Vietnam Airlines ghi dấu cột mốc 30 năm đường bay Việt Nam - Hàn Quốc

Ngày 03/7/2024, tại Seoul - Hàn Quốc, Vietnam Airlines đã tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm đường bay và chào mừng hành khách thứ 15 triệu trên đường bay Việt Nam-Hàn Quốc. Sự kiện diễn ra trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác Việt Nam.

anh-1-1-.jpg
Nghi thức chào mừng 30 năm đường bay và hành khách thứ 15 triệu của Vietnam Airlines trên đường bay giữa Việt Nam - Hàn Quốc.
anh-2-1-.jpg
Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao vai trò, nỗ lực của Vietnam Airlines trong 30 năm qua khi trở thành cầu nối thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc.
anh-3-2-.jpg
“Tự hào là hãng hàng không đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng và phát triển thị trường hàng không sôi động như ngày hôm nay, 30 năm qua, Vietnam Airlines đã không ngừng nỗ lực mở rộng đường bay và nâng cấp đội máy bay trên đường bay Hàn Quốc.” - Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines Đặng Ngọc Hòa chia sẻ tại sự kiện.
anh-4.jpg
Vietnam Airlines tặng quà khách hàng thứ 15 triệu trên đường bay giữa Việt Nam - Hàn Quốc. Trong ba thập kỷ, Vietnam Airlines đã thực hiện tổng cộng 65.000 chuyến bay, vận chuyển 15 triệu lượt hành khách và 291.300 tấn hàng hóa giữa hai quốc gia.
Quảng cáo
anh-5.jpg
Hiện nay, Vietnam Airlines đang khai thác 06 đường bay thẳng là Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh - Seoul; Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh - Busan; Đà Nẵng - Seoul và Cam Ranh - Seoul, với tần suất trung bình lên tới 112 chuyến bay mỗi tuần.
anh-6.jpg
Cũng tại sự kiện, Vietnam Airlines ký kết Biên bản ghi nhớ với Korean Air về việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực bảo dưỡng, sửa chữa máy bay.
anh-7.jpg
Trước đó, vào ngày 1/7, hãng cũng đã đã trao Biên bản ghi nhớ hợp tác với 4 công ty du lịch tại Hàn Quốc. Theo đó, Vietnam Airlines sẽ phối hợp với các đối tác tăng cường xúc tiến đầu tư, du lịch hai chiều, hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động quảng bá, tiếp thị và hợp tác sản phẩm, dịch vụ hàng không.

Năm 2022, Việt Nam và Hàn Quốc đã nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác chiến lược toàn diện. Hiện Việt Nam và Hàn Quốc đều là đối tác thương mại lớn thứ 3của nhau.

Đối với lĩnh vực hàng không, kể từ khi đường bay Hàn Quốc – Việt Nam chính thức được kết nối, Hàn Quốc là một trong những thị trường quốc tế có tốc độ tăng trưởng tốt nhất tại Việt Nam, với mức tăng 22% trung bình mỗi năm ở thời điểm trước đại dịch, đạt hơn 9,65 triệu lượt khách trong năm 2019.

Năm 2023, tổng lượng khách khai thác trên đường bay Việt Nam – Hàn Quốc đã phục hồi khá tích cực sau đại dịch, đạt 8,25 triệu khách, mức tương đương 85% năm 2019. Trong 5 tháng đầu năm nay, số lượng hành khách khai thác trên đường bay đạt tới hơn 4,4 triệu lượt.

Với những con số này, Việt Nam góp mặt trong nhóm điểm đến hàng đầu của du khách Hàn Quốc. Ngược lại, Hàn Quốc cũng là điểm đến du lịch – học tập – làm việc hàng đầu của người dân Việt.

 

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Ông Phạm Nhật Vượng muốn góp thêm gần 88 triệu cổ phiếu VIC vào VinSpeed

Trước khi đăng ký góp thêm 88 triệu cổ phiếu VIC vào VinSpeed, ông Phạm Nhật Vượng vừa hoàn tất chuyển quyền sở hữu hơn 48 triệu cổ phiếu VIC sang VinSpeed vào ngày 10/6.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng giàu thêm 68 nghìn tỷ trong tháng 5, tổng tài sản ngang ngửa vốn hoá BIDV và bằng 12 người tiếp theo cộng lại

Siết chặt quản lý yến sào giả, kém chất lượng: Cơ hội cho Yến sào Khánh Hòa?

Có lợi thế về thương hiệu quốc gia, vùng nguyên liệu tự nhiên, hệ thống phân phối, kênh xuất khẩu chính ngạch. Vấn đề của Yến sào Khánh Hòa (SKV) là cần tận dụng được thời cơ khi cơ quan chức năng siết chặt quản lý, truy xuất nguồn gốc các sản phẩm kém chất lượng, hàng giả… để củng cố vị thế, gia tăng thị phần.

Sanvinest (SKV): Lợi nhuận quý I sụt giảm mạnh do "dồn sức" cho năm 2023, đặt mục tiêu xuất khẩu 250 tỷ đồng sang Trung Quốc Yến Sào Khánh Hòa (SKV) chia cổ tức cao nhất từ khi lên sàn

Nghị quyết 68 "mở lối" cho doanh nhân sửa sai và đóng góp cho xã hội

Nghị quyết 68 mang tư duy pháp lý mới, giải quyết vi phạm kinh tế phải ưu tiên áp dụng các biện pháp dân sự, kinh tế, hành chính trước, khuyến khích doanh nhân khắc phục sai lầm, tái hòa nhập và đóng góp cho xã hội.

Nghị quyết 68 và lối mở cho kinh tế tư nhân qua giao dịch hàng hóa Nghị quyết 68-NQ/TW: Mục tiêu đến năm 2030 có 2 triệu doanh nghiệp

Top 10 thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất Việt Nam: Có đến 5 nhãn hiệu cùng “nhà Vinamilk”

Theo Kantar Việt Nam, Vinamilk tiếp tục là thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất năm thứ 13 và chiếm sóng Top 10 với các nhãn hiệu cùng “nhà” là Ông Thọ, Ngôi sao Phương Nam, Susu và Probi. Đáng chú ý, sản phẩm Vinamilk có mặt trong gần 9/10 hộ gia đình Việt với tần suất mua đều đặn hàng tháng (14 lần/năm).

CEO Vinamilk: Doanh số xuất khẩu chiếm tỷ trọng nhỏ, ít ảnh hưởng từ biến động toàn cầu Quản lý chặt sữa giả, thuốc giả: Vinamilk, Long Châu hưởng lợi