Vingroup trở lại top 3 vốn hoá lớn nhất sàn chứng khoán

Trong 1 tháng trở lại đây, thị giá VIC đã tăng khoảng 45%, đang ở vùng đỉnh 18 tháng, đưa vốn hoá thị trường của Vingroup lên gần 230.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 9 tỷ USD.

ong-pham-nhat-vuong-.jpg
Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup

Cổ phiếu “họ Vingroup” tiếp tục có diễn biến tích cực trong phiên giao dịch ngày 1/4 khi VIC tăng 2,9%; VHM tăng 3,3%; VRE tăng 4,4%. Như vậy, chỉ trong 1 tháng trở lại đây, thị giá VIC đã tăng khoảng 45%, VHM tăng 30%, còn VRE tăng 15%. Bộ đôi VIC và VHM đang ở vùng đỉnh 18 tháng, trong khi VRE cũng ở mức cao nhất trong hơn 1 năm.

Theo đó, vốn hoá thị trường của Vingroup cũng tăng mạnh, lên gần 230.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 9 tỷ USD. Con số này đưa tập đoàn của ông Phạm Nhật Vượng vượt qua VietinBank và Viettel Global để trở lại top 3 doanh nghiệp giá trị nhất sàn chứng khoán. Vốn hóa của Vingroup hiện chỉ kém 2 ngân hàng Vietcombank và BIDV.

Trước đó, năm 2024, Vingroup từng rời khỏi top 10 vốn hoá. Vingroup tìm lại “hào quang” của chính mình trong quá khứ, khi có thời điểm, Vingroup từng có vốn hoá lên đến gần 20 tỷ USD, tổng giá trị doanh nghiệp “họ” Vingroup từng xấp xỉ 1 triệu tỷ đồng, chiếm đến 1/4 vốn hoá toàn thị trường.

screenshot-2025-04-01-at-15.19.55.png
Vốn hoá Vingroup chỉ sau Vietcombank, BIDV (đơn vị: tỷ đồng)
Quảng cáo

Nhóm Vingroup tiếp tục nổi sóng khi sắp đến thời điểm niêm yết Vinpearl. Doanh nghiệp có vốn điều lệ 18.000 tỷ đồng này đã nộp hồ sơ từ ngày 3/3 và đang chờ đợi quyết định từ HoSE. Theo quy định, kết quả cuối cùng sẽ có vào đầu tháng 4. Nếu Vinpearl được chấp thuận niêm yết, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ có thêm một lựa chọn đáng chú ý.

Ngày 22/4 tới đây, Công ty CP Vinpearl sẽ tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2025 tại Hà Nội. Theo tài liệu mới công bố, Vinpearl lên kế hoạch doanh thu thuần đạt 14.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 1.700 tỷ đồng. Vinpearl cho biết sẽ ưu tiên đa dạng hóa thị trường trong năm 2025 và mở rộng thị trường khách quốc tế.

Một doanh nghiệp khác nhóm Vingroup là Vincom Retail cũng đã công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, dự kiến diễn ra vào ngày 22/4 tới đây tại Hà Nội. Theo đó, Vincom Retail đặt mục tiêu doanh thu thuần đạt khoảng 9.520 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt kỷ lục khoảng 4.700 tỷ đồng, tăng gần 15% so với thực hiện 2024.

Bên cạnh đó, hoạt động của Vingroup cũng có nhiều thông tin tích cực như UBND TP. Hồ Chí Minh vừa phê duyệt dự án đầu tư xây dựng hạng mục lấn biển thuộc dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ tại xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh do Công ty CP Đô thị du lịch Cần Giờ (thành viên Tập đoàn Vingroup) làm chủ đầu tư.

Theo quyết định, dự án có phạm vi lấn biển có diện tích rộng 1.357 ha, diện tích khu vực san nền là 906 ha với cao độ trên 2,90 m (so với cao độ Hòn Dấu). Tổng mức đầu tư hơn 64.425 tỷ đồng, thực hiện đến năm 2031 với các phần thiết kế san nền, kè hồ, kè biển. UBND TP. Hồ Chí Minh yêu cầu chủ đầu tư và các đơn vị tư vấn phải thực hiện đầy đủ các thủ tục theo đúng quy định, đảm bảo công tác bảo vệ môi trường theo hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.

Năm 2025, Vinhomes dự kiến mở bán 4 dự án mới: Vinhomes Apollo City (Hạ Long), Wonder City (Đan Phượng), Phước Vĩnh Tây, Dương Kinh và các căn còn lại của những dự án đang triển khai. Trước đó, tổng doanh thu thuần hợp nhất trong cả năm 2024 của Vingroup đạt 192.159 tỷ đồng, tăng 19% so với năm trước và là mốc doanh thu cao nhất lịch sử của Vingroup nhờ động lực chính từ tốc độ bàn giao mạnh mẽ các bất động sản tại các đại dự án, đặc biệt là Vinhomes Royal Island, song song với sự tăng trưởng vượt bậc từ mảng xe điện.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh

WB điều chỉnh giảm dự báo kinh tế toàn cầu năm 2025 xuống 2,3%, mức thấp nhất kể từ năm 2008

Tại báo cáo cập nhật về triển vọng kinh tế toàn cầu, Ngân hàng Thế giới (WB) đã hạ dự báo GDP năm 2025 do các rào cản thương mại tăng cao và môi trường chính sách bất ổn.

Standard Chartered: Dự báo gì về lạm phát của Việt Nam thời gian tới? WB nâng mức dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2025 lên 6,8%

Doanh nghiệp Nhà nước được tự quyết lương, thưởng và đầu tư bất động sản

Với Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp vừa được Quốc hội thông qua, cơ chế tiền lương, thưởng và quyền lợi tại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã có sự thay đổi đáng kể, trao thêm quyền tự chủ cho doanh nghiệp.

Hà Nội ban hành quy định mới về phí quản lý, vận hành nhà chung cư Đề xuất quy định chi tiết về thuế VAT

Yến sào Khánh Hòa (SKV) chuẩn bị trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 18,3%

Với tỷ lệ chi trả cổ tứ 18,3%, tương ứng cổ đông sở hữu mỗi cổ phiếu được nhận 1.830 đồng, SKV dự kiến cần chi 42 tỷ đồng để thanh toán cho cổ đông.

SJ Group phát hành hơn 182,6 triệu cổ phiếu để trả cổ tức gộp 5 năm và thưởng cổ đông Chứng khoán VNDIRECT sắp chi hơn 760 tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt

Chủ tịch Mobifone giữ chức Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Ban Chính sách, chiến lược Trung ương vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Hồng Hiển, Chủ tịch Hội đồng thành viên Mobifone giữ chức Vụ trưởng Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại MobiFone về Bộ Công an MobiFone chính thức cung cấp dịch vụ 5G

Xăng, nước ngọt, điều hòa công suất lớn vào diện chịu thuế

Sáng ngày 14/6, với 94,98% đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), bổ sung một số hàng hóa – dịch vụ vào diện chịu thuế.

Bỏ thuế khoán, thay đổi tất yếu nhưng nhiều thách thức Bộ Tài chính: Bỏ thuế khoán để xóa bỏ bất công nghiêm trọng giữa hộ kinh doanh kê khai so với hộ khoán

F88 sẽ lên sàn UPCoM từ tháng 7

Ngày 13/6, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDC) thông báo đã cấp mã chứng khoán F88 cho Công ty CP Đầu tư F88, đồng thời xác nhận đăng ký 8.264.612 cổ phiếu, tương ứng vốn điều lệ hơn 82,64 tỷ đồng.

Sau năm lãi kỷ lục, F88 bất ngờ báo lỗ kỷ lục 528 tỷ đồng trong năm 2023 MWG, F88 khởi xướng cuộc đua biến cửa hàng, điểm giao dịch thành cây ATM

Dragon Capital không còn là cổ đông lớn tại Nam Long

4 quỹ thành viên thuộc Dragon Capital đã bán ra tổng cộng 1,1 triệu cổ phiếu NLG, hạ tổng sở hữu của cả nhóm từ 20,05 triệu đơn vị, chiếm tỷ lệ 5,2% vốn điều lệ xuống còn 18,95 triệu đơn vị chiếm 4,92% vốn điều lệ Nam Long.

ĐHCĐ Nam Long: Đã có đối tác đang đàm phán một phần dự án Izumi, mục tiêu lợi nhuận năm tăng 35% Nam Long muốn xây 20.000 căn nhà xã hội ở Đồng Nai