Trung Quốc dẫn đầu các nước nhập thủy sản Việt Nam

Trung Quốc đã vươn lên dẫn đầu về kim ngạch nhập khẩu thủy sản Việt Nam, đạt gần 710 triệu USD, tăng 56% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng cao nhất trong nhóm thị trường lớn.

screenshot-2025-05-07-at-17.23.58.png
(Ảnh minh hoạ)

Số liệu từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Việt Nam (VASEP) cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam 4 tháng đầu năm 2025 đạt 3,3 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái. Động lực tăng trưởng đến từ nhiều nhóm mặt hàng chủ lực như tôm, cá tra và nhuyễn thể. Trong đó, mặt hàng tôm phục hồi ấn tượng với 1,27 tỷ USD, tăng 30% nhờ giá cả dần ổn định và cầu thị trường tăng tại một số khu vực như Trung Quốc, EU và Nhật Bản.

Về thị trường nhập khẩu, Trung Quốc đã vươn lên dẫn đầu về kim ngạch nhập khẩu thủy sản Việt Nam, đạt gần 710 triệu USD, tăng 56% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng cao nhất trong nhóm thị trường lớn.

screenshot-2025-05-07-at-17.22.06.png
(Nguồn VASEP)

Nhật Bản đứng thứ 2, với hơn 536 triệu USD, tăng 22% nhờ sự ổn định trong nhu cầu và lợi thế từ các sản phẩm giá trị gia tăng. Trong khi đó, Mỹ nhập thủy sản của Việt Nam đạt 498 triệu USD, tăng 7% và xuống vị trí thứ 3. Riêng trong tháng 4, kim ngạch thủy sản xuất sang nước này chỉ đạt hơn 120 triệu USD, giảm 15% so với cùng kỳ năm trước. Đây là thời điểm Mỹ công bố mức thuế đối ứng đối với hàng hóa Việt Nam xuất khẩu.

Xuất khẩu sang EU cũng khá tích cực, đạt kim ngạch 351,5 triệu USD (tăng 17%), Hàn Quốc là 264 triệu USD (tăng 15%) nhờ tận dụng hiệu quả các ưu đãi thuế quan từ EVFTA. ASEAN là điểm sáng với 218,8 triệu USD (tăng 25%), trong khi Trung Đông giảm 8% do nhu cầu tiêu thụ yếu.

Quảng cáo

Cũng theo số liệu VASEP, thị trường Trung Quốc và Hồng Kông đã vươn lên vị trí dẫn đầu nhập khẩu nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam. Nếu quý I/2024, Trung Quốc và Hồng Kông chỉ chiếm 4% thì sang quý I/2025 thị trường này đã nhảy vọt lên chiếm tới 37%. Con số này vượt xa các thị trường quan trọng khác như EU với 18 triệu USD, Mỹ với hơn 6 triệu USD.

Trung Quốc hiện nhập khẩu nhiều nhất các loại ốc hương, nghêu và điệp. Trong đó, ốc hương sống chiếm áp đảo với gần 16 triệu USD, tiếp theo là nghêu sống gần 5 triệu USD và điệp đông lạnh gần 3 triệu USD. Cơ cấu nhập khẩu này cho thấy rõ xu hướng tiêu dùng của người dân Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng các sản phẩm tươi sống và đông lạnh chất lượng cao, một lợi thế lớn cho các doanh nghiệp sản xuất và chế biến nhuyễn thể của Việt Nam.

Trong hai tháng tới (tháng 5 và 6/2025), theo VASEP, xuất khẩu thủy sản Việt Nam được dự báo sẽ có sự chuyển dịch mạnh mẽ trước khi chính sách thuế quan đối ứng mới của Mỹ có hiệu lực từ ngày 9/7/2025. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tập trung đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ, đặc biệt với các sản phẩm chủ lực như tôm và cá tra, nhằm tận dụng tối đa giai đoạn trước khi thuế quan mới làm tăng chi phí. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này có thể tăng 10-15% so với tháng 4/2025, nhờ các hợp đồng được ký kết gấp rút và chiến lược giảm giá để duy trì thị phần.

Trước đó, Mỹ từng tuyên bố mức thuế đối ứng lên đến 46% đối với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam, tuy nhiên, sau đó, gia hạn thời gian áp thuế đối ứng và điều chỉnh mức thuế này còn 10%. Việt Nam - Mỹ hiện cũng đang đàm phán song phương về vấn đề này.

Về phía các doanh nghiệp thủy sản, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên Công ty CP Vĩnh Hoàn (mã VHC), HĐQT Vĩnh Hoàn vẫn tin tưởng vào lợi thế cạnh tranh của cá tra – đặc biệt tại thị trường Mỹ – và sẽ tiếp tục xem đây là dòng sản phẩm cốt lõi. Cá tra có lợi thế cạnh tranh về giá so với các loại cá trắng như cod, pollock và cá rô phi, đặc biệt trong bối cảnh sản phẩm Trung Quốc đang chịu mức thuế cao hơn. Việt Nam vẫn giữ vị thế là nước xuất khẩu cá tra lớn nhất, và VHC sẽ tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu.

HĐQT đánh giá căng thẳng thương mại Mỹ - Trung có thể là cơ hội cho ngành thủy sản Việt Nam nói chung và VHC nói riêng để mở rộng hoạt động nuôi cá rô phi. Điều kiện tự nhiên tại Việt Nam phù hợp với nuôi cá rô phi và hiện đã có một số nông dân miền Bắc mở rộng vùng nuôi cá này, các cơ quan trong ngành cũng đang có những hoạt động đẩy mạnh nuôi cá rô phi.

Trong khi đó, tại ĐHĐCĐ Công ty CP Thực phẩm Sao Ta (FMC), một trong những nhà xuất khẩu tôm lớn Việt Nam cho biết đang cân nhắc rút khỏi thị trường Mỹ nếu mức thuế lên tới 46% được áp dụng. Công ty sẽ tăng cường thâm nhập các thị trường Canada, Australia, Hàn Quốc và Nhật Bản. Chủ tịch HĐQT Hồ Quốc Lực đánh giá Trung Quốc cũng là một thị trường rất tiềm năng, doanh nghiệp đang theo dõi để sẵn sàng thâm nhập khi đủ điều kiện.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất bị dột, Bộ Xây dựng ra công điện khẩn

Bộ Xây dựng yêu cầu Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) khẩn trương rà soát, khắc phục triệt để những khiếm khuyết của công trình, trong đó đặc biệt lưu ý xử lý dứt điểm tình trạng nước mưa rò rỉ từ mái kính xuống sàn.

Cuộc đua tăng vốn của các “ông lớn” hàng không ACV, Vietnam Airlines, Vietjet Cảng hàng không (ACV) lần đầu trong lịch sử chia cổ tức bằng cổ phiếu, hơn 10.000 cổ đông xếp hàng chờ

Chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng về đàm phán lần thương mại đối ứng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

Sáng 24/5, Thủ tướng đã chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ nghe báo cáo, đánh giá tình hình và cho ý kiến về các định hướng, giải pháp, công việc tiếp theo sau vòng đàm phán lần thứ 2 Hiệp định song phương về thương mại đối ứng Việt Nam và Hoa Kỳ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận thêm nhiệm vụ mới Thủ tướng yêu cầu quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu hình thành sàn giao dịch vàng

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về quản lý thị trường vàng, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước trước mắt đưa chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới xuống còn khoảng 1-2%...

Phiên 22/5, giá vàng thế giới đảo chiều đi xuống Đồng pha với thế giới, giá vàng SJC quay đầu giảm

Lộ diện địa phương duy nhất có kim ngạch xuất khẩu cán mốc 16 tỷ USD trong 4 tháng năm 2025

Tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa trong 4 tháng/2025 đạt 140,34 tỷ USD, tăng 13% (tương ứng tăng 16,12 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Theo Cục Hải quan, sau 1/3 chặng đường năm, tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa đã đạt mốc cao nhất từ trước tới nay.

Năm 2025, phấn đấu GDP bình quân đầu người đạt trên 5.000 USD Sáng 23/5, Quốc hội bàn kế hoạch đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Logistics: Bệ phóng cho các đô thị toàn cầu

Tại Rotterdam, Thâm Quyến hay Singapore, logistics đã nâng tầm và đưa các đô thị trở thành tâm điểm sầm uất của cả thế giới. Một diện mạo tương tự đang hiện hữu tại Hải Phòng, trong đó khu vực Hải An đóng vai trò mũi nhọn.

Doanh nghiệp cảng biển và đường bộ: Kinh doanh tăng trưởng tích cực Nhóm Cảng biển tạo điểm nhấn cho thị trường trước kỳ nghỉ lễ

Sáng 23/5, Quốc hội bàn kế hoạch đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Theo Chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng thứ 6 (ngày 23/5) Quốc hội thảo luận tại tổ về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có giải pháp để đạt mục tiêu GDP tăng 8% trở lên.

GDP 2024 đạt 475 tỷ USD, Việt Nam cần bao lâu để vượt mốc 1.000 tỷ USD? Việt Nam vừa lập kỷ lục tăng trưởng GDP, mục tiêu vào top 30 nền kinh tế lớn thế giới

Quỹ nhà ở quốc gia sẽ hoạt động phi lợi nhuận

Theo Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc, Quỹ nhà ở quốc gia được lập, hoạt động phi lợi nhuận với nguồn lực chủ yếu từ ngân sách để hỗ trợ xây nhà ở xã hội, nhà giá rẻ cho người có nhu cầu.

Kho bạc Nhà nước liên tục mua vào ngoại tệ giữa lúc tỷ giá tăng cao Top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất: Tân binh tạo sóng, một cổ phiếu DN Nhà nước "bốc đầu" gần 60%

Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội

Không cần vốn, không tốn nhiều thời gian, ứng dụng ngân hàng số SeAMobile của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) mở ra cơ hội gia tăng thu nhập cho người dùng mọi nơi mọi lúc khi giới thiệu thêm bạn bè đăng ký và sử dụng các tiện ích.

Fed cảnh báo áp lực giá Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm rời ghế Tổng Giám đốc Sacombank sau gần 8 năm điều hành

Thủ tướng yêu cầu quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025

Chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025 (mục tiêu trước đây là 95%).

Thủ tướng đôn đốc đẩy mạnh giải ngân đầu tư công năm 2025 Giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng ước đạt gần 130.000 tỷ đồng