Doanh nghiệp kiến nghị thay đổi thời gian hiệu lực Thông tư liên quan đến chất lượng vật liệu xây dựng

Để tuân thủ đúng theo nội dung Thông tư số 10/2024/TT-BXD các doanh nghiệp nhập khẩu đang gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, doanh nghiệp kiến nghị thay đổi thời gian có hiệu lực của Thông tư số 10/2024/TT-BXD thêm 1 năm để có thời gian chuẩn bị và thực hiện

Doanh nghiệp kiến nghị thay đổi thời gian hiệu lực Thông tư liên quan đến chất lượng vật liệu xây dựng

Ngày 01/11/2024, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT-BXD về “Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng”, có hiệu lực thi hành từ ngày 16/12/2024. Đối tượng áp dụng gồm các cơ quan quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, xuất khẩu và sử dụng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng, các tổ chức đánh giá sự phù hợp và tổ chức giám định tư pháp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng. Trong “Danh mục sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn nhóm 2 phụ lục II” quy định các sản phẩm số 9, từ số 21 đến số 31 bắt buộc phải kiểm tra trước thông quan theo phương thức 5 thì mới được phép nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam.

Tuy nhiên, để tuân thủ đúng theo nội dung Thông tư số 10/2024/TT-BXD các doanh nghiệp nhập khẩu đang gặp rất nhiều khó khăn do đó, các doanh nghiệp kiến nghị thay đổi thời gian có hiệu lực của Thông tư số 10/2024/TT-BXD thêm 1 năm để có thời gian chuẩn bị và thực hiện việc chứng nhận hợp quy theo quy định trong Thông tư được hiệu quả.

Theo đó, các doanh nghiệp cho biết theo khoản 3 điều 8 của Thông tư quy định hàng hóa kiểm tra trước khi thông quan phải căn cứ kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định nhưng Thông tư lại không có quy định và hiện nay cũng chưa có văn bản nào hướng dẫn, chỉ định các đơn vị được làm chứng nhận hợp quy theo phương thức 5, trong khi thời điểm có hiệu lực thi hành của Thông tư còn hơn 20 ngày nên doanh nghiệp nhập khẩu sẽ gặp rất nhiều khó khăn để lựa chọn đơn vị đánh giá chứng nhận hợp quy.

Quảng cáo

Quy trình triển khai chứng nhận hợp quy theo phương thức 5 đối với hàng nhập khẩu được thực hiện qua nhiều bước: từ khâu đăng ký hồ sơ, lập kế hoạch đánh giá, lập đoàn kiểm định, kiểm tra hồ sơ trực tiếp tại xưởng sản xuất của Nhà cung cấp, chọn mẫu, vận chuyển mẫu về Việt Nam và đánh giá chất lượng cần rất nhiều thời gian để thực hiện. Tuy nhiên thời gian có hiệu lực từ 16/12/2024 là quá gấp để đáp ứng quy trình làm chứng nhận hợp quy theo phương thức 5.

Tại thị trường Việt Nam, danh mục hàng hóa áp dụng theo Thông tư số 10/2024/TT-BXD đang được nhập khẩu từ nhiều quốc gia. Các doanh nghiệp đã ký hợp đồng, thanh toán nhiều đơn hàng và hiện tại đang trong quá trình sản xuất nên với thời gian Thông tư có hiệu lực từ 16/12/2024 sẽ gây tổn thất lớn đến các doanh nghiệp vật liệu xây dựng, đặc biệt vào thời điểm cuối năm khi nhu cầu mua sắm, xây sửa nhà cửa đang tăng cao.

Bên cạnh đó, việc này còn ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi, nhu cầu của người tiêu dùng vì thời gian có hiệu lực của Thông tư quá gấp sẽ dẫn tới sự thiếu hụt và khan hiếm nguồn cung làm cho giá bán sản phẩm trong nước tăng mạnh, người tiêu dùng sẽ là người bị gánh chịu khoản tăng giá này.

Các quy định pháp luật đều nhằm mục đích chung là giải quyết những vướng mắc, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động và phát triển nên các doanh nghiệp vật liệu xây dựng khẩn thiết kiến nghị Bộ Xây dựng xem xét thay đổi thời gian hiệu lực thêm 01 năm đối với Thông tư số 10/2024/TT-BXD để các doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị và tuân thủ theo quy định của Thông tư được hiệu quả nhất.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh

ĐHĐCĐ FECON: Lợi nhuận năm 2025 chủ yếu từ mảng bất động sản, tâm điểm là dự án Square City

Theo lãnh đạo FECON, trong cấu trúc lợi nhuận sau thuế 200 tỷ đồng đặt ra cho năm 2025, dự kiến khoảng 55 tỷ đồng sẽ đến từ mảng thi công, 145 tỷ đồng từ mảng đầu tư bất động sản.

FECON bổ nhiệm Tổng Giám đốc mới Coteccons, Fecon và 1 thành viên Liên danh Vietur trúng gói thầu nghìn tỷ tại “siêu dự án” cảng hàng không Long Thành

Tận hưởng “chuyến du hành xanh” mỗi ngày tại Vinhomes Wonder City

Tại đô thị của những trải nghiệm thời thượng Vinhomes Wonder City (Đan Phượng, Hà Nội), mỗi ngày của cư dân đều như một “chuyến du hành xanh” kỳ thú. Nơi đây, màu xanh hiện hữu từ vườn riêng sau nhà đến tổ hợp công viên, mặt nước rộng lớn, đi cùng các tiệ

ĐHĐCĐ Vinhomes: Kế hoạch lãi kỷ lục, Vinhomes Cần Giờ là động lực tăng trưởng doanh số trong 3 năm tới Chủ dự án Vinhomes Global Gate lãi trước thuế hơn 18.600 tỷ đồng trong quý I/2025

Imexpharm công bố kế hoạch tăng trưởng mạnh mẽ 2025

Tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Imexpharm thông qua mục tiêu tổng doanh thu 2.981 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 493,5 tỷ đồng, lần lượt tăng 18,6% và 22,1% so với năm 2024, hướng đến trở thành một công ty dược hàng đầu châu Á.

R&D chiều sâu giúp Imexpharm mở rộng chuỗi cung ứng dược toàn cầu

Shein Group của Trung Quốc tăng giá nhiều sản phẩm tại Mỹ

Công ty thời trang nhanh Shein Group Ltd. của Trung Quốc vừa tăng giá nhiều sản phẩm tại Mỹ, từ váy áo đến đồ dùng nhà bếp, trước khi các mức thuế mới nhập khẩu giá trị nhỏ chính thức có hiệu lực.

Shein vs Temu: 2 doanh nghiệp Trung Quốc đồng hương đại chiến để tranh giành thị trường Mỹ Shein-Temu: Cuộc chiến gay gắt nhằm giành giật người dùng Mỹ yêu thích giá rẻ

ĐHCĐ Nam Long: Đã có đối tác đang đàm phán một phần dự án Izumi, mục tiêu lợi nhuận năm tăng 35%

Nam Long đang sở hữu hơn 681 ha quỹ đất sạch tại các khu vực kinh tế trọng điểm như TP. Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Nai, Cần Thơ và một số địa phương mới. Công ty cũng khẳng định chiến lược vẫn sẽ đẩy mạnh các thương vụ M&A.

Nam Long lên kế hoạch lãi ròng năm 2025 vượt 700 tỷ đồng, tăng 35% Nam Long lãi sau thuế 110 tỷ đồng nhờ bàn giao các dự án trọng điểm

Ông Nguyễn Đức Tài khẳng định không rút lui đột ngột khỏi HĐQT, MWG vẫn tăng trưởng dù thị trường đi ngang

Ông Nguyễn Đức Tài cho biết sẽ có lộ trình chuyển giao bài bản để những lãnh đạo hiện tại có thể dẫn dắt MWG tiến về tương lai khi ông rút lui khỏi hội đồng quản trị.

Thế Giới Di Động bổ nhiệm Tổng Giám đốc mới Thế Giới Di Động báo lãi quý I hơn 1.500 tỷ đồng, chuỗi EraBlue "mang tiền tỷ về cho mẹ"

Đối mặt "cơn bão kép" lãnh đạo PNJ nói không tập trung lợi nhuận trước mắt, dành nguồn đầu tư dài hạn

Sự khan hiếm nguồn cung vàng nguyên liệu đầu vào và sự sụt giảm về sức mua của người tiêu dùng ở đầu ra được lãnh đạo PNJ nhận định sẽ tiếp tục là thách thức kép cho hoạt động kinh doanh của công ty trong năm nay.

Cổ phiếu PNJ xuống “đáy” hơn 1 năm bất chấp giá vàng lập đỉnh mọi thời đại, điều gì đang diễn ra? PNJ đặt kế hoạch lợi nhuận “đi lùi”