"Gỡ được nút thắt Pre-funding là điều kiện mấu chốt để FTSE nâng hạng cho Việt Nam"

Với dự báo FTSE sẽ thêm Việt Nam từ kỳ đánh giá tháng 3/2025, Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) cho biết Việt Nam đã giải quyết được điều kiện mấu chốt để xem xét nâng hạng thị trường.

Đánh giá về hiệu quả của Thông tư 68 tới thị trường, Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) cho biết việc xóa bỏ yêu cầu ký quỹ 100% trước khi giao dịch đối với nhà đầu tư nước ngoài là điều kiện mấu chốt để Việt Nam được FTSE nâng hạng lên Thị trường mới nổi Thứ cấp.

Tuy nhiên còn quá sớm để Việt Nam được nâng hạng trong kỳ công bố kết quả của FTSE Russell vào ngày 08/10/2024. Các công ty chứng khoán cần thời gian xây dựng quy trình và triển khai sản phẩm này, trước khi FTSE khảo sát lấy ý kiến của các bên tham gia thị trường để quyết định có nâng hạng TTCK Việt Nam hay không.

"Gỡ được nút thắt Pre-funding là điều kiện mấu chốt để FTSE nâng hạng cho Việt Nam"
Quy mô TTCK Việt Nam đang bị "quá khổ" trong nhóm Thị trường Cận biên.

ACBS kỳ vọng FTSE sẽ thêm Việt Nam vào danh sách thị trường mới nổi thứ cấp sớm nhất vào kỳ đánh giá tháng 3/2025. Việc nâng hạng lên Thị trường mới nổi sẽ là cột mốc đáng kể để TTCK Việt Nam được công nhận là thị trường có khả năng tiếp cận đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Quảng cáo

Dự kiến, tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam sẽ chiếm khoảng 0,7-0,9% danh mục Thị trường mới nổi Thứ Cấp của FTSE và Việt Nam sẽ thu hút được dòng vốn 500-600 triệu USD từ các quỹ mô phỏng chỉ số, chưa kể dòng vốn từ các quỹ chủ động.

ACBS cũng dự báo sẽ có 8 cổ phiếu Việt Nam sẽ gần như chắc chắn được thêm vào danh mục Thị trường mới nổi Thứ cấp của FTSE bao gồm: VCB, GAS, VHM, VIC, HPG, VNM, MSN, SSI. Ngoài ra nhiều cổ phiếu khác cũng có tiềm năng được lọt vào danh mục nếu thỏa mãn các điều kiện về vốn hóa có thể đầu tư, tỷ lệ sở hữu nước ngoài còn lại và thanh khoản giao dịch tại thời điểm cơ cấu danh mục.

Các CTCK như SSI, HCM, VCI sẽ hưởng lợi từ dòng vốn ngoại nhưng giá trị phí giao dịch thu được không lớn so với quy mô lợi nhuận hiện tại của các công ty này.

Đối với những tiêu chí mà Việt Nam "chưa đạt" để được nâng hạng lên thị trường mới nổi của MSCI và thị trường mới nổi tiên tiến của FTSE, cần nhiều thời gian hơn để giải quyết, bao gồm: Giảm giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài, có thị trường ngoại hối phát triển, tăng cường quyền tiếp cận thông tin bình đẳng và đối xử công bằng với nhà đầu tư nhỏ lẻ, có trung tâm thanh toán bù trừ (CCP).

Việc áp dụng công bố thông tin bằng tiếng Anh theo lộ trình kể từ 2025-2028 theo Thông tư 68 là một sự khởi đầu tốt. Tuy nhiên, các quy định liên quan đến tỷ lệ sở hữu nước ngoài hay thị trường ngoại hối còn nhiều rào cản trước mắt.

Trong dài hạn hơn, ACBS cho rằng nếu được nâng hạng lên thị trường mới nổi của MSCI và thị trường mới nổi tiên tiến của FTSE, TTCK Việt Nam có thể thu hút thêm dòng vốn lớn hơn nữa. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, nếu được FTSE và MSCI nâng hạng lên thị trường mới nổi, TTCK Việt Nam có thể thu hút khoảng 25 tỷ USD vốn đầu tư mới đến năm 2030.

Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Kịch tính kiểm định đáy 2, thị trường đã có lúc giảm 70 điểm

Thị trường đã có một phiên biến động lớn khi có thời điểm chỉ số VN-Index giảm tới 70 điểm cùng nhiều Bluechips xuất hiện giá sàn. Dù vậy, cuối phiên, biên độ giảm đã kịp thời thu hẹp lại và VN-Index đóng cửa ở ngày đáy 2.

Thị trường tìm sự cân bằng giữa rủi ro thuế quan 2025 và cơ hội kết quả kinh doanh quý I Thị trường vẫn cần thêm thời gian để kiểm tra đáy 2

Margin cao kỷ lục, công ty chứng khoán còn bao nhiêu room cho vay?

Tỷ lệ Margin/VCSH tại ngày 31/3 tăng mạnh lên xấp xỉ 100%, cao nhất trong vòng 12 quý nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với giai đoạn VN-Index trên đỉnh 1.500 điểm hồi cuối 2021 đến đầu 2022.

HOSE và HNX cắt margin hơn 130 mã chứng khoán trong quý 2/2025 Cổ phiếu bật tăng kịch trần, mẹ con Chủ tịch DIC Corp Nguyễn Hùng Cường vẫn bị “call margin”

Góc nhìn chuyên gia: Thị trường không dành cho người nôn nóng "bắt sóng"

Theo chuyên gia, quý 2 sẽ là giai đoạn thử thách thực sự cho thị trường, không phải để kỳ vọng vào lợi nhuận tăng vọt, mà để đánh giá mức độ thích ứng và sức đề kháng của doanh nghiệp trong một môi trường có thể biến động rất nhanh.

Chứng khoán DNSE dẫn đầu thị phần tài khoản chứng khoán mở mới, đạt 33% toàn thị trường Quý I, Chứng khoán HSC đạt 863 tỷ đồng doanh thu, dư nợ cho vay 20.000 tỷ đồng

Quý I, Chứng khoán HSC đạt 863 tỷ đồng doanh thu, dư nợ cho vay 20.000 tỷ đồng

Doanh thu của HSC đạt 863 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2024. Kết quả này ghi nhận trong bối cảnh giá trị giao dịch bình quân toàn thị trường quý I/2025 giảm 24% so với cùng kỳ, xuống còn 18.000 tỷ đồng/ngày.

BSC đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 560 tỷ đồng trong năm 2025 VPBankS báo lãi quý I gần gấp đôi cùng kỳ, dư nợ margin kỷ lục hơn 12.760 tỷ đồng

VPBankS báo lãi quý I gần gấp đôi cùng kỳ, dư nợ margin kỷ lục hơn 12.760 tỷ đồng

Quý I/2025, VPBankS đạt doanh thu kỷ lục, chi phí hoạt động giảm mạnh giúp lợi nhuận gần gấp đôi cùng kỳ, đạt gần 351 tỷ đồng. Dư nợ margin tiếp tục lập kỷ lục mới, lên hơn 12.760 tỷ đồng trong khi tổng tài sản tăng mạnh.

Dư nợ của Chứng khoán TCBS vượt 30.000 tỷ đồng Chứng khoán châu Á biến động trái chiều giữa bất ổn thương mại