Cược lớn vào FPT, bỏ quên nhóm Vingroup, hiệu suất các quỹ mở thua xa VN-Index

Cổ phiếu FPT giúp các quỹ mở thắng lớn trong năm 2024 nay lại là một trong những yếu tố khiến hiệu suất thua xa VN-Index từ đầu 2025.

Sau năm 2024 thắng lớn, các quỹ mở khởi đầu năm 2025 không mấy suôn sẻ dù thị trường chung biến động khá thuận lợi. Hầu hết các quỹ mở lớn nhất thị trường đều ghi nhận hiệu suất thua xa mức tăng của VN-Index từ đầu năm (tính đến 24/3). Thậm chí, nhiều quỹ mở còn lỗ khi ngày chốt NAV quý 1 đang đến gần.

Kết quả này trái ngược hoàn toàn với năm 2024 khi hầu hết các quỹ mở có hiệu suất vượt trội VN-Index, cùng mức tăng ấn tượng hàng chục %. Đa phần quỹ mở lãi lớn năm ngoái như VMEEF, SSISCA, VLGF, VCBF-BCF, VCBF-MGF, BVPF, DCDS, VEOF,… đều không còn giữ được phong độ.

Nhìn vào top danh mục của các quỹ mở có thể dễ dàng nhận ra câu chuyện “thành bại tại FPT”. Cổ phiếu này là cái tên xuất hiện nhiều nhất trong top đầu danh mục của các quỹ mở, gần như xuyên suốt từ năm ngoái đến nay. Tại thời điểm cuối tháng 2/2025, FPT thậm chí còn chiếm tỷ trọng lớn nhất tại một số quỹ mở như DCDS, VCBF-BCF, MAGEF, BVPF.

Năm ngoái, cổ phiếu FPT tăng bền bỉ xô đổ nhiều kỷ lục với 42 lần vượt đỉnh, góp phần không nhỏ giúp các quỹ mở nắm giữ có hiệu suất vượt trội. Tuy nhiên, phong độ của cổ phiếu này đã chững lại từ đầu năm 2025 trước khi bắt đầu trượt dài từ đầu tháng 2, ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất của các quỹ. Trong khi đó, 2 quỹ có hiệu suất khả quan nhất từ đầu năm là MBVF và BVFED không có FPT trong top 5 danh mục.

Cổ phiếu FPT giảm mạnh trước áp lực chốt lời đến từ khối ngoại và nhà đầu tư trong nước. Thêm nữa, hiệu ứng từ cơn bão DeepSeek càn quét cổ phiếu công nghệ toàn cầu cũng phần nào ảnh hưởng đến FPT. Dù vậy, công ty công nghệ số 1 Việt Nam vẫn có một nền tảng cơ bản ổn định với tăng trưởng lợi nhuận duy trì trên 20% “đều như vắt tranh”.

Quảng cáo

Ngoài ảnh hưởng từ FPT, một yếu tố khiến hiệu suất của các quỹ mở thua xa VN-Index từ đầu năm là việc thiếu vắng cổ phiếu “họ” Vingroup trong danh mục. Ngoại trừ MBVF giữ VHM tỷ trọng cao thứ 2 danh mục (tại ngày cuối tháng 1/2025), nhóm Vingroup gần như không xuất hiện trong top 5 khoản đầu tư lớn nhất của đa phần các quỹ mở.

Đây lại là 2 cổ phiếu đóng góp lớn nhất vào VN-Index, khoảng 28 điểm tính từ đầu năm 2024 đến ngày 25/3. Với việc Vinpearl tiến hành niêm yết HoSE cùng nhiều luồng thông tin hỗ trợ gần đây, VIC và VHM đã tăng 30-40% chỉ trong khoảng 1 tháng trở lại đây, qua đó leo lên vùng đỉnh 18 tháng.

Nhìn chung, hiệu suất của các quỹ mở mang tính thời điểm và biến động ngắn hạn của thị trường cũng như các cổ phiếu là điều khó tránh khỏi. Dù vậy, việc duy trì hiệu suất tệ trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng nhất định đến khả năng hút vốn của các quỹ mở. Vì thế, sự linh hoạt trong việc cơ cấu danh mục là một yếu tố quan trọng để các quỹ mở cải thiện phong độ.

Ở góc độ nhà đầu tư cá nhân, chứng chỉ quỹ (trong đó có quỹ mở) vẫn là một lựa chọn đáng cân nhắc để rót vốn, đặc biệt với những người không có đủ chuyên môn và thời gian để nghiên cứu tự đầu tư. Bởi lẽ, các quỹ được quản lý bởi các chuyên gia tài chính giàu kinh nghiệm, quy trình đầu tư chặt chẽ, kiểm soát được rủi ro.

Tóm lại, thị trường chứng khoán Việt Nam đang biến động không thật sự thuận lợi trong ngắn hạn bởi (1) áp lực chốt lời sau giai đoạn đi lên trước đó; (2) tình hình kinh tế, địa chính trị bất ổn bên ngoài thế giới; (3) dòng vốn ngoại tiếp tục rút khỏi các thị trường cận biên, mới nổi… Những biến số này có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của các quỹ cũng như nhà đầu tư cá nhân trong ngắn hạn.

Dù vậy, triển vọng tăng trưởng trong dài hạn của chứng khoán Việt Nam vẫn được đánh giá cao nhờ (1) tình hình vĩ mô ổn định, các giải pháp thúc đẩy kinh tế của Chính phủ; (2) khả năng tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết; (3) câu chuyện nâng hạng ngày càng rõ ràng sau những nỗ lực của cơ quan quản lý… Đây sẽ là động lực để thị trường thu hút dòng tiền lớn trong tương lai, tạo ra dưa địa để các quỹ mở phát triển.

Quỹ mở là quỹ đại chúng mà chứng chỉ quỹ đã chào bán ra công chúng phải được mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư. Thời gian hoạt động, quy mô vốn của quỹ mở không bị giới hạn, mà phụ thuộc vào tình hình hoạt động và khả năng huy động vốn của công ty quản lý quỹ. Lợi nhuận của nhà đầu tư được xác định bằng chênh lệnh giữa giá mua và bán.

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Nhà đầu tư ngoại mua gần 157 triệu cổ phiếu MCH, SK Group cân nhắc thoái vốn khỏi Vingroup và Masan

Sau khi mua gần 157 triệu cổ phiếu MCH trong đợt phát hành vừa kết thúc, các cổ đông nước ngoài đã nắm giữ tổng cộng hơn 176,7 triệu cổ phiếu, tương ứng 16,64% vốn tại Masan Consumer.

Pyn Elite Fund trở thành cổ đông lớn Tập đoàn Hà Đô, Dragon Capital nâng sở hữu Đất Xanh lên hơn 11% Quan điểm của PYN Elite Fund sau khi chốt lời FPT, CMG có gây tranh cãi?

Chứng khoán BSC sẽ dùng hơn 50% lợi nhuận năm 2024 để tăng vốn điều lệ

ĐHĐCĐ ngày 18/4 của CTCP Chứng khoán BIDV (BSC, mã BSI) sẽ thông qua kết quả kinh doanh năm 2024 và kế hoạch năm 2025. Đồng thời, công ty cũng dự kiến thay đổi thành viên Ban Kiểm soát.

BSC: “Dòng tiền sẽ tiếp tục chuyển dịch vào kênh chứng khoán” ĐHĐCĐ BSC: Đã sẵn sàng KRX, chỉ chờ thêm quyết định cuối cùng của UBCK

Ngành quỹ chỉ chiếm 6% GDP, Chủ tịch UBCKNN nêu 5 giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng

Theo Chủ tịch UBCKNN Vũ Thị Chân Phương, việc thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành quỹ không chỉ giúp thu hút dòng vốn dài hạn mà còn góp phần xây dựng một cơ sở nhà đầu tư ổn định và bền vững hơn.

Các quỹ ETF tổng quy mô gần 13.000 tỷ sẽ "săn lùng" những cổ phiếu nào trong kỳ review tháng 4? Cược lớn vào FPT, bỏ quên nhóm Vingroup, hiệu suất các quỹ mở thua xa VN-Index

Chứng khoán Agriseco đặt mục tiêu tăng trưởng dưới 10%, trả cổ tức bằng cổ phiếu

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 diễn ra tại Hà Nội ngày 28/3, cổ đông Chứng khoán Agriseco đã thông qua kết quả kinh doanh, kế hoạch năm 2025 và nội dung trả cổ tức năm 2025.

Từ chứng khoán đến nông nghiệp: Đế chế kinh doanh của ông chủ SSI Chứng khoán MBS sẽ phát hành gần 69 triệu cổ phiếu với giá bằng 1/3 thị giá

Chứng khoán Mỹ chao đảo, Dow Jones giảm hơn 700 điểm sau báo cáo lạm phát nóng vượt dự đoán và lo ngại về thuế quan

Thị trường chứng khoán lao dốc mạnh trong phiên ngày 28/3. Áp lực xuất phát từ những bất ổn gia tăng liên quan đến chính sách thương mại Mỹ cũng như triển vọng ảm đạm về lạm phát.

Chứng khoán Mỹ tăng phiên thứ hai liên tiếp trước khi Fed nhóm họp Fed giữ nguyên lãi suất, chứng khoán Mỹ bứt phá

Thị trường vẫn chịu sức ép, nhóm Chứng khoán có tiền kéo ngược cuối phiên

Sức ép sau các phiên rung lắc thậm chí còn lớn hơn trong phiên cuối tuần. Nếu như không có hiện tượng dòng tiền vào kéo các cổ phiếu Chứng khoán cuối phiên, bức tranh giao dịch có phần khá tiêu cực.

Đi ngược khu vực, thị trường vẫn khiến nhà đầu tư lo lắng Thị trường rung lắc liên tục, nhà đầu tư lại chịu tâm lý "thấp thỏm"

Chứng khoán Phố Wall giảm điểm vì lo ngại thuế quan

Thị trường chứng khoán Phố Wall giảm điểm phiên 27/3, ngày giảm thứ hai liên tiếp do Mỹ công bố kế hoạch áp thuế lên ô tô và phụ tùng nhập khẩu, gây lo ngại cho thị trường tài chính toàn cầu.

Tesla mất 800 tỷ USD vốn hóa, cú sốc nặng nhất 15 năm khi cổ phiếu giảm giá 7 tuần liên tiếp gây chấn động Phố Wall Từ TikTok đến Phố Wall: Ảnh hưởng của Thế hệ Z đến thị trường tài chính