Tự doanh mua ròng trên HOSE và tiếp tục mở vị net long hơn 100 tỷ đồng phái sinh

Khối tự doanh cuối cùng đã cắt đứt chuỗi bán ròng 9 phiên trên HOSE và ghi nhận phiên mua ròng 27 tỷ đồng. Đồng thời họ vẫn ưu tiên mở vị thế long trên phái sinh.

Theo thống kê của HOSE, giao dịch cơ sở của tự doanh hôm nay đã chuyển sang mua ròng. Họ mua ròng khớp lệnh 94,08 tỷ đồng và bán thỏa thuận ròng 66,76 tỷ đồng. Tổng giá trị ròng là 27,32 tỷ đồng, qua đó cắt đứt chuỗi 9 phiên bán ròng liên tiếp.

e2f955a132009637f1be16feba6d5736-9425.png

Cụ thể, khá nhiều mã VN30 như VPB (+12,03 tỷ đồng), FPT (+8,53 tỷ đồng), VHM (+7,44 tỷ đồng), ACB (+6,98 tỷ đồng), VNM (+6,8 tỷ đồng), VIC (+5,97 tỷ đồng) đã nằm trong top mua vào.

2275156642eb58758531eabee1ef04cb-6152.png
Quảng cáo

Còn ở chiều ngược lại, chỉ có đáng kể nhất 2 giao dịch trên 10 tỷ đồng thuộc về HDG (-14,83 tỷ đồng) và GEX (-12,2%).

Nếu như giao dịch cơ sở chuyển hướng thì trên phái sinh, tự doanh vẫn đang duy trì mạch long ròng từ phiên 11/10. Phiên hôm nay, HĐTL VN30F1M ghi nhận vị thế long là 5.331 hợp đồng trong khi short là 4.034 đơn vị. Giá trị ròng là 126 tỷ đồng.

Về giao dịch thỏa thuận trên HOSE, 2 giao dịch đáng chú ý nhất thuộc về SAB (-96 tỷ đồng) và NVL (+29,24 tỷ đồng).

Tự doanh trên HNX bán ròng 5,57 tỷ đồng chủ yếu do VCS (-5,59 tỷ đồng). Cổ phiếu GKM tiếp tục có những giao dịch trao tay của tự doanh với giá trị 2 chiều xấp xỉ nhau đều hơn 2,2 tỷ đồng.

Trên UPCoM, tự doanh bán ròng 14,3 tỷ đồng do SIP (-10,82 tỷ đồng), MCH (-1,6 tỷ đồng), PVP (-1,71 tỷ đồng), QTP (+1,44 tỷ đồng).

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Top 10 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất tính đến hết quý III/2024

Theo thống kê từ báo cáo tài chính quý III/2024 được 29 ngân hàng đã công bố (không bao gồm Agribank), tổng tài sản của các ngân hàng này đạt hơn 16,2 triệu tỷ đồng, tăng 8,6% so với cuối năm 2023. Trong đó, 10 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất, gồm: BID

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh: Loạt cổ phiếu tăng vọt sau "tin vui" cổ tức, một mã bứt phá 82% sau một tuần

Chính phủ yêu cầu hoàn thiện phương án xử lý đối với ngân hàng SCB ngay trong tháng 12

Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước khẩn trương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền phương án chuyển giao bắt buộc các ngân hàng kiểm soát đặc biệt còn lại; hoàn thiện phương án xử lý đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trong tháng 12 năm 2024.

“Vụ việc SCB không thuộc phạm vi của kiểm toán nhà nước” Đình chỉ 4 cán bộ kiểm toán Deloitte Việt Nam liên quan vụ SCB

Ngân hàng Nhà nước ban hành một loạt quyết định về lãi suất tiền gửi

Nhằm đảm bảo tính thống nhất về căn cứ pháp lý với các Thông tư quy định về lãi suất tiền gửi, ngày 01/11/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành các Quyết định 2410/QĐ-NHNN và 2411/QĐ-NHNN quy định về lãi suất tiền gửi trong đó chỉnh sửa căn cứ pháp lý ban hành và không thay đổi các mức lãi suất tiền gửi.

Ngân hàng nào đang tối ưu chi phí hoạt động nhất? Nhân viên ngân hàng nào có thu nhập cao nhất?

Ngân hàng nào đang tối ưu chi phí hoạt động nhất?

CIR giảm có tác động từ hai chiều: chiều tiết giảm chi phí hoạt động và chiều doanh thu tăng trưởng cao hơn; hoặc ngân hàng vẫn gia tăng đầu tư với chi phí hoạt động tăng lên nhưng hiệu quả tạo doanh thu đạt được lớn hơn.

Nợ xấu ngân hàng tiếp tục tăng cao 9 tháng đầu năm Nhìn lại bộ đệm dự phòng và một cấu phần mức độ “của để dành” ngân hàng Việt 9 tháng đầu năm Căng thanh khoản, Ngân hàng Nhà nước bơm ròng 65.450 tỷ đồng tuần qua