Vì sao người dùng TikTok luôn chìm đắm trong nội dung độc hại?

Chuyên gia Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc công nghệ Công ty công nghệ An ninh mạng Quốc gia Việt Nam (NCS) đưa ra lời khuyên để người dùng không bị lệ thuộc vào TikTok.

Thế giới số khiến người dùng có nhiều lựa chọn các nguồn cung cấp nội dung, không ít người cảm thấy bội thực các nội dung trên Internet. Vì vậy, để làm được một nội dung lành mạnh mà hấp dẫn, thu hút người xem rất khó. Điều này dẫn tới các nội dung nhảm, hở hang, độc hại xuất hiện nhiều hơn trên các mạng xã hội, điển hình là TikTok, vì để làm chúng không cần đầu tư nhiều công sức trong khi lượng view lại lớn.

Tuy nhiên, trước việc kiểm soát ngày càng gắt gao của chính phủ các nước, nhà cung cấp dịch vụ nội dung muốn phát triển bền vững đều cần có các thuật toán kiểm soát nội dung độc hại. Google, Facebook từng bị lên án bởi những nội dung độc hại và họ cũng nghiên cứu ra các thuật toán, chính sách để hạn chế, loại bỏ những nội dung như vậy.

Về mặt công nghệ, các thuật toán AI hiện nay có thể phân tích âm thanh, hình ảnh, giọng nói, nội dung văn bản để lọc bỏ những nội dung không phù hợp với các tiêu chuẩn cộng đồng.

Các nhà cung cấp dịch vụ từng bước triển khai để dung hoà giữa việc thu hút người dùng với kiểm soát nội dung. Ngoài ra, nếu kiểm soát, lọc bỏ quá chặt, sẽ dẫn tới chặn nhầm nội dung không độc hại, ảnh hưởng tới những người làm nội dung, bởi đôi khi, ranh giới giữa lành mạnh và độc hại có thể không thật sự rõ ràng.

TikTok lựa chọn video dành cho người xem như thế nào?

Chuyên gia Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc công nghệ Công ty công nghệ An ninh mạng Quốc gia Việt Nam (NCS) cho biết, TikTok lựa chọn video dành cho bạn dựa vào các yếu tố sau: tương tác của người dùng, chẳng hạn bạn bấm thích hoặc chia sẻ, các tài khoản bạn theo dõi, nhận xét bạn đăng và nội dung bạn tạo. Thứ hai là thông tin video, bao gồm cả các chi tiết như chú thích, âm thanh và các hashtags. Cuối cùng là ngôn ngữ bạn đang sử dụng, quốc gia, loại thiết bị...

Đó là những tuyên bố của TikTok, nhưng ẩn sau đó là thuật toán AI phân tích các dữ liệu này để đoán người dùng muốn xem gì tiếp theo, từ đó gợi ý nội dung phù hợp.

a2-4934.jpeg

Chuyên gia Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc công nghệ Công ty công nghệ An ninh mạng Quốc gia Việt Nam.

Để làm được điều này, TikTok sẽ đưa ra những bộ video thử để xem phản ứng của người dùng, thể hiện ở cách người dùng tương tác với video đó, thời gian xem, số lần xem lại… Từ những dữ liệu này AI sẽ tổng hợp và phân loại người dùng thành các nhóm người dùng có sở thích khác nhau.

Nguyên lý này theo ông Sơn không xa lạ, các nền tảng khác như YouTube, Facebook cũng đã áp dụng. Tuy nhiên, lợi thế của TikTok là thời gian của mỗi clip rất ngắn, cùng 1 khoảng thời gian, người dùng xem được nhiều clip trên TikTok hơn trên YouTube, Facebook. Điều này có nghĩa TikTok sẽ thu được nhiều phản ứng của người dùng hơn với cùng 1 khoảng thời gian để làm đầu vào cho máy học AI. Nói cách khác, AI của TikTok vừa học nhanh vừa chính xác hơn vì dữ liệu đầu vào nhiều hơn.

Bên cạnh đó, TikTok có thuật toán triển khai nội dung mới theo cách mỗi khi một nội dung mới xuất hiện, thuật toán sẽ phân bổ đến một số lượng người nhất định để đo tương tác. Nếu tỷ lệ người xem thích video cao, tiếp tục phân phối tới số lượng người đông hơn theo cấp số nhân.

Vì vậy, nếu một nội dung càng độc, lạ, câu view, tốc độ lan truyền càng nhanh. Điều này cũng sẽ tạo điều kiện những video có nội dung bẩn, độc hại được lan truyền không kiểm soát.

Những ưu điểm giúp TikTok trở thành “hiện tượng” mạng xã hội

TikTok được giới thiệu và phát triển bùng nổ ở các thị trường bên ngoài Trung Quốc từ năm 2017. Ra mắt Việt Nam vào cuối tháng 4/2019, tính đến cuối năm 2022, TikTok có khoảng 50 triệu người dùng thường xuyên và hơn 9 tỷ lượt view.

Quảng cáo

TikTok khiến các hãng khổng lồ công nghệ khác cảm thấy bất an, buộc phải thay đổi, thậm chí sao chép các tính năng của TikTok để giữ thị phần.

Facebook ra mắt Bản Tin và Facebook Reels (Thước phim) để “bắt chước” TikTok. YouTube, mạng xã hội về video lớn nhất hiện nay giới thiệu tính năng YouTube Shorts (Video ngắn), sao chép giao diện của TikTok. Mạng xã hội Zalo cũng cho phép người dùng đăng video ngắn trong phần Khoảnh khắc, tương tự TikTok.

Theo các chuyên gia, TikTok sở hữu những ưu điểm cần ghi nhận. Đầu tiên, các video trên nền tảng này đa dạng về nội dung, nhạc nền dễ nghe, hình ảnh sinh động giúp người dùng giải tỏa căng thẳng, giải trí.

Cách tạo tài khoản và sử dụng đơn giản. Người dùng thỏa sức tạo ra video có nội dung phong phú. Lượt view tăng nhanh cũng là động lực để họ sản xuất nhiều video hơn.

Bên cạnh nhiều nội dung nhảm, TikTok cũng có không ít kênh với nội dung bổ ích về mẹo vặt, tìm hiểu về nhiều nền văn hóa ở các quốc gia khác nhau.

Cuối cùng, TikTok là kênh marketing rất hiệu quả nhờ tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng của thương hiệu. Từ đó, mạng xã hội này cũng giúp nhiều người chơi kiếm thêm thu nhập bằng cách bán hàng online, hay quảng cáo thương hiệu…

Mô hình hoạt động “gây nghiện”

Bên cạnh không ít ưu điểm, mô hình hoạt động của TikTok bị các chuyên gia lên án. Ông Vũ Ngọc Sơn chỉ ra mối nguy hại từ thuật toán gây nghiện của TikTok. Phân tích kỹ hơn về cách TikTok hút người dùng, ông Sơn cho rằng, thuật toán gây nghiện không phải là mới mà đã được áp dụng rất nhiều, đặc biệt trong các tựa game online ra đời cách đây 20 năm.

"Tôi nhớ thời đó, đi đâu người ta cũng hỏi nhau về game Võ lâm truyền kỳ, như một tiêu chuẩn thể hiện sự nhanh nhạy với xu hướng mới. Như vậy, Tiktok hay các nền tảng trực tuyến khác không phải thứ duy nhất gây nghiện”.

Theo ông Sơn, xét về yếu tố tâm lý, game online hay các nền tảng mạng dịch vụ trực tuyến áp dụng cùng 1 công thức là “đem lại sự hài lòng, thoả mãn” nhanh chóng cho người dùng. Nếu như trong cuộc sống, để có cảm giác thoả mãn khi hoàn thành một công việc, hay đoạt một thành tựu, giải thưởng nào đó, mất rất nhiều thời gian và công sức. Nhưng với thế giới số, việc này đạt được rất nhanh, thậm chí chỉ trong vài chục giây như TikTok. Với sự phát triển của công nghệ BigData và AI, các nền tảng trực tuyến rất dễ để biết người dùng muốn gì, thích gì, từ đó cung cấp những những nội dung họ thích, họ cảm thấy phù hợp, thấy thoả mãn mà gần như người dùng không phải làm gì.

Nhằm giải thích hiện tượng “gây nghiện” này bằng khoa học, các nhà khoa học có những thí nghiệm và phát hiện ra, khi chơi game hay xem TikTok, YouTube, bộ não của con người tiết ra Dopamine liên tục, nhiều hơn so với các hoạt động bình thường. Đây là yếu tố tạo ra cơn nghiện. Bởi bộ não con người khi trải nghiệm những thứ mới mẻ và thích thú sẽ giải phóng Dopamine khiến con người cảm thấy thoải mái và hạnh phúc. Sau đó sẽ thúc đẩy các hành vi tương tự để đạt được Dopamine.

Cũng là gây nghiện, nhưng TikTok bị lo ngại hơn bởi thời gian 1 video của TikTok rất ngắn, điều này dấy lên lo lắng nếu nghiện TikTok sẽ giảm khả năng tập trung trong cuộc sống vì bộ não quen với việc thoả mãn chỉ trong vài chục giây. Thời gian này quá ít so với 1 hoạt động bình thường của cuộc sống.

“Một lần nữa phải nói đến việc một công cụ tốt hay xấu là do người dùng, tuy nhiên nếu nó tạo điều kiện thuận lợi cho cái xấu dễ hơn, sẽ phải cần kiểm soát, điều chỉnh để tồn tại. Người sử dụng cần phải đặt ra những quy tắc nhất định để giảm thiểu khả năng ảnh hưởng tiêu cực với cuộc sống. Chẳng hạn đặt ra thời lượng tối đa sử dụng các dịch vụ này trong ngày, tăng cường các hoạt động khác không liên quan đến máy tính, điện thoại.

Riêng với trẻ em thì bố mẹ cần kiểm soát việc sử dụng nên đặt ra các quy định về khung giờ được sử dụng điện thoại xem các dịch vụ TikTok, YouTube, chỉ cho phép xem khi có sự giám sát của bố mẹ, chỉ xem ở không gian chung của gia đình như phòng khách, không được xem tại phòng riêng hay phòng ngủ, bởi sẽ không có gì đảm bảo các nội dung xấu độc không được phân phối, hiển thị cho các em.

Về mặt quản lý, các cơ quan quản lý chỉ có thể đưa ra các quy định, nguyên tắc. Còn giải pháp kỹ thuật phải các nhà sản xuất, cung cấp dịch vụ triển khai vì họ mới là người kiểm soát từ gốc”, chuyên gia Vũ Ngọc Sơn đưa ra lời khuyên.

Tại cuộc họp báo ngày 6/4, Bộ Thông tin và Truyền thông nêu hàng loạt sai phạm của TikTok. Bộ sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp về pháp lý, kinh tế, kỹ thuật, ngoại giao, truyền thông… để yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới phải tuân thủ pháp luật Việt Nam. Đoàn kiểm tra liên ngành của Bộ sẽ thanh tra toàn bộ hoạt động của TikTok tại Việt Nam vào tháng 5.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Công nghệ

BXH thương hiệu ô tô tại Việt Nam: VinFast mạnh nhất miền Bắc, Mercedes-Benz và Toyota có sức hút trên toàn quốc

Theo bảng xếp hạng do Decision Lab công bố, Toyota sở hữu sức khoẻ thương hiệu mạnh nhất trong ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam. Nếu chỉ tính riêng miền Bắc, VinFast là thương hiệu dẫn đầu.

Giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô, doanh nghiệp nào hưởng lợi nhất? Một doanh nghiệp phân phối ô tô điện tại Việt Nam báo lỗ kỷ lục

Chính thức giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 109/2024/NĐ-CP ngày 29/8/2024 quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi sơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô được sản xuất, lắp ráp trong nước.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính đề xuất mức lệ phí trước bạ ô tô trong nước vào tháng 7/2024 Thống nhất giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô trong 3 tháng, ban hành trước 18/8

Xanh hóa ngành ô tô: Thách thức lớn nhất là nguồn vốn

"Để phát triển được ô tô điện, khó khăn lớn nhất hiện nay là nguồn vốn, cần phải có khối lượng tín dụng lên đến hàng trăm triệu đô la Mỹ thậm chí hàng tỷ đô la Mỹ với lãi vay thấp và kỳ hạn vay dài cho một lần đầu tư. Đây có thể coi là một trong những thách thức lớn của các doanh nghiệp ô tô ở Việt Nam", TS. Lê Xuân Nghĩa nhìn nhận.

Doanh số bán xe liên tục “cài số lùi”, Honda giảm giá mạnh loạt ô tô trong tháng 8 Giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô, doanh nghiệp nào hưởng lợi nhất?

Vì sao các hãng ô tô lớn thay đổi kế hoạch sản xuất xe điện?

Doanh số bán xe điện ở Bắc Mỹ đang phải đối mặt với thực tế mới trên thị trường và các nhà sản xuất ô tô đang phải chuyển hướng sản xuất để đáp ứng nhu cầu thực tế thay vì nhu cầu dự kiến.

Thống nhất giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô trong 3 tháng, ban hành trước 18/8 Vay mua ô tô trong tháng 8/2024 ngân hàng nào để có lãi suất thấp nhất?

"Ông lớn" công nghệ Mỹ đẩy mạnh kế hoạch phục hồi

Tại triển lãm thương mại ngành công nghiệp trò chơi điện tử Gamescom đang diễn ra ở thành phố Cologne, Đức, Microsoft tổ chức gian hàng trò chơi điện tử lớn nhất từ trước đến nay để hu hút người chơi.

Đặt cược tất cả vào AI, 2024 sẽ là một năm "được ăn cả, ngã về không" của Microsoft Sự cố máy tính toàn cầu Microsoft gây tê liệt hoạt động ở nhiều lĩnh vực

Bốn hãng ô tô lớn ở Hàn Quốc triệu hồi hơn 103.000 xe

Bộ Đất đai Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải Hàn Quốc ngày 21/8 thông báo 4 hãng xe ở nước này là Kia, Tesla, Ford và GM đang triệu hồi tổng cộng 103.543 xe thuộc 7 mẫu khác nhau do lỗi linh kiện.

Từ 1/10 sẽ thu phí cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây Thống nhất giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô trong 3 tháng, ban hành trước 18/8