"Vết gợn" còn đó, thị trường hồi phục chậm hơn chứng khoán khu vực

Tín hiệu cảnh báo từ phiên ngày thứ Sáu tuần trước vẫn còn gây ảnh hưởng lên thị trường. VN-Index thay vì hồi phục mạnh như các thị trường chứng khoán Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan lại chỉ ghi nhận sắc xanh trong biên độ hẹp hơn.

"Vết gợn" còn đó, thị trường hồi phục chậm hơn chứng khoán khu vực

Định vị thị trường

Nỗi lo về lạm phát chưa hoàn toàn được triệt tiêu nhưng trong phiên cuối tuần, các chỉ số chứng khoán Mỹ đã tăng điểm trở lại trong đó NASDAQ phá kỷ lục điểm số.

Tiếp nối thị trường Mỹ, các chỉ số chứng khoán châu Á cũng nhanh chóng xuất hiện một số thị trường tăng mạnh. Nổi bật nhất là các chỉ số TWSE (+1,11%), KOSPI (+1,32%), HSI (+1,25%).

Trong nhiều tuần trở lại đây, VN-Index đã vận động theo khá sát các chỉ số khu vực. Tuy nhiên, sau một phiên có tín hiệu lạ cùng với lượng giao dịch lớn, chỉ số đã không thực sự bám theo được biến động chung. Rung lắc lại tiếp tục xuất hiện khiến VN-Index chỉ đảo chiều tăng nhẹ về cuối phiên.

Chất xúc tác

Sự thận trọng của nhà đầu tư cũng được phản ánh vào thanh khoản của HOSE. Mức khớp lệnh sau 8 phiên liên tiếp duy trì trên bình quân 20 phiên đã có sự thụt lùi nhanh chóng xuống dưới ngưỡng này. So với phiên ngày thứ Sáu, khớp lệnh của sàn giảm hơn 50%, xuống 602 triệu đơn vị.

Các biến số lãi suất và tỷ giá vẫn đang là chướng ngại khiến cho nhà đầu tư liên tục thể hiện sự nhạy cảm. Theo thống kê từ Refinitiv Eikon, lãi suất liên ngân hàng đang giữ trên 5% ở tất cả các kỳ hạn. Kỳ hạn qua đêm là 5,1%, 1 tháng là 5,3%.

Quảng cáo

Trong khi đó, tỷ giá tự do vẫn tiếp tục nóng với việc giá chào bán đã lên trên 25.800 VND/USD dù chỉ số DXY vẫn chưa vượt qua ngưỡng 105 điểm.

Sự nhạy cảm của nhà đầu tư cũng khiến cơ quản lý phải có những động thái trấn an tâm lý. Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước mới cho biết, với cơ chế điều hành tỷ giá trung tâm và biên độ +/-5% hiện nay, tỷ giá thị trường đã có đủ dư địa để diễn biến linh hoạt.

Bên cạnh đó, các đợt bán ròng liên tục của khối ngoại hiện lại chưa có dấu hiệu kết thúc. Nếu như ở phiên thứ Sáu, khối ngoại bán ròng tới hơn 1.500 tỷ đồng trên HOSE thì sang đến phiên đầu tuần họ chỉ thu hẹp xuống hơn 500 tỷ đồng. Các cổ phiếu CTG (-109 tỷ đồng), HPG (-74,12 tỷ đồng), HDB (-63 tỷ đồng), MWG (-54,7 tỷ đồng), VNM (-52,8 tỷ đồng) bị khối ngoại bán ra nhiều nhất.

Vận động thị trường

"Vết gợn" tâm lý từ phiên ngày thứ Sáu đã khiến thị trường hụt tiền và cũng cản trở đáng kể tới đà tăng của nhiều cổ phiếu trên sàn.

Chỉ có một số mã như POW (+6,61%), EIB (+5,03%), GEX (+4,13%), TCH (+4,08%), TV2 (+5,53%), VIP (+6,77%) tăng được trên 4% trong đó POW và EIB, GEX còn lọt vào Top 10 thanh khoản của HOSE.

Tuy nhiên, với nhiều cổ phiếu khác, biến động giằng co trái chiều lại thể hiện với tần suất dày hơn. SSI (-0,43%), HPG (0%), DGC (-0,55%), VCI (-0,83%), VND (+1%), HCM (-0,17%), DBC (+0,14%), PVD (+0,79%)… đều chỉ vận động trong biên độ hẹp.

Vai trò dẫn dắt thị trường của nhóm Bluechips chưa tốt khi các mã tăng tốt nhất trong VN30 đều là những trường hợp ít có ảnh hưởng vốn hóa như POW, BVH (+4%). VN30 (+0,11%) cũng đóng cửa với thành tích tăng yếu hơn so với VN-Index (+0,46%). Trong khi đó, 2 chỉ số đại diện cho nhóm Midcap và Penny đều có kết quả vượt trên VN-Index, VNMID tăng 0,61% còn VNSML tăng 0,55%.

Hiệu ứng ưu ái các cổ phiếu Midcap và Penny tạo điều kiện cho HNX-Index tăng 0,46% còn UPCoM-Index tăng 0,49%. Các cổ phiếu nổi bật nhất trên 2 sàn là VEA (+6,3%), AAH (+12,1%), VLC (+7,3%), DTD (+5,1%). Tổng giá trị giao dịch của HNX và UPCoM đạt hơn 2.400 tỷ đồng.

Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Gần 21.000 tỷ rút khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam qua các quỹ ETF từ đầu năm

Dòng vốn rút ra khỏi các ETF là một trong những yếu tố góp phần tạo nên giai đoạn bán ròng kỷ lục của khối ngoại trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ đầu năm 2024.

Dòng vốn tháo chạy khỏi các quỹ ETF bitcoin chạm “đỉnh” của bốn tháng EVF bị loại khỏi danh mục, quỹ ETF VanEck sẽ phải bán ra hơn 8 triệu cổ phiếu

Nhiều quỹ mở đạt hiệu suất vượt trội hơn VN-Index

Thị trường chứng khoán vừa trải qua 9 tháng đầy biến động, chỉ số VN-Index có lúc giảm xuống dưới 1.200 điểm. Tuy nhiên, kết thúc quý III/2024, với sự thay đổi của những chính sách vĩ mô lớn trên thế giới như FED hạ 0,5 điểm % lãi suất và Trung Quốc thực

Gã khổng lồ quản lý tài sản lớn thứ 2 thế giới quy mô 8.600 tỷ USD có thể đổ tiền vào chứng khoán Việt Nam MWG thu hơn 11.400 tỷ đồng trong tháng 8, tiếp tục mở rộng Bách Hóa Xanh và thu hẹp quy mô chuỗi An Khang

Chuỗi 3 phiên giảm khiến thị trường thất thoát hơn 20 điểm

Thị trường lình xình trong phần lớn thời gian giao dịch và xuất hiện sức ép nhiều hơn từ nhóm cổ phiếu Bluechips trong 15 phút cuối. Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số đã giảm tổng cộng hơn 20 điểm sau 3 phiên giảm liên tiếp về đường xu hướng ngắn hạn.

Thị trường đưa nhà đầu tư lên "tàu lượn" "Chảo lửa" Trung Đông - biến số khó lường trên thị trường dầu mỏ