địa phương để đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công. Hai cơ chế này vẫn đang diễn ra và các thành viên cũng rất là tích cực làm việc với các địa phương.

Quảng cáo

Nhóm giải pháp thứ hai là tổ chức triển khai thực hiện. Đây là nhóm giải pháp khá khó mà trách nhiệm chính thuộc về các bộ, ngành, địa phương. Trong quá trình thực hiện giải ngân vốn đầu tư công, các thủ tục giải ngân như thủ tục kiểm đếm hay nghiệm thu khối lượng, hay thủ tục về hồ sơ thanh quyết toán thì đề nghị các chủ đầu tư phải làm sớm, nhanh để chúng ta có thể giải ngân được lượng vốn trong kế hoạch đang còn tồn đọng rất nhiều nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

Nhóm giải pháp thứ bà là về tháo gỡ khó khăn. Ngoài khó khăn về vật liệu thông thường, còn những khó khăn khác đối với một số dự án như về mặt thủ tục, đặc biệt là các thủ tục về điều chỉnh dự án. Đến nay gần cuối năm rồi, dự án nào đang trong quá trình thủ tục điều chỉnh thì phải kết thúc ngay để tiếp tục thực hiện nếu không sẽ bị chậm trễ tiến độ. Thứ hai là thủ tục điều chỉnh về kế hoạch. Hiện nay luật đã cho phân cấp rất nhiều, các bộ, ngành, địa phương phải triển khai rà soát ngay kế hoạch vốn của mình để có thể điều chỉnh phù hợp. Chỗ nào, dự án nào chậm giải ngân thì có thể điều chỉnh sang các dự án giải ngân tốt để sử dụng hết tổng vốn trong kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ giao.

Giải pháp cuối cùng là tăng cường kỷ luật, kỷ cương về đầu tư công, đặc biệt là đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin để quản lý công tác đầu tư công nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Còn về giải pháp đột phá thì ở đây là thể chế. Luật Đầu tư công đang được sửa đổi và đang trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 này, kèm theo đó là các luật khác như luật sửa đổi 4 luật liên quan đến đầu tư. Các đột phá về thể chế này ngay trong năm nay chưa có tác dụng và cần phải có hiệu lực của luật. Hy vọng sang năm sẽ có hiệu lực hơn, trong đó sẽ giải quyết một số vấn đề vướng mắc, tồn đọng trong quá khứ. Bộ cũng đã báo cáo với Chính phủ trình cấp có thẩm quyền cho phép đối với những dự án còn vướng mắc về mặt pháp lý, đặc biệt là các dự án BT chuyển tiếp, sẽ tổng hợp, nghiên cứu, rà soát để phân nhóm các loại dự án và trình Quốc hội bằng một nghị quyết để tháo gỡ.

Trong năm tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp với các bộ, ngành khẩn trương rà soát và báo cáo với Chính phủ, Thủ tướng để tháo gỡ các vướng mắc này.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Chính trị - Xã hội

Cả nước sẽ còn 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Cả nước sẽ giảm số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh trên cả nước từ 63 xuống còn 34, trong đó có 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương theo thống nhất của Ban Chấp hành Trung ương tại Hội nghị Trung ương 11 khóa 13.

Sáp nhập tỉnh thành: Chuyên gia cảnh báo một việc nhà đầu tư không được làm, vì có thể lỗ 20% Điểm mặt những rủi ro khiến nhà đầu tư có thể "mất tiền to" nếu ào ào mua đất theo tin đồn sáp nhập tỉnh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Chính phủ đã đề nghị Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế để đàm phán

Trước quyết định áp thuế của Hõa Kỳ, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho biết hiện đã có đề nghị cân nhắc tạm hoãn áp thuế từ 1-3 tháng để đàm phán, hướng tới đảm bảo công bằng về thuế.

Nóng: Trung Quốc tuyên bố áp thuế 34% với toàn bộ hàng hoá của Mỹ từ ngày 10/4 Mỹ kết luận sơ bộ tỷ lệ bán phá giá tôn mạ Việt Nam: Hòa Phát, Pomina, Nam Kim cùng 49,42%, Hoa Sen 59%

Bộ Chính trị yêu cầu nghiên cứu sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, bỏ cấp huyện

Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành kết luận số 126 về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025, trong đó giao Đảng ủy Chính phủ phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng ủy Quốc hội, cấp ủy, tổ

Bộ Tài chính đề xuất miễn lệ phí trước bạ cho ô tô điện thêm 2 năm Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm thêm 2 Phó Thủ tướng Chính phủ và 4 Bộ trưởng

Cập nhật mức phạt vi phạm giao thông mới áp dụng từ 1/1/2025

Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe có hiệu lực thi hành với nhiều điểm mới

Đường sắt nhẹ (LRT) mà Sun Group đề xuất tại TP. Hồ Chí Minh: “Đáp án xanh” cho giao thông đô thị và kết nối liên vùng Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (HHV) 'mua thêm' 2 dự án cao tốc 23.000 tỷ

Quốc hội ra Nghị quyết về cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Quốc hội thống nhất cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, các loại khí, chất gây nghiện, gây tác hại cho sức khỏe con người từ ngày 01/01/2025.

Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) Quốc hội thông qua nhiều dự án Luật quan trọng