Tuần sóng gió của VN-Index từ khi tăng lãi suất: Mất 350.000 tỷ vốn hoá, P/E về sát 12

Cuối giờ chiều 22/9, Ngân hàng Nhà nước đã có quyết định tăng một loạt lãi suất điều hành. Kể từ ngày 22/9 đến hết phiên 29/9, chỉ số VN-Index đã giảm 7%, tương đương 350.000 tỷ đồng vốn hoá bị “bốc hơi”.

Chốt phiên giao dịch 29/9, chỉ số VN-Index giảm 17 điểm, tương đương 1,53% xuống 1.126 điểm, mức thấp nhất được ghi nhận kể từ đầu năm 2022. So với thị trường chứng khoán châu Á, thị trường Việt Nam đã phản ứng có phần thái quá khi các chỉ số chứng khoán châu Á chỉ biến động trong biên độ hẹp như TWSE (+0,51%), IDX (-0,58%), CSI 300 (-0,04%), NIKKEI 225 (-0,04%). Đặc biệt trong bối cảnh thị trường vừa đón nhận thông tin liên quan đến tăng trưởng GDP quý 3/2022 vượt dự báo, ghi nhận mức tăng 13,67%.

Phiên giảm điểm hôm nay kéo dài chuỗi 5 phiên giảm điểm liên tiếp kể từ khi Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất điều hành. Theo đó vốn hoá thị trường chứng khoán “bốc hơi” 350.000 tỷ đồng, P/E theo cập nhật của Bloomberg đã xuống 12,39 lần.

Khác với những lần thị trường điều chỉnh mạnh trước đó, lực cầu bắt đáy thường xuất hiện kéo chỉ số bớt thiệt hại hơn, thanh khoản thời điểm này tụt áp mạnh với các phiên chỉ quanh 11.000 tỷ đồng.

Áp lực của thị trường còn đến từ nhà đầu tư nước ngoài khi khối ngoại đã bán ròng liên tiếp 7 phiên.

Không chỉ những cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực bởi việc tăng lãi suất mà những nhóm cổ phiếu của doanh nghiệp hưởng lợi nhờ chính sách tăng lãi suất cũng trong xu hướng giảm mạnh.

Quảng cáo

Việc thị trường ảnh hưởng bởi động thái tăng lãi suất đã nằm trong dự báo của các công ty chứng khoán cũng như giới chuyên gia, nhưng hầu hết các quan điểm được đưa ra trước đó vẫn có phần lạc quan hơn so với thực tế.

Nhận định về diễn biến giao dịch tuần ngay sau quyết định tăng lãi suất của Ngân hàng nhà nước, ông Đinh Quang Hinh, Trưởng Bộ phận Kinh tế vĩ mô & Chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán VNDIRECT cho biết trong ngắn hạn, rủi ro điều chỉnh vẫn hiện hữu và chỉ số VN-Index có thể có những thời điểm lùi sâu hơn xuống dưới mốc 1.200 điểm.

Chuyên gia VNDIRECT khuyến nghị nhà đầu tư nên ưu tiên nắm giữ cổ phiếu trong những ngành dự kiến ghi nhận KQKD quý 3/2022 tích cực như bán lẻ, thực phẩm - đồ uống hoặc có thông tin hỗ trợ mạnh như xây dựng hạ tầng (đẩy mạnh giải ngân đầu tư công) và bảo hiểm (tăng lãi suất). Ngược lại, nên hạ tỷ trọng nhóm cổ phiếu đầu cơ, cổ phiếu “beta cao” để hạn chế rủi ro.

Với thực trạng thanh khoản liên tục suy yếu với các nguyên nhân như dòng tiền rút ra khỏi chứng khoán phân bổ vào các kênh khác và trở lại sản xuất kinh doanh, siết chặt thị trường trái phiếu, quá trình hạ đòn bẩy của nhà đầu tư và động thái siết chặt chính sách tiền tệ đến từ cơ quan quản lý nhà nước, chuyên gia chứng khoán Bùi Văn Huy cho rằng thanh khoản có khả năng tiếp tục giảm sút.

Cũng theo ông Huy, bối cảnh hiện tại vẫn rất nhiều rủi ro ở cả trong và ngoài nước, do đó diễn biến thị trường có thể chưa thể lấy lại trạng thái tích cực ngay được. Thông thường nếu bối cảnh chưa cải thiện, đáy ngắn hạn sẽ được tạo tạm thời khi thị trường quá bán sâu, kích hoạt dòng tiền bắt đáy.

Thống kê của chứng khoán BSC cho biết, thống kê quá khứ những lần phản ứng của VN-Index trước thông báo tăng lãi suất điều hành và cho biết, khi NHNN công bố nâng lãi suất điều hành thì TTCK Việt Nam thường có xu hướng giảm ngay tức thì so với thời điểm trước khi công bố. Đó là phản ứng ngắn hạn của thị trường trước thông tin tiêu cực.

Tuy nhiên, tính đến tháng thứ 3 thì thị trường đã hồi phục trở lại sau khi thông tin tiêu cực đã được phản ánh hết và bắt đầu xuất hiện những dòng tiền bắt đáy, ngoại trừ hai giai đoạn thị trường giảm rất sâu là 2008 và 2011 do bị ảnh hưởng bởi cuộc suy thoái toàn cầu 2008, cùng với đó là sự gia tăng nợ khó đòi của ngân hàng và đổ vỡ tín dụng đen tạo điểm tối đáng ngại trong bức tranh tài chính Việt Nam 2011. Tình trạng lạm phát đi kèm suy thoái có tác động nặng nề đến thị trường chứng khoán khi đó.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Ngân hàng nào đang tối ưu chi phí hoạt động nhất?

CIR giảm có tác động từ hai chiều: chiều tiết giảm chi phí hoạt động và chiều doanh thu tăng trưởng cao hơn; hoặc ngân hàng vẫn gia tăng đầu tư với chi phí hoạt động tăng lên nhưng hiệu quả tạo doanh thu đạt được lớn hơn.

Nợ xấu ngân hàng tiếp tục tăng cao 9 tháng đầu năm Nhìn lại bộ đệm dự phòng và một cấu phần mức độ “của để dành” ngân hàng Việt 9 tháng đầu năm Căng thanh khoản, Ngân hàng Nhà nước bơm ròng 65.450 tỷ đồng tuần qua

SeABank nâng vốn điều lệ lên 28.350 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB) chính thức hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 28.350 tỷ đồng sau 2 đợt phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.

SeABank chốt quyền trả cổ tức bằng cổ phiếu và chia cổ phiếu thưởng Vinalines muốn bán hết cổ phiếu TJC, chồng bà Nguyễn Thị Nga hạ sở hữu tại SeABank

Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Ngân hàng TNHH Đại chúng Ayudhya (Krungsri) - thành viên Tập đoàn MUFG (Nhật Bản) vừa qua đã có đề nghị với Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) về việc muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance. Thương vụ chuyển nhượng sẽ đem lại nguồn thặng dư vốn đáng kể cho cổ đông của SHB cũng như nâng cao năng lực tài chính và vị thế của ngân hàng.

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ, cấp khoản vay mới chỉ 4,5%/năm SHB muốn huy động 5.000 tỷ đồng qua phát hành trái phiếu