Chứng khoán 21/12

VN30 cố giải cứu thị trường nhưng vẫn còn sự tổn thương ở nhóm Midcap và Penny

VN-Index đã có lúc về rất gần 1.000 điểm và chỉ được giải cứu trong những phút cuối nhờ sự can thiệp của VN30. Dù vậy, rất nhiều nhóm ngành như Chứng khoán, Bất động sản vẫn có một phiên giao dịch không tích cực.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sang đến phiên chiều, VN-Index lại gặp phải nhịp giật xuống khá mạnh và có lúc đã về gần 1.000 điểm. Mức thấp nhất đã được xác lập tại 1.005 điểm. Lúc này, các cổ phiếu Ngân hàng đã phải cùng bắt tay với các Bluechips khác để giải cứu thị trường. Đó là STB (+4,9%), VPB (+2%), VNM (+1,3%), SAB (+1,2%), ACB (+1,1%), MSN (+1%), VRE (+1%).

Nhớ đó, VN30 mới có thể đảo chiều tăng 3,31 điểm cuối phiên, đồng thời giúp VN-Index thu hẹp lại thất thoát. Chỉ số chung cuộc chỉ giảm 4,25 điểm xuống 1.018,88 điểm.

Giá trị giao dịch của cả sàn đạt 14.414 tỷ đồng là một con số không hề tệ. Tuy nhiên, nếu tách giao dịch thỏa thuận tại EIB của khối ngoại là hơn hơn 1.000 tỷ đồng, khớp lệnh vẫn hụt khoảng 4.000 tỷ đồng so với phiên hôm qua.

Trạng thái của các cổ phiếu Midcap và Penny phản ánh đúng nhất những tổn thương mà nhà đầu tư đã phải gánh chịu phiên hôm nay. Nhóm Chứng khoán ghi nhận VIX và FTS giảm sàn trong khi những gương mặt đầu ngành như SSI, VND đều giảm quanh mức 3%.

Nhóm Bất động sản là GEX (-6,97%), DIG (-6,87%) giảm sàn còn nhóm Xây dựng và Thép cũng có biên độ khá rộng là VCG (-4,22%), HSG (-4,01%), NKG (-5,8%). Nhóm Khu Công nghiệp là SZC (-5,34%), ITA (-6,9%), VGC (-6,23%). Nhóm Cảng biển là trường hợp của HAH (-5,68%) còn Thủy sản là IDI (-5,78%).

Do đó, tín hiệu giải cứu của các cổ phiếu Bluechips vẫn chưa thể xem là tích cực sau phiên hôm nay. Nhà đầu tư nhiều khả năng vẫn sẽ còn tiếp tục cảnh giác với đợt giảm giá hiện tại.

Trên HNX và UPCoM, sắc đỏ cũng bao trùm ở 2 cả chỉ số. HNX-Index giảm 1,48% còn UPCoM-Index giảm 0,46%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn là gần 2.000 tỷ đồng.

****

Vấn đề về dòng tiền vẫn đang rất nóng khi cả phiên sáng HOSE chỉ đạt hơn 3.500 tỷ đồng. Hao hụt so với phiên sáng hôm qua có chiều hướng mở rộng hơn, đạt 4.600 tỷ đồng.

Tất nhiên, có thể cho rằng phiên sáng hôm qua giá trị giao dịch của HOSE là tương đối cao so với trạng thái thị trường gần đây. Tuy vậy, với con số quá thấp dưới cả mức 5.000 tỷ đồng thì rõ ràng thị trường đang không có tiền mới bổ sung vào.

Các cổ phiếu vẫn quá khó để tạo ra hiệu ứng tích cực khi không có "bột" thì không thể "gột nên hồ". Các diễn biến tăng giá của VN30 đều không thực sự phát huy được hiệu quả như mong đợi.

Hiện rổ này đã có sự hỗ trợ trở lại của các cổ phiếu Ngân hàng với STB (+2,7%), BID (+2,6%), VCB (+2,4%), VPB (+2,3%), HDB (+1,5%), MBB (+1,1%).

Quy mô giao dịch của cả HOSE chỉ đạt hơn 3.500 tỷ đồng trong phiên sáng
Diễn biến giao dịch sáng 21/12

VN-Index chốt phiên sáng cũng chỉ quay đầu tăng nhẹ +4 điểm lên 1.027,13 điểm. Còn HNX-Index vẫn chưa hề vội vàng đi theo các tín hiệu kém thuyết phục này, giảm 2,21 điểm (-1,06%) xuống 205,32 điểm.

***

Tính đến 10h30, cả HOSE mới giao dịch được hơn 2.200 tỷ đồng. So với phiên sáng hôm qua, sàn này hụt tới tới hơn 3.000 tỷ đồng. Rõ ràng đang có một khoảng trống của cầu mua lên do tâm lý thận trọng của dòng tiền nói chung.

Với nhà đầu tư ngoại, họ cũng chưa có động thái nào rõ rệt khi mới chỉ mua ròng có hơn 10 tỷ đồng. Cả 2 nhóm ngoại và nội gần như đều đang rình rập lẫn nhau thay vì có một động thái rõ ràng vào nhóm Bluechips lẫn Midcap và Penny.

Thép hay Ngân hàng cũng đều không có được quy mô giao dịch mạnh như các phiên trước. Hiện tại HPG mới chỉ đạt trên 100 tỷ đồng trong khi toàn bộ các cổ phiếu Ngân hàng đều chỉ đang giao dịch dưới mốc này. Biên độ của cả 2 nhóm này đều đang rất hẹp.

Các ý tưởng giao dịch cũng gần như rất khan hiếm khi thị trường thiếu tiền. Các mã như DIG (-0,9%), HAG (-1,08%), VND (-0,66%), TCM (-0,19%), SZC (-0,71%), TCM (-0,19%), HAH (+0,3%), NKG (+0,34%), HAH (+0,3%) giao dịch lình xình.

Hiện chỉ vẫn chỉ có 2 trường hợp cá biệt của thị trường là NVL (-4,91%), GIL (+6,84%) đang có biến độ vượt xa mặt bằng chung. Tuy nhiên, những cổ phiếu này chỉ đang đi theo những vận động riêng mà không hề chịu ảnh hưởng rõ rệt từ chỉ số chung.

VN-Index đang giao dịch tại 1.020 điểm còn HNX-Index đang giảm xuống 204 điểm.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Ưu đãi Grab không giới hạn dành riêng cho các khách hàng VietinBank

Ưu đãi Grab không giới hạn dành riêng cho các khách hàng VietinBank

Nhằm gia tăng ưu đãi cho các khách hàng thân thiết, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) hợp tác cùng Grab tung ra hàng loạt voucher độc quyền lên đến 440.000 VND/khách hàng sử dụng GrabCar/ GrabBike và 4 tháng miễn phí gói hội viên GrabUnlimited dành riêng cho các khách hàng thanh toán bằng thẻ VietinBank.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Các cổ phiếu Ngân hàng đã phá kỷ lục giá giờ ra sao?

Các cổ phiếu Ngân hàng đã phá kỷ lục giá giờ ra sao?

Nhóm Ngân hàng đã có 7 mã phá kỷ lục giá và 1 mã "suýt" lập kỷ lục trong 4 tháng đầu năm 2024. Sau nhịp giảm khá sâu vừa qua, việc xem xét tình trạng của các cổ phiếu này cũng như cả nhóm ngành sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn khách quan hơn về khả năng tạo đáy của thị trường sau kỳ nghỉ lễ.

Lãi CTCK cao nhất 8 quý trở lại, nhóm đầu ngành hướng đến mốc cho vay margin 20.000 tỷ đồng

Lãi CTCK cao nhất 8 quý trở lại, nhóm đầu ngành hướng đến mốc cho vay margin 20.000 tỷ đồng

Nhờ thị trường tích cực trong quý I/2024, lợi nhuận của các CTCK đã đạt mức cao nhất trong vòng 8 quý trở lại cùng với mức dư nợ cho vay margin và phải thu lớn nhất lịch sử. Tuy nhiên, tham vọng của các CTCK vẫn còn rất lớn với nhiều CTCK đầu ngành hướng đến mốc cho vay 20.000 tỷ đồng giai đoạn cuối năm 2024.

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank - mã chứng khoán: HDB) công bố báo cáo tài chính quý I/2024, với lợi nhuận trước thuế đạt 4.028 tỷ đồng, tăng 46,8% so với cùng kỳ. Tỷ lệ ROE đạt tới 26,7% cao trong nhóm dẫn đầu toàn ngành. Ngân hàng trả cổ tức năm 2023 lên tới 30% gồm tiền và cổ phiếu.

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC).

Tổng Giám đốc HSC: Thị phần môi giới cá nhân có thể tăng gấp đôi, trái phiếu doanh nghiệp là mảng kinh doanh mới

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC) đánh giá triển vọng mảng môi giới cá nhân đã khởi sắc trở lại bất chấp sức ép cạnh tranh lớn từ các đối thủ. Ngoài ra, tiết lộ sự chuẩn bị tham gia của công ty vào tự doanh trái phiếu doanh nghiệp.

Chat với BizLIVE