VN-Index thủng mốc 1.000 điểm, riêng HOSE đã có có gần 150 mã giảm sàn

Dòng tiền rút ra do hoảng loạn là lý do duy nhất để các cổ phiếu giảm sàn hàng loạt trên HOSE, HNX và UPCoM.

Bất chấp bối cảnh khu vực vẫn chủ yếu phân hóa thì VN-Index tiếp tục bị đạp mạnh hơn so với phiên sáng, tới cuối phiên, chỉ số giảm 33,67 điểm xuống 986,15 điểm (-3,3%). Một số cổ phiếu trụ như VCB (0%), GAS (0%), VIC (-0,5%) đã cố gắng đứng ngoài thay vì gây thêm thương đau cho thị trường.

Tuy nhiên, hiện tượng tháo chạy đã trở thành một vòng xoáy mạnh cuốn hàng loạt cổ phiếu vào. Nhóm Ngân hàng có tới 4 mã giảm sàn là LPB, TCB, BID, STB và vô số mã giảm trên 3% như ACB, BVB, SHB, HDB, MBB, CTG.

Tại nhóm Chứng khoán, tình trạng còn thảm khốc hơn với không dưới 10 mã giảm sàn như AGR, CTS, HCM, VCI, SSI, VND, FTS, PSI…

Các cổ phiếu Thép, Bất động sản, Bán lẻ, Cảng biển, Thủy sản, Năng lượng chỉ đơn thuần là không thể thoát khỏi tâm lý này dù cho nhiều doanh nghiệp vẫn kinh doanh khả quan: HSG (-6,8%), DGW (-6,98%), DIG (-6,8%), NKG (-6,94%), DGCC (-6,74%), KBC (-6,99%), VCG (-6,94%), HAH (-6,92%), GMD (-6,96%), VHC (-6,88%)…

Thống kê về mức độ thảm khốc của phiên thủng 1.000 điểm ngày hôm nay là cả sàn ghi nhận 148 mã giảm sàn, sắc đỏ phủ tới 84%.

Kể cả khối ngoại cũng không sẵn sàng giải ngân vào thị trường thêm. So với phiên sáng họ còn thu hẹp giá trị ròng xuống 74 tỷ đồng.

Trong khi đó, tiền nội vô vùng dè dặt trong việc mua vào khiến cho HOSE đạt thanh khoản 654,94 triệu đơn vị, tương đương 12.072 tỷ đồng.

Quảng cáo

Các chỉ số còn lại cũng đều giảm trên 2% với hơn 100 mã giảm sàn. HNX-Index giảm 3,64% xuống 209,5 điểm. Thanh khoản đạt 77,45 triệu đơn vị, tương đương 1.110 tỷ đồng. Còn UPCoM-Index giảm 2,7% xuống 76,45 điểm. Thanh khoản đạt 42,26 triệu đơn vị, tương đương 543 tỷ đồng.

****

VN-Index đã tuột dốc từ đầu phiên nhưng phải tới khoảng 10h chỉ số mới bắt đầu xuống dưới 1.000 điểm. Trong khoảng thời gian còn lại của phiên, chỉ số chủ yếu dao động quanh 1.000 điểm và chỉ chịu sức ép nhiều hơn về cuối phiên. Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 23,37 điểm xuống 996,45 điểm (-2,29%).

f4074de414afb33c0ae4bff34f6a6ba4.png?rt=20221024160133 Diễn biến thị trường sáng 24/10

Nhóm Vingroup với VRE (-6,5%), VHM (-3,6%) đang gây áp lực trong khi VIC (-1,4%) bất ngờ có lực cầu đối ứng giúp thu hẹp lại hầu hết thiệt hại trước đó.

Cùng với đó là Ngân hàng với một loạt mã giảm trên 5% như VIB, TPB, TCB, STB. Hiện cả ngành này không có bất kỳ một cổ phiếu nào dám đi ngược lại xu hướng chung.

Nhiều cổ phiếu Midcap và Penny đang bị bán tháo như KBC, VND, DIG, DXG, GEX, VGC, HDG, KSB, SCR, FTS, NTL, SZC, BCG, LDG, HBC, ANV, DPG lại "nằm sàn". Tổng số mã giảm sàn đang là 51 mã trong khi sắc đỏ phủ trên cả sàn hơn 80% số mã.

Dù trạng thái chiết khấu sâu đang diễn ra nhưng thanh khoản lại chưa thể bằng phiên ngày thứ Sáu. Nhà đầu tư đang giải ngân chậm lại khiến giá trị giao dịch cả phiên sáng chỉ đạt 4.800 tỷ đồng. Nếu nhìn sang giao dịch của khối ngoại đã mua ròng trở lại (+101 tỷ đồng), rõ ràng tiền nội đang rất dè dặt giải ngân sáng nay.

Xét về tương quan với khu vực, một số thị trường như Thái Lan, Trung Quốc cũng đang giảm nhưng VN-Index và HNX-Index vẫn cho thấy mức giảm vượt trội nhất. Trong khi VN-Index giảm 2,3%, HNX-Index giảm 2,17% thì các chỉ số SET (-0,09%), SHCMP (-0,89%) có biên độ hẹp hơn. Một số thị trường như Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia thậm chí còn đang tăng điểm.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

SeABank nâng vốn điều lệ lên 28.350 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB) chính thức hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 28.350 tỷ đồng sau 2 đợt phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.

SeABank chốt quyền trả cổ tức bằng cổ phiếu và chia cổ phiếu thưởng Vinalines muốn bán hết cổ phiếu TJC, chồng bà Nguyễn Thị Nga hạ sở hữu tại SeABank

Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Ngân hàng TNHH Đại chúng Ayudhya (Krungsri) - thành viên Tập đoàn MUFG (Nhật Bản) vừa qua đã có đề nghị với Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) về việc muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance. Thương vụ chuyển nhượng sẽ đem lại nguồn thặng dư vốn đáng kể cho cổ đông của SHB cũng như nâng cao năng lực tài chính và vị thế của ngân hàng.

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ, cấp khoản vay mới chỉ 4,5%/năm SHB muốn huy động 5.000 tỷ đồng qua phát hành trái phiếu

Dễ dàng liên kết tài khoản Sacombank vào ứng dụng VNeID nhận an sinh xã hội

Hưởng ứng chủ trương của Chính phủ trong công tác thúc đẩy chi trả an sinh xã hội (ASXH) không dùng tiền mặt, đồng thời tăng cường số hóa hoạt động ngân hàng hướng đến nâng cao trải nghiệm cho khách hàng, Sacombank chính thức triển khai tính năng liên kết/cập nhật tài khoản thanh toán (TKTT) của khách hàng nhận chi trả ASXH trên ứng dụng VNeID.

Cập nhật giấy tờ và sinh trắc học trước ngày 1/1/2025 để không gián đoạn giao dịch tại Sacombank Sacombank báo lãi trong quý III/2024