Vì sao cổ phiếu FPT giảm mạnh, vốn hóa “bốc hơi” 33.000 tỷ đồng?

FPT đang chịu áp lực bán đáng kể và hiện đang ở vùng giá thấp nhất kể từ giữa tháng 11 năm ngoái. Vốn hóa thị trường giảm 33.000 tỷ đồng so với đầu năm 2025.

image-bizlive-vn_fpt-9453.jpg

Từ đỉnh gần nhất được thiết lập vào phiên giao dịch ngày 23/1/2025, cổ phiếu FPT của Tập đoàn FPT đã liên tục điều chỉnh, giảm 16%, xuống còn 130.000 đồng/cổ phiếu sau phiên giao dịch ngày 18/3. Tương ứng vốn hóa 191.000 tỷ đồng (khoảng 7,5 tỷ USD), giảm 33.000 tỷ đồng so với đầu năm 2025.

Lý giải về đà giảm của cổ phiếu FPT, tại chương trình “Việt Nam và các chỉ số: Tài chính Thịnh vượng” ngày 17/3, ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc Chiến lược thị trường, Công ty CP Chứng khoán VPBank (VPBankS) cho biết, trong những năm gần đây, đà tăng giá của cổ phiếu FPT nói riêng và cổ phiếu công nghệ Việt Nam nói chung gắn rất chặt với xu hướng cổ phiếu công nghệ tại Mỹ, đặc biệt là nhóm Magnificent 7, dẫn dắt bởi Nvidia.

Trong 2 năm gần đây, cổ phiếu FPT tăng rất mạnh, tính từ đầu năm 2023 đến nay đã đi lên khoảng 50%. Tuy nhiên, đến cuối năm 2024 và đầu 2025, câu chuyện DeepSeek và nhất là định giá nhóm cổ phiếu công nghệ tại Mỹ và Việt Nam lên mức rất cao đã tạo ra áp lực chốt lời mạnh mẽ.

Trong giai đoạn vừa qua, Nvidia và các cổ phiếu trong nhóm Magnificent 7 đều đã rơi xuống dưới đường trung bình động 200 ngày (MA200). FPT đến cuối tuần vừa qua cũng lần đầu tiên nằm dưới MA200 sau một giai đoạn tăng giá (uptrend) kéo dài hàng năm.

“Xu hướng này do 2 yếu tố: định giá cổ phiếu lên rất cao sau khi tăng trưởng nóng trong 2 năm (P/E lên gần 30 lần còn P/B lên sát 7,5 lần) và nhà đầu tư nước ngoài giảm tỷ trọng sau giai đoạn tăng nóng”, ông Sơn nói.

Theo đó, ông Sơn khuyến nghị, với xu hướng bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài, đà giảm của cổ phiếu FPT có thể duy trì trong ngắn hạn và nhà đầu tư cần theo dõi thêm các điểm hỗ trợ, chẳng hạn như 120.000 đồng/cổ phiếu.

screenshot-2025-03-18-at-12.41.50.png
FPT từng thiết lập mức đỉnh lịch sử vào phiên 23/01/2025
Quảng cáo

Thực tế, sau giai đoạn liên tục đi lên mạnh mẽ phá vỡ nhiều kỷ lục, các cổ phiếu công nghệ hàng đầu thế giới (bigtech) như NVIDIA, Microsoft, Alphabet (công ty mẹ Google), META Platform (công ty mẹ Facebook),… đều đã quay đầu giảm mạnh. Vốn hóa thị trường “bốc hơi” hàng trăm tỷ USD trong thời gian ngắn.

Hiệu ứng lan rộng trên nhóm cổ phiếu công nghệ toàn cầu. Cổ phiếu của Công ty Dịch vụ phần mềm hàng đầu Ấn Độ là Infosys cũng mất 21% từ đỉnh gần nhất hồi giữa tháng 12/2024. FPT cũng không nằm ngoài xu hướng này. Từ đỉnh lịch sử đạt được hồi trung tuần tháng 1, cổ phiếu này đã mất 16% thị giá.

Tuy nhiên, các cổ phiếu bigtech của thế giới đều đã hồi phục ở mức độ khác nhau sau khi tạo đáy. Trong khi đó, FPT vẫn đang chịu áp lực bán đáng kể và hiện đang ở vùng giá thấp nhất kể từ giữa tháng 11 năm ngoái.

Hiện, sự trỗi dậy của các startup đến từ Trung Quốc như mô hình AI giá rẻ DeepSeek hay AI Agent tự chủ đầu tiên trên thế giới Manus, cũng là yếu tố được đánh giá có ảnh hưởng đến cổ phiếu công nghệ toàn cầu. Mô hình AI giá rẻ đang làm rấy lên lo ngại của nhà đầu tư về sự suy giảm giá trị thị trường AI dù vẫn còn nhiều hoài nghi về chi phí phát triển.

Tuy nhiên, ban lãnh đạo FPT cho rằng, sự ra đời của các mô hình AI giá rẻ như DeepSeek có thể không ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả FPT AI Factory. Thậm chí, sự xuất hiện của các mô hình AI chi phí thấp tương tự như DeepSeek có thể thúc đẩy việc ứng dụng AI hơn trong các doanh nghiệp/tổ chức, cho thấy cơ hội của các công ty công nghệ, bao gồm lĩnh vực AI của FPT.

Theo báo cáo phân tích mới đây của KBSV, xu hướng sử dụng AI tạo sinh trong các doanh nghiệp và tổ chức sẽ diễn ra mạnh mẽ nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh sẽ thúc đẩy chi tiêu toàn cầu cho phần mềm và dịch vụ CNTT. Chuyên gia KBSV kỳ vọng FPT sẽ tiếp tục bắt kịp các xu hướng mới nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư tại các thị trường trọng điểm.

KBSV dự phóng doanh thu mảng CNTT năm 2025 của FPT tăng trưởng 24,7% so với cùng kỳ, đạt 38.597 tỷ đồng dựa trên: (1) AI Factory hoàn thiện hệ sinh thái sản phẩm và giúp FPT tiếp cận sâu rộng hơn tới khách hàng; (2) Hợp đồng quy mô lớn tiếp tục được kí kết giúp bảo đảm khối lượng công việc trong thời gian dài.

Sang năm 2026, KBSV dự phóng tổng doanh thu mảng CNTT nước ngoài của FPT dự kiến đạt 47.585 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ và tiếp tục là động lực đóng góp tăng trưởng chính cho doanh thu cả mảng CNTT đạt 56.578 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ 2025.

Năm 2025, FPT đặt mục tiêu 75.400 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận trước thuế 13.395 tỷ đồng, lần lượt tăng 20% và 21% so với thực hiện 2024. Nếu hoàn thành, đây sẽ tiếp tục là mức doanh thu và lợi nhuận kỷ lục mới của doanh nghiệp đầu ngành công nghệ Việt Nam và sẽ là năm thứ 5 liên tiếp tăng trưởng trên 20%/năm.

Nhà máy AI tại Nhật Bản dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào cuối tháng 3/2025, chậm hơn so với kế hoạch ban đầu. Trong khi đó, nhà máy AI tại Việt Nam vẫn triển khai đúng tiến độ và dự kiến bắt đầu tạo doanh thu trong quý I/2024 với mục tiêu đạt 40 triệu USD doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhà máy AI/cho thuê GPU năm 2025.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh

Hà Nội tìm chủ đầu tư xây 2 dự án nhà ở xã hội hơn 16.000 tỷ đồng

Sở Xây dựng Hà Nội vừa Thông báo mời quan tâm 2 dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn huyện Đông Anh (dự án xây dựng nhà ở xã hội Tiên Dương 1 và Tiên Dương 2).

Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị tốt các nội dung để đàm phán với Hoa Kỳ Phục Hưng Holdings muốn "chuyển mình" sau giai đoạn khó khăn của ngành xây dựng

Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh mẽ

Chứng khoán Phố Wall đã bật tăng trở lại trong phiên ngày 22/4, khi các bình luận lạc quan từ quan chức Mỹ về tiến trình đàm phán thương mại với Trung Quốc đã xoa dịu tâm lý thị trường.

Khối ngoại tiếp đà mua ròng gần 200 tỷ đồng phiên đầu tuần, ngược chiều "xả" mạnh một mã chứng khoán Ông Trump chỉ trích Fed, thị trường chứng khoán Mỹ lao dốc

HSG đạt 371 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế sau 6 tháng NĐTC 2024 - 2025, hoàn thành 74% kế hoạch

6 tháng đầu niên độ tài chính 2024 – 2025, HSG đạt doanh thu hợp nhất 18.674 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 371 tỷ đồng, lần lượt hoàn thành 53% và 74% kế hoạch đã đề ra ở phương án kinh doanh cao.

HSG rót thêm 320 tỷ đồng vào công ty con ĐHĐCĐ HSG: HSG đặt mục tiêu lãi ròng 500 tỷ đồng, lên kế hoạch niêm yết Hoa Sen Home

Giá lợn hơi neo cao, Dabaco báo lãi quý I/2025 đạt kỷ lục

Quý I/2025, Dabaco đạt doanh thu thuần hơn 3.609 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2024, lợi nhuận sau thuế đạt 508 tỷ đồng, gấp gần 7 lần cùng kỳ và là mức lãi theo quý kỷ lục trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp chăn nuôi này.

"Đại gia" chăn nuôi Dabaco đầu tư cảng cạn gần 82.000m² tại Bắc Ninh Dabaco nhận chuyển nhượng hơn 83% cổ phần Công ty Thịnh Phát Kim Sơn 1

Thiếu nguồn cung vàng, doanh thu và lợi nhuận quý I/2025 của PNJ cùng giảm

Quý I/2025 doanh thu vàng 24K của PNJ giảm gần 66% so với cùng kỳ. Doanh nghiệp này cho biết, tình trạng nguồn nguyên liệu gặp khó khăn và nguồn cung sản phẩm 24K bị hạn chế đã kéo dài từ nửa cuối năm 2024 đến nay.

Giá vàng càng tăng, doanh nghiệp vàng càng “đau đầu”? Giá vàng SJC tăng "nóng", vượt 122 triệu đồng

Chứng khoán châu Á diễn biến ngược chiều trước rủi ro chính sách tại Mỹ

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều trong phiên 22/4, khi những bất đồng giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) gây xáo trộn trên các sàn giao dịch toàn cầu.

Thị trường chứng khoán châu Á sụt giảm sau cảnh báo từ Nvidia Chứng khoán châu Á biến động trái chiều giữa bất ổn thương mại

ĐHĐCĐ PV Power: Nhơn Trạch 3&4 có lãi từ năm 2027, mảng trạm sạc dự kiến đóng góp doanh thu không nhỏ

Sau 6 năm triển khai, dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4 dự kiến sẽ đưa vào vận hành vào quý III-IV năm nay. Khả năng dự án sẽ mất 2 năm đầu lỗ theo kế hoạch và sẽ có lãi từ năm 2027.

PV Power mang về gần 2.100 tỷ đồng doanh thu trong tháng đầu năm Lợi nhuận năm 2024 của PV Power "bốc hơi" gần 135 tỷ đồng sau kiểm toán