VIS Rating: Khoảng 1.800 tỷ đồng trái phiếu có rủi ro cao không trả được nợ gốc đúng hạn trong tháng 9

Theo VIS Rating, trong tháng 9/2024, tổng giá trị trái phiếu đáo hạn đạt 24.500 tỷ đồng, trong đó, dự kiến có 1.800 tỷ đồng trái phiếu có nguy cơ chậm trả nợ gốc, phần lớn trong số này đã chậm trả lãi trái phiếu trước đó.

VIS Rating: Khoảng 1.800 tỷ đồng trái phiếu có rủi ro cao không trả được nợ gốc đúng hạn trong tháng 9

Báo cáo tổng quan thị trường trái phiếu doanh nghiệp tháng 8/2024 của VIS Rating cho thấy, trong tháng 8, trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phát hành mới đạt 57.700 tỷ đồng, tăng 10.900 tỷ đồng so với tháng 7, nâng tổng lũy kế TPDN phát hành mới tính từ đầu năm đến hết tháng 8/2024 lên 257.900 tỷ đồng.

Trong tháng 8, các ngân hàng thương mại đã phát hành tổng cộng 51.300 tỷ đồng, tiếp tục chiếm phần lớn trong các đợt phát hành mới. Trong số các trái phiếu do các ngân hàng phát hành mới, 40% là trái phiếu thứ cấp đủ điều kiện tính vào vốn cấp 2, được phát hành bởi các ngân hàng. Các trái phiếu vốn cấp 2 này có kỳ hạn trung bình 8,1 năm và lãi suất từ 5,5% đến 7,6% trong năm đầu tiên. Các trái phiếu khác là trái phiếu không có tài sản đảm bảo với kỳ hạn 3 năm và lãi suất cố định từ 5,2% đến 7,7%.

Tỷ lệ trái phiếu chậm trả lũy kế tiếp tục xu hướng giảm kể từ quý I/2024, tính đến ngày 31/8/2024 đã giảm nhẹ xuống còn 14,9% so với 15,1% của tháng trước. Khoảng 63% giá trị trái phiếu chậm trả lũy kế đến từ nhóm bất động sản nhà ở, với tỷ lệ chậm trả lũy kế là 31%. Tổng số trái phiếu chậm trả phát sinh mới tính từ đầu năm đến cuối tháng 8/2024 là 12.700 tỷ đồng.

Riêng trong tháng 8/2024, chỉ có 1 trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) tổng mệnh giá 450 tỷ đồng công bố chậm trả lãi coupon lần đầu, thấp hơn so với con số 1.240 tỷ đồng ghi nhận trong tháng 7. Trái phiếu này được phát hành bởi 1 doanh nghiệp nhóm bất động sản vào tháng 8/2020 với kỳ hạn 3 năm và đến tháng 7/2023 đã được lùi thời gian đáo hạn 1 năm. Tuy nhiên trong tháng 7/2024, trái phiếu này tiếp tục được gia hạn thêm 1 lần nữa đến tháng 8/2025.

Quảng cáo

Việc xử lý TPDN chậm trả đang có những cải thiện. Trong tháng 8/2024, 13 tổ chức phát hành chậm trả thuộc các lĩnh vực bất động sản nhà ở, bán lẻ và nông nghiệp đã hoàn trả tổng cộng 2.400 tỷ đồng tiền gốc cho các trái chủ. Sau khi thanh toán một phần, dư nợ trái phiếu chậm trả còn lại của nhóm các tổ chức phát hành này còn 8.500 tỷ đồng.

Phần lớn các khoản thanh toán nợ gốc TPDN chậm trả trong tháng 8/2024 liên quan đến Công ty CP Xuất nhập khẩu Nông sản và Vật tư (CAJIMEX). CAJIMEX đã phát hành trái phiếu vào năm 2020 và đáo hạn tháng 12/2026, nhưng sau đó chậm trả lãi coupon lần đầu trong năm 2023. Đến tháng 8/2024, CAJIMEX đã hoàn tất việc mua lại toàn bộ trái phiếu theo thỏa thuận với các trái chủ.

Theo dữ liệu của VIS Rating, trong tổng số 567 trái phiếu chậm trả phát sinh từ năm 2022, 63 trái phiếu đã thanh toán toàn bộ gốc lãi chậm trả cho các trái chủ và 294 trái phiếu đang trong quá trình tái cấu trúc. Tỷ lệ thu hồi chậm trả của các trái phiếu chậm trả đã tăng lên 20,8% vào cuối tháng 8/2024.

Sang tháng 9/2024, VIS Rating cho biết, tổng giá trị trái phiếu đáo hạn khoảng 24.500 tỷ đồng, cao hơn so với tháng trước là 18.100 tỷ đồng. "Chúng tôi dự kiến trong số các trái phiếu đáo hạn vào tháng 9/2024, có 1.800 tỷ đồng có nguy cơ chậm trả nợ gốc, phần lớn trong số này đã chậm trả lãi trái phiếu trước đó", báo cáo của VIS Rating nêu.

Trong vòng 12 tháng tới, VIS Rating ước tính có khoảng 18% trong số 245.000 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn có nguy cơ chậm trả nợ gốc. Trong số đó, 76% giá trị trái phái phiếu rủi ro cao thuộc các công ty trong nhóm ngành bất động sản nhà ở và xây dựng.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh

Nhu cầu co-working space tại Nghệ An ngày càng cao

Không gian sống xanh trong lòng phố tích hợp co-working space - không gian làm việc chung lần đầu tiên tại Nghệ An đang trở thành lựa chọn của chuyên gia nước ngoài và cộng đồng digital nomad (du mục kĩ thuật số) trong nước, quốc tế.

Một tỉnh có tất cả 207 xã, phường, thị trấn đều không đạt cả 2 tiêu chuẩn diện tích và dân số Hà Nội cho phép Ngôi sao Châu Á chuyển gần 5.000 m2 đất sang xây nhà ở xã hội

GDP của Pháp sẽ giảm hơn 0,5 điểm phần trăm vì thuế quan Mỹ

Thủ tướng Pháp ông Francois Bayrou cho biết, các mức thuế quan của Mỹ đối với Pháp có thể khiến GDP của quốc gia này mất hơn 0,5 điểm phần trăm và làm gián đoạn các nỗ lực thu hẹp thâm hụt ngân sách.

Sự thật về việc Việt Nam đang áp thuế quan 90% với hàng hóa Hoa Kỳ? Đài Loan (Trung Quốc) chi ngân sách khủng để đối phó thuế nhập khẩu của Mỹ

Dự án Hanoi Melody Residences nhận sổ đỏ toàn khu

Dự án Hanoi Melody Residences đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất – thường gọi là sổ đỏ, đánh dấu một cột mốc pháp lý quan trọng, bảo chứng vững chắc cho quyền lợi của cư dân và nhà đầu tư.

Hơn 2,39 tỷ USD vốn ngoại đổ vào thị trường bất động sản 3 tháng đầu năm “Bộ tứ đắc lợi” khi sở hữu bất động sản thấp tầng ở Ocean City

Mỹ công bố mức thuế sơ bộ chống bán phá giá thép mạ ảnh hưởng thế nào đến các doanh nghiệp HSG, HPG, NKG?

Theo một doanh nghiệp tôn mạ, dù mức thuế sơ bộ vừa công bố khá cao, nhưng trên thực tế không gây thêm ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến tình hình sản xuất – kinh doanh hiện tại của các doanh nghiệp thép Việt Nam do việc tạm ngừng xuất khẩu thép mạ sang Mỹ đã kéo dài suốt từ thời điểm khởi xướng điều tra cho đến nay.

Mỹ kết luận sơ bộ tỷ lệ bán phá giá tôn mạ Việt Nam: Hòa Phát, Pomina, Nam Kim cùng 49,42%, Hoa Sen 59% Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Chính phủ đã đề nghị Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế để đàm phán

Doanh thu của nhà lắp ráp iPhone hàng đầu cao kỷ lục

Tập đoàn Foxconn, nhà sản xuất thiết bị điện tử theo hợp đồng lớn nhất thế giới, vừa công bố doanh thu quý I/2025 cao kỷ lục nhờ nhu cầu mạnh mẽ đối với sản phẩm trí tuệ nhân tạo (AI).

Indonesia từ chối khoản đầu tư 100 triệu USD của Apple, vẫn cấm Apple bán iPhone 16 iPhone 16e: Chiến lược "chim mồi" của Apple trong phân khúc giá rẻ?