Tỷ phú Phạm Nhật Vượng leo 300 bậc trong top người giàu thế giới, vượt George Soros, bỏ xa ông Donald Trump

Với khối tài sản 7,5 tỷ USD theo tính toán của Forbes, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã vượt qua huyền thoại đầu cơ George Soros và bỏ xa Tổng thống Mỹ Donald Trump trên bảng xếp hạng người giàu nhất thế giới.

Theo cập nhật mới nhất của Forbes, tỷ phú Phạm Nhật Vượng có khối tài sản lên đến 7,5 tỷ USD tại ngày 28/3. Con số này đưa Chủ tịch Vingroup (mã VIC) đứng ở vị trí thứ 414 trong danh sách những người giàu nhất thế giới. Đáng chú ý, tài sản của vị tỷ phú giàu nhất Việt Nam đã tăng chóng mặt chỉ trong một thời gian ngắn, theo tính toán của Forbes.

photo-1743204745027-17432047455871822483044.png
screenshot-2025-03-28-at-225642-1743179527273-17431795274731667117517.png

Theo Forbes, ông Phạm Nhật Vượng kết thúc năm 2024 với khối tài sản 4,1 tỷ USD, đứng vị trí 712 trong danh sách những người giàu nhất thế giới. Như vậy, chỉ sau gần 3 tháng, tài sản của tỷ phú giàu nhất Việt Nam đã tăng 3,4 tỷ USD. Đồng thời, Chủ tịch Vingroup cũng nhảy vọt gần 300 bậc trên bảng xếp hạng tỷ phú thế giới.

Sau cú nhảy vọt từ đầu năm, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã vượt qua huyền thoại đầu cơ George Soros (7,2 tỷ USD, xếp vị trí 442) trên bảng xếp hạng người giàu nhất thế giới. Với khối tài sản 7,5 tỷ USD theo tính toán của Forbes, tỷ phú giàu nhất Việt Nam thậm chí còn bỏ xa Tổng thống Mỹ Donald Trump - người đang xếp thứ 726 với 4,8 tỷ USD.

Thực tế, rất khó để tính toán chính xác tài sản của các tỷ phú. Tuy nhiên, có một sự thật không thể phủ nhận là tài sản của ông Phạm Nhật Vượng đang tăng mạnh thời gian gần đây khi cổ phiếu VIC “bốc đầu” trên sàn chứng khoán Việt Nam. Từ đầu tháng 3 đến nay, thị giá VIC đã tăng hơn 40% lên mức 58.000 đồng/cp, cao nhất kể từ giữa tháng 9/2023.

screenshot-2025-03-28-at-232128-1743179527899-17431795280041362516539.png

Đà tăng của cổ phiếu đẩy vốn hóa thị trường của Vingroup lên trên 220.000 tỷ đồng (8,6 tỷ USD), vượt qua ACV để trở lại top 5 doanh nghiệp giá trị nhất sàn chứng khoán. Con số này cũng đưa tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng giữ vị trí doanh nghiệp tư nhân lớn nhất thị trường chứng khoán.

Quảng cáo

Tại Vingroup, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cùng 2 pháp nhân liên quan là CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam và CTCP Quản lý và Đầu tư Bất động sản VMI đang là những cổ đông lớn nhất. Ước tính theo thị giá VIC hiện tại, giá trị tài sản của Chủ tịch Vingroup trên sàn chứng khoán Việt Nam lên đến hơn 120.000 tỷ đồng (4,7 tỷ USD).

Ngoài sàn chứng khoán Việt Nam, một phần không nhỏ tài sản của ông Phạm Nhật Vượng còn nằm tại cổ phiếu VinFast – doanh nghiệp đang niêm yết trên Nasdaq. Theo companiesmarketcap, VinFast hiện nằm trong top 10 hãng xe điện lớn nhất thế giới với vốn hóa gần 8 tỷ USD. VinFast là thương hiệu xe bán chạy nhất Việt Nam năm 2024 với hơn 87.000 ô tô điện được bàn giao.

screenshot-2025-03-28-at-232239-1743179528613-1743179528717910481167.png

Vingroup dồn dập thông tin hỗ trợ

Cổ phiếu “họ” Vingroup nổi sóng vào đúng giai đoạn Vinpearl (VPL) đang trong quá trình niêm yết HoSE. Doanh nghiệp có vốn điều lệ 18.000 tỷ này đã nộp hồ sơ từ ngày 3/3 và theo quy định muộn nhất trong tuần tới sẽ có kết quả chính thức. Nếu Vinpearl được chấp thuận niêm yết, nhóm Vingroup sẽ có thêm cái tên đáng chú ý trên sàn chứng khoán Việt Nam.

Ngoài câu chuyện niêm yết Vinpearl, tỷ phú Phạm Nhật Vượng gần đây đang dồn dập đón tin vui. Mới nhất, UBND TP.HCM vừa phê duyệt dự án đầu tư xây dựng hạng mục lấn biển thuộc dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ tại xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh do CTCP Đô thị du lịch Cần Giờ (thành viên Tập đoàn Vingroup) làm chủ đầu tư.

Theo quyết định, dự án có phạm vi lấn biển có diện tích rộng 1.357 ha, diện tích khu vực san nền là 906 ha với cao độ trên 2,90 m (so với cao độ Hòn Dấu). Tổng mức đầu tư hơn 64.425 tỷ đồng, thực hiện đến 2031 với các phần thiết kế san nền, kè hồ, kè biển. UBND TP.HCM yêu cầu chủ đầu tư và các đơn vị tư vấn phải thực hiện đầy đủ các thủ tục theo đúng quy định, đảm bảo công tác bảo vệ môi trường theo hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.

Với mảng công nghiệp – công nghệ, theo nguồn tin từ Bộ Công nghiệp, VinFast đã hoàn thiện 90% nhà máy sản xuất ô tô điện tại Ấn Độ và dự kiến chính thức đi vào hoạt động trong vòng 2-3 tháng tới. Song song với phát triển hạ tầng sản xuất, hãng xe điện của Việt Nam cũng tích cực chuẩn bị công tác hậu cần.

Trong một diễn biến khác, Vingroup mới đây đã đề xuất phê duyệt bổ sung các dự án điện năng lượng tái tạo và nhà máy nhiệt điện khí LNG vào Quy hoạch điện VIII (PDP VIII) điều chỉnh và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch VIII điều chỉnh. Theo đó, tập đoàn đề nghị bổ sung dự án nhà máy nhiệt điện LNG tại Hải Phòng vào Quy hoạch VIII với công suất 5.000 MW, thời gian thực hiện 2025-2030, tổng mức đầu tư khoảng 5,5 tỷ USD.

Dự thảo điều chỉnh PDP VIII mới nhất đã thêm dự án điện LNG Hải Phòng vào danh mục các dự án nguồn điện, lưới điện quan trọng quốc gia và dự án ưu tiên của ngành điện. Tuy nhiên, các con số trong dự thảo khác với đề xuất của Vingroup. Cụ thể, dự án điện khí LNG Hải Phòng có công suất dự kiến là 1.600 MW (bằng 32% công suất đề xuất của Vingroup) và giai đoạn vận hành là 2031-2035 (chậm hơn 5 năm so với đề xuất của Vingroup).

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều giữa bất ổn thương mại

Trong phiên giao dịch thưa thớt ngày 18/4, các thị trường châu Á biến động trái chiều, khi giới đầu tư đang theo dõi sát sao các cuộc đàm phán thuế quan giữa nhiều quốc gia với Mỹ.

Chứng khoán châu Á tăng điểm sau quyết định thuế quan của Mỹ Chứng khoán châu Á khởi sắc khi Tổng thống Mỹ cân nhắc miễn thuế ô tô

Giá gạo tại Nhật Bản tăng vọt thúc đẩy lạm phát leo thang

Giá gạo tại Nhật Bản trong tháng 3/2025 đã tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, giữa bối cảnh lạm phát cơ bản tại nền kinh tế lớn thứ tư thế giới đang gia tăng.

Nhập khẩu gạo tư nhân Nhật Bản lập kỷ lục, chính phủ áp thuế bảo vệ sản lượng Nhật Bản đặt mục tiêu tăng gấp 8 lần xuất khẩu gạo vào năm 2030

Lợi nhuận quý I/2025 của Netflix đạt 2,9 tỷ USD

“Gã khổng lồ” truyền phát trực tuyến (streaming) Netflix vừa công bố lợi nhuận quý I/2025 đạt 2,9 tỷ USD phần lớn nhờ vào việc tăng giá các gói thuê bao gần đây.

Trung - Mỹ đại chiến truyền hình tại Đông Nam Á: Khi Netflix phải đối đầu Baidu và Tencent để chiếm sóng người xem Netflix và các đối thủ khởi động cuộc chiến pháp lý tại Xứ sở Lá phong

Ngân hàng lớn nhất Nhật Bản cấp vốn hỗ trợ 40.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa

Từ tháng 5/2025, một trong những ngân hàng lớn nhất Nhật Bản là Mizuho sẽ triển khai một cơ chế mới để cung cấp vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên toàn quốc.

Nhật Bản trước áp lực tranh luận về thuế quan với Mỹ "Ông lớn" viễn thông Nhật Bản đầu tư 1,5 tỷ USD vào trung tâm dữ liệu tại Ấn Độ

Cổ phiếu Khu Công nghiệp có lực đỡ, thị trường thêm hy vọng tạo đáy 2

Tạo đáy chậm hơn thị trường, nhóm cổ phiếu Khu Công nghiệp cũng đã ghi nhận sự đảo chiều ở nhiều mã. VN-Index cũng đồng thời tăng điểm trở lại sau 2 phiên giảm nhờ có lực kéo trở lại ở nhóm Bluechips.

Thị trường vẫn đang đi tìm đáy 2 Cổ phiếu dưới mệnh giá, Chứng khoán TCI vẫn muốn tăng vốn gấp 2,6 lần

Vẫn còn nhiều dự định với "át chủ bài" thép, Hòa Phát có mở rộng mảng bất động sản và nông nghiệp?

Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long cho biết tỷ suất lợi nhuận của mảng nông nghiệp trong năm 2024 đã lên mức cao nhất, cao hơn cả các doanh nghiệp lâu năm trong ngành và là mức tỷ suất lợi nhuận mơ ước ở thị trường Việt Nam.

Hòa Phát trước thềm ĐHĐCĐ: "Thoát hiểm” đòn thuế ở EU, đón tin vui từ thị trường trong nước Số lượng cổ đông của Hòa Phát cao kỷ lục, 5 sân vận động Mỹ Đình mới đủ sức chứa