GDP Việt Nam ảnh hưởng ra sao sau quyết định áp thuế đối ứng của Mỹ?

Mức thuế 46% đối với Việt Nam hay 34% với Trung Quốc giống như một mức trần để các quốc gia bắt đầu đàm phán với chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump về các chính sách mà sau đó các mức thuế trần này có thể giảm xuống, chuyên gia SSI cho biết.

GDP Việt Nam ảnh hưởng ra sao sau quyết định áp thuế đối ứng của Mỹ?
Ông Phạm Lưu Hưng - Kinh tế trưởng kiêm Trưởng Ban Đào tạo và Phát triển Chứng khoán SSI

Tổng thống Mỹ Donald Trump chiều 2/4 (giờ địa phương) đã công bố áp mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới và mức thuế quan cao hơn đối với hàng chục quốc gia có thặng dư thương mại với Mỹ.

Biểu đồ được ông Trump giơ cao khi phát biểu tại Nhà Trắng, cho thấy Mỹ sẽ áp thuế đối ứng 46% hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, cao thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vào thị trường Mỹ, chỉ sau Campuchia (mức thuế 49%).

Tại Chương trình Cafe cùng Chứng khoán sáng ngày 3/4, bình luận về thông tin Mỹ áp thuế 46% lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, ông Phạm Lưu Hưng - Kinh tế trưởng kiêm Trưởng Ban Đào tạo và Phát triển Công ty CP Chứng khoán SSI cho rằng hiện vẫn chưa có các thông tin chi tiết về việc áp thuế, đâu đó phải khoảng 1-2 tuần nữa mới diễn ra, danh sách mặt hàng vẫn chưa rõ và vẫn cần thêm thông tin để xem những mặt hàng nào bị ảnh hưởng.

Nhìn một cách rộng hơn, cách đây vài ngày đại diện thương mại Mỹ đưa ra ước tính cho thấy số lượng các quốc gia bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế quan mới của Mỹ khá lớn. Vì vậy, các nhà đầu tư đã biết được số lượng các quốc gia bị ảnh hưởng bởi đợt tăng thuế mới của Chính quyền Trump. Tuy nhiên, điểm bất ngờ là những con số vừa công bố cao hơn nhiều dự báo trước đó, với Việt Nam mức thuế đối ứng áp dụng là 46%.

"Tôi nghĩ rằng bây giờ đi sâu vào đánh giá ảnh hưởng với kinh tế Việt Nam thì có thể tác động rất lớn. Câu chuyện ở đây nếu tính theo góc nhìn của một nhà kinh tế học thì xuất khẩu Việt Nam vào Mỹ hiện nay khoảng 120 tỷ USD, nếu tính giá trị gia tăng vào khoảng 30% thì tương ứng khoảng 36 tỷ USD. 36 tỷ USD này nếu chia cho tổng GDP của Việt Nam sẽ ra khoảng 7,5%. Trong trường hợp xấu nhất (dừng xuất khẩu sang Mỹ) ảnh hưởng ban đầu đâu đó sẽ khoảng 7% GDP. Trong khi, các ước tính trước đó, thuế suất bị áp dụng thấp (khoảng 10-15%) thì dự báo tác động đến GDP của Việt Nam chỉ từ 1-1,5% nhưng trong trường hợp này con số sẽ cao hơn", ông Hưng nói.

Tuy nhiên, theo ông Hưng, con số cũng không có ý nghĩa lắm vì câu chuyện ở đây rộng hơn thế bởi khi các chính sách này được đưa ra thì không chỉ ảnh hưởng đến các quốc gia và vùng lãnh thổ trong danh sách mà còn ảnh hưởng đến cả thế giới.

Quảng cáo

"Việc suy thoái của nền kinh tế thế giới là điều khó có thể tránh khỏi. Lúc này việc tính toán của chúng ta sẽ nhìn ở góc độ rộng hơn, đâu đó có thể nhìn thấy ảnh hưởng có thể so sánh với các giai đoạn suy thoái trước đây của kinh tế thế giới hay những thời điểm nhất định khi xảy ra đại dịch COVID-19", ông Hưng cho biết thêm.

Dù vậy, vẫn có điểm có thể xem là tích cực, đó là mức thuế 46% đối với Việt Nam hay 34% với Trung Quốc giống như một mức trần để các quốc gia bắt đầu đàm phán với chính quyền của Tổng thống Mỹ về các chính sách mà sau đó các mức thuế trần này có thể giảm xuống. Nó không có nghĩa đây là mức thuế sẽ áp dụng mãi mãi.

Hơn nữa, Việt Nam có lẽ là quốc gia duy nhất đã làm được rất nhiều việc trong thời gian vừa rồi để thể hiện thiện chí của mình trong xử lý các mối quan hệ thương mại giữa hai quốc gia, như Việt Nam đã giảm thuế với 14 mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ và có thể kỳ vọng còn nhiều chính sách hơn; hay các chính sách đến các ngành cụ thể như cho phép Starlink hoạt động, có bản dự thảo nghị định kiểm soát thương mại chiến lược (bảo vệ sở hữu trí tuệ trong các hoạt động thương mại và đầu tư)…

“Tóm lại ảnh hưởng trong ngắn hạn là có nhưng trong dài hạn tôi cho rằng mức thuế này sẽ kéo dài hàng năm với các quốc gia mà sẽ có sự bình thường hóa và sẽ có những đàm phán giữa hai quốc gia và mức thuế với Việt Nam sẽ không phải 46% nữa, có thể thấp hơn, thậm chí về 10%. Giống như mọi cuộc chiến tranh thương mại khác, Việt Nam có thể hưởng lợi từ xu hướng này”, ông Hưng nhận định.

Cũng theo chuyên gia của SSI, đúng là mức thuế 46% này cao hơn so với ước tính trước đó (chỉ khoảng 10%). Cho nên nếu mức thuế này xảy ra và kéo dài thì ảnh hưởng rất lớn như đã nêu ở trên (tác động từ 7-7,5% GDP). Đó là trong kịch bản siêu xấu khi chúng ta không xuất khẩu sang Mỹ nữa, tuy nhiên điều này khó có thể xảy ra.

Về tác động đến thị trường chứng khoán, báo cáo sáng nay của SSI Research nhận định “tin xấu có thể là tin tốt”, đây không phải lạc quan thái quá. Khi câu chuyện đến mức này rồi thì các hành động tiếp theo từ phía Chính phủ có thể mạnh hơn để giải quyết được vấn đề này, chứ không thể để ảnh hưởng đến đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam lại có thể kéo dài được.

Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, rủi ro thương mại thuế quan đối với Việt Nam lớn nhất, do đó họ đang chờ đợi và lần này đang thể hiện xấu nhất, nên có thể các nhà đầu tư có thể xem xét đầu tư vào Việt Nam được rồi vì khi xem xét phản ứng của thị trường biến động như thế nào, các nhóm ngành nào thậm chí có vùng định giá còn thấp hơn so với trước là có thể giải ngân được.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Phiên thanh khoản kỷ lục, VN-Index giữ lại mốc 1.200 điểm

Sau phiên giảm kỷ lục, thị trường vẫn còn gặp áp lực bán khi đã có thời điểm giảm hơn 70 điểm. Tuy nhiên, những nỗ lực hấp thụ lực bán đã xuất hiện giúp nhiều cổ phiếu thoát được giá sàn. Đồng thời, VN-Index cũng đóng cửa trên 1.200 điểm.

DNSE vươn lên 16,7 % thị phần chứng khoán phái sinh quý I/2025 Chứng khoán SSI tăng tốc trong quý I/2025, áp sát mốc thị phần 10%

Chứng khoán châu Á nối tiếp đà bán tháo toàn cầu

Nối tiếp đà bán tháo toàn cầu, ngày 4/4, chứng khoán châu Á giảm sâu do lo ngại chiến tranh thương mại từ thuế quan Mỹ, cùng rủi ro suy thoái và lạm phát tăng cao.

Chứng khoán SSI tăng tốc trong quý I/2025, áp sát mốc thị phần 10% Công ty chứng khoán đánh giá toàn diện tác động của “cú sốc” thuế đối ứng 46% tới từng nhóm ngành sản xuất

Chứng khoán SSI tăng tốc trong quý I/2025, áp sát mốc thị phần 10%

Có 6/10 công ty chứng khoán trong Top 10 thị phần môi giới của HOSE mở rộng được thị phần giao dịch. Đáng chú ý nhất là "ông lớn" SSI đã có sự tăng tốc mạnh mẽ trong khi chứng khoán Mirae lại bị thu hẹp nhiều nhất.

Công ty chứng khoán ngoại lớn nhất đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 7% Chứng khoán HSC đặt mục tiêu năm 2025 cho vay 27.000 tỷ đồng

Chuyên gia Dragon Capital: Tác động trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của VN-Index từ việc tăng thuế suất xuất khẩu sang Mỹ là không đáng kể

Theo chuyên gia của Dragon Capital, các ngành nghề bị ảnh hưởng chủ yếu là hóa chất, tiêu dùng, thực phẩm và một số mặt hàng khác,…. Tuy nhiên, ổng giá trị vốn hóa của các doanh nghiệp ngành này chỉ chiếm khoảng 5,5% toàn bộ giá trị vốn hóa của VN-Index.

Chứng khoán giảm mạnh sau quyết định thuế đối ứng của Mỹ, nhà đầu tư nên làm gì? Thủ tướng chủ trì cuộc họp về mức áp thuế mới của Hoa Kỳ đối với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam

Chứng khoán châu Á lao dốc sau thông báo thuế quan từ Mỹ

Thị trường chứng khoán châu Á đồng loạt giảm mạnh trong phiên giao dịch 3/4, khi nhà đầu tư lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu do tác động từ các biện pháp thuế quan mới của Mỹ.

Chứng khoán Mỹ tăng điểm với kỳ vọng Nhà Trắng có lập trường thương mại linh hoạt hơn Chứng khoán Mỹ chao đảo, Dow Jones giảm hơn 700 điểm sau báo cáo lạm phát nóng vượt dự đoán và lo ngại về thuế quan

Chứng khoán HSC đặt mục tiêu năm 2025 cho vay 27.000 tỷ đồng

Công ty cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC, mã HCM) đã công bố tài liệu chuẩn bị cho Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 dự kiến diễn ra ngày 22/4 tới với nhiều chỉ tiêu kế hoạch đáng chú ý.

Chứng khoán HSC tạm ứng cổ tức tiền mặt vào cuối tháng 02/2025 Chứng khoán HSC rót 2.000 tỷ đồng mua trái phiếu kỳ hạn 8 năm của một ngân hàng lớn