Biên độ rung lắc mở rộng hơn, HOSE giao dịch hơn 35.500 tỷ đồng

Trong chuỗi phiên rung lắc của thị trường, phiên hôm nay (24/5) có biên độ lớn nhất. Đã có thời điểm, chỉ số VN-Index giảm tới gần 30 điểm.

Biên độ rung lắc mở rộng hơn, HOSE giao dịch hơn 35.500 tỷ đồng

Định vị thị trường

Chứng khoán châu Á đồng loạt giảm điểm nối tiếp Phố Wall trong đêm qua do nỗi lo lãi suất tiếp tục neo cao đã trở lại. Những chỉ số giảm trên 1% bao gồm NIKKEI 225 (-1,17%), HSI (-1,38%), SZI (-1,23%).

Ảnh hưởng chung từ vận động thế giới khiến cho thị trường Việt Nam cũng xuất hiện biên độ rung lắc lớn hơn. Chỉ số VN-Index giảm tới gần 1,5% và tiếp tục phải để dang dở mục tiêu chinh phục mốc 1.300 điểm.

Chất xúc tác

Giới đầu tư trong nước cũng đang thể hiện sự lo lắng trước khả năng lãi suất có thể tăng để giảm bớt các áp lực về thanh khoản hệ thống và tỷ giá dù nhà điều hành vẫn luôn duy trì quan điểm chính sách tiền tệ nới lỏng.

Trong phiên hôm qua, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ròng tiếp 42.665,46 tỷ đồng ra thị trường, đưa khối lượng tín phiếu lưu hành trên thị trường tăng lên mức 56.690 tỷ đồng, khối lượng trên kênh cầm cố tăng lên mức 71.062,77 tỷ đồng.

Dù liên tục có động thái bơm mạnh nhưng lãi suất liên ngân hàng và tỷ giá vẫn rất khó để hạ nhiệt. Trên liên ngân hàng, lãi suất qua đêm đã lên trên 5% ở hàng loạt kỳ hạn trong đó kỳ hạn qua đêm đang ở mức 5,18%. Còn tỷ giá tự do cũng đã trở lại trên mức 25.700 VND/USD.

Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài cũng có động thái bán ròng mạnh nhất trong vòng 3 tuần trở lại. Giá trị rút ròng trên HOSE lên tới hơn 1.500 tỷ đồng trong đó các mã thuộc VN30 như FPT (-355 tỷ đồng), MWG (-131 tỷ đồng), MBB (-112 tỷ đồng), VHM (-101 tỷ đồng), SSI (-100 tỷ đồng), TPB (-91,5 tỷ đồng) đứng đầu trong về giá trị bán ra.

3ex-2024-05-24-6716.png
Quảng cáo

Dù vậy, xét về tỷ trọng giao dịch, khối ngoại chỉ chiếm 7% tổng 2 chiều. Nhà đầu tư nội tiếp tục chi phối những vận động của dòng tiền trên thị trường.

Theo thống kê, khớp lệnh của HOSE có phiên thứ 8 liên tiếp trên mức bình quân 20 phiên. So với phiên giao dịch trước, khớp lệnh tăng tới gần 50% cho thấy thị trường đã vận động rất mạnh.

Vận động thị trường

Trong phiên sáng, biên độ của VN-Index không quá khác biệt so với các phiên giao dịch trước. Chỉ số thậm chí thời điểm đã tăng điểm nhờ các mã GVR, ACB, PLX.

Tuy nhiên sang đến phiên chiều, ACB (+2,8%) đã chịu áp lực chốt lời trong khi nhiều mã Ngân hàng khác lại tạo thêm gánh nặng lên chỉ số. Các mã BID (-0,6%), MBB (-1,5%), CTG (-2,3%) đã quay đầu giảm còn VPB (-2,7%), TPB (-3%), CTG (-2,3%) giảm trên 2%.

2 Bluechips gặp áp lực khối ngoại như FPT (-4%), MWG (-2,42%) cũng không đủ sức mạnh vượt qua áp lực giảm dù cả 2 cổ phiếu này đều thuộc nhóm mạnh nhất thị trường.

Chỉ số VN-Index đã có thời điểm mất gần 30 điểm trong phiên chiều nay. Chỉ tới cuối phiên, mới xuất hiện lực đỡ giúp thu hẹp lại đà giảm, chỉ số mất 19,1 điểm xuống 1.261,93 điểm (-1,49%). Tổng giá trị giao dịch HOSE lên tới 35.511 tỷ đồng, tương đương 1.367 triệu đơn vị.

Biến động của các cổ phiếu lớn cũng tác động ngay vào nhóm Midcap và Penny. Hàng loạt cổ phiếu đã ghi nhận biên độ giảm trên 3% như HSG (-3,13%), DBC (-3,23%), VIX (-3,53%), HCM (-3,92%), CTS (-3,86%), HAG (-3,06%), TCM (-4,67%), HDC (-4,42%), DIG (-4,26%), PC1 (-3,06%), TCH (-4,59%), HHS (-4,69%), DPG (-6,78%), PC1 (-3,06%), HDG (-4,14%), NTL (-4,48%), VHC (-4,04%), CMG (-3,92%)…

Hầu hết các cổ phiếu kể trên đều đã đem lại lợi nhuận tốt cho nhà đầu tư trong nhịp hồi phục chữ V vừa qua của thị trường. Nên việc xuất áp lực bán mạnh ra phần lớn xuất phát từ nhu cầu bảo vệ thành quả danh mục.

Trong khi đó, vẫn có những cổ phiếu cá biệt như ITA (+6,9%), PET (+6,91%), CSV (+5,3%) cho thấy thị trường chưa chuyển biến tiêu cực. Tuy nhiên, biến động mạnh cùng thanh khoản đột biến chắc chắn sẽ khiến cho nhà đầu tư phải cảnh giác hơn trong giao dịch.

Trên HNX, SHS (-4,12%), PVS (-4,15%), BVS (-4,74%), DTD (-8,93%), PVC (-5,36%), LAS (-4,87%) cũng phản ứng rất nhạy khiến cho HNX-Index giảm 2,1% xuống 241,72 điểm. Tổng giá trị giao dịch sàn đạt 3.124 tỷ đồng.

Trong khi đó UPCoM-Index giảm 0,97% xuống 94,25 điểm. Tổng giá trị giao dịch của sàn đạt 2.018 tỷ đồng, tương đương 136,87 tỷ đồng.

Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Gia đình Chủ tịch SSI chuẩn bị được mua hơn 2 triệu cổ phiếu ESOP

Đợt phát hành ESOP 10 triệu cổ phiếu của Công ty Cổ phần (CTCP) Chứng khoán SSI đang triển khai với thời hạn nộp tiền cho các bộ nhân viên Công ty là ngày 30/5. Tổng số sẽ có 307 nhân sự được mua cổ phiếu ESOP tại mức giá 10.000 đồng/cổ phiếu.

ĐHĐCĐ Techcombank: Khẳng định sẽ đạt các mục tiêu đề ra nhờ nền tảng vững chắc, dự kiến IPO TCBS trong năm nay Chứng khoán MBS đã chuẩn bị xong hồ sơ cho đợt tăng vốn mới năm 2025

Cuộc đua phá kỷ lục của cổ phiếu Ngân hàng đã trở lại

Sự khuấy động của dòng tiền đã giúp cho cuộc đua phá kỷ lục giá của nhóm Ngân hàng được hâm nóng trở lại sau cú sốc thuế quan 2025. Ngoài TCB đang liên tục phá kỷ lục, đã có thêm sự trở lại của MBB, STB.

ĐHĐCĐ Techcombank: Khẳng định sẽ đạt các mục tiêu đề ra nhờ nền tảng vững chắc, dự kiến IPO TCBS trong năm nay Cổ phiếu Bất động sản, Chứng khoán giao dịch hứng khởi ngày Vinpearl chào sàn

TCB phá kỷ lục giá, thị trường còn nhận thêm lực đẩy của nhóm Vingroup

Nhóm cổ phiếu Vingroup là điểm nhấn lớn nhất trong phiên lấy lại mốc 1.300 điểm của thị trường chứng khoán. Ngoài ra, các mã TCB, HAH cũng ghi dấu ấn với việc lập kỷ lục giá mới.

Bộ Tài chính sắp trình loạt ưu đãi “khủng” để thúc đẩy kinh tế tư nhân Nhật Bản: Goldman Sachs dẫn đầu khối ngân hàng ngoại sau nhiều biến động

Chuyên gia VPBankS: “Thị trường chứng khoán đang ở điểm rất đẹp và có thể tăng giá tiếp”

Chuyên gia VPBankS đưa ra quan điểm lạc quan về thị trường chứng khoán, dự báo rằng thị trường sẽ tăng mạnh như giai đoạn 2016-2017 với sự dẫn dắt của những cổ phiếu lớn.

Chứng khoán Maybank nâng dự báo VN-Index lên 1.500 điểm vào cuối năm Cổ phiếu ngân hàng dẫn sóng phục hồi, các công ty chứng khoán chỉ ra cái tên sáng giá