Từ 1/7, chuyển tiền trên 10 triệu đồng phải xác thực bằng khuôn mặt, vân tay

Từ ngày 1/7, khách hàng muốn chuyển khoản trên 10 triệu đồng hoặc trị giá trên 20 triệu đồng/ngày phải xác thực khuôn mặt, vân tay để tránh việc tội phạm đánh cắp tiền trong tài khoản khách hàng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thời gian qua có không ít người dân đã bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tiền. Thủ đoạn của các đối tượng này rất tinh vi như tự xưng cơ quan chức năng như: Công an, thanh tra giao thông... và đưa ra các tình huống khiến người dân mất cảnh giác, truy cập vào phần mềm, đường link có mã độc. Sau đó, đối tượng vào tài khoản, thậm chí chiếm quyền kiểm soát điện thoại để lấy hết tiền.

Trước thực trạng này, Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành quyết định số 2345/QĐ-NHNN yêu cầu chủ tài khoản khi chuyển tiền trực tuyến trên 10 triệu đồng mỗi lần hoặc hơn 20 triệu đồng mỗi ngày phải được xác thực bằng sinh trắc học (vân tay, nhận diện khuôn mặt) khớp với dữ liệu trên căn cước công dân gắn chip.

Nếu chuyển tiền dưới 10 triệu đồng/lần nhưng tổng các giao dịch trong ngày đã chạm mốc 20 triệu thì đến lần chuyển tiếp theo trong ngày đó phải xác thực bằng khuôn mặt, vân tay, dù lần tiếp theo đó chỉ chuyển vài nghìn đồng.

Trường hợp khách hàng cá nhân trước khi giao dịch lần đầu tiên bằng ứng dụng ngân hàng (mobile banking) hoặc trước khi giao dịch trên thiết bị khác với thiết bị đang giao dịch lần gần nhất, cũng phải được nhận dạng sinh trắc học.

Quảng cáo

Còn lại, nếu chuyển tiền dưới 10 triệu đồng và tổng số tiền chuyển các lần trong ngày không quá 20 triệu đồng thì xác thực bằng mã OTP, không cần xác thực bằng vân tay, khuôn mặt.

Mục đích của việc phải xác thực khuôn mặt, vân tay là đảm bảo chính chủ đang thực hiện giao dịch. Dấu hiệu sinh trắc học có thể được xác định bằng dữ liệu sinh trắc học lưu trong chip của căn cước công dân, tài khoản VNeID hoặc dữ liệu sinh trắc học lưu trong cơ sở dữ liệu của ngân hàng. Công nghệ này được xem là hạn chế tối đa khả năng làm giả và sẽ có tính bảo mật cao nhất.

Chia sẻ về quy định này, tại họp báo Ngày không tiền mặt 2024 diễn ra mới đây, ông Lê Anh Dũng, Phó vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước khẳng định: “Quy định này cho phép các ngân hàng thương mại xác định được chủ tài khoản cũng là người đang thực hiện giao dịch chuyển tiền... Qua đó, góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng".

Ông Dũng cho biết, từ ngày 1/7, kể cả khi khách hàng lỡ chuyển tiền vào tài khoản của các đối tượng lừa đảo thì cũng có thể lấy lại tiền. Trường hợp kẻ gian dùng tài khoản của mình để chuyển tiền, cơ quan công an sẽ nhanh chóng xác định được danh tính qua đối chiếu với thông tin trên căn cước gắn chip.

Cơ sở để đưa ra mức 10 triệu đồng/lần và trên 20 triệu đồng/ngày cần phải thực hiện xác thực sinh trắc học là khi xây dựng Quyết định 2345, Ngân hàng Nhà nước đã khảo sát, đánh giá tác động dựa trên số lượng giao dịch của khách hàng cá nhân.

Qua đó, Ngân hàng Nhà nước nhận thấy có tới 70% số lượng giao dịch chuyển khoản có giá trị dưới 10 triệu đồng, giao dịch trên 10 triệu đồng/lần chiếm tỷ trọng không cao.

Do đó, việc quy định ngưỡng phải xác thực khuôn mặt đối với những mức chuyển tiền như trên sẽ không ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng. Mục đích sau cùng của quy định này là để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ tài khoản thanh toán.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Ngân hàng Việt và một thập kỷ nỗ lực mở cửa trái phiếu xanh

Từ những quy định ban đầu của Ngân hàng Nhà nước để thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia vào năm 2015, đến năm 2025, các NHTM đã có một thập kỷ nỗ lực mở cửa thị trường tài chính xanh, trong đó có sứ mệnh tiên phong dẫn dắt trái phiếu xanh tại V

HDBank chính thức tăng vốn điều lệ lên hơn 35.100 tỷ đồng HDBank tiên phong công bố Khung Tài chính Bền vững

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận việc chuyển nhượng 100% vốn Công ty Tài chính PTF của SeABank cho AEON Financial Service

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành văn bản chấp thuận việc chuyển nhượng 100% vốn góp của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) tại Công ty Tài chính Bưu điện (PTF) cho AEON Financial Service Co., Ltd. (AEON Financial).

SeABank chuẩn bị thưởng hơn 1,1 triệu cổ phiếu cho cán bộ quản lý SeABank vinh dự nhận giải thưởng UN WEPs Award 2024 hạng mục “Bình đẳng giới tại thị trường”

LPBank trao thưởng 5 tỷ đồng, đồng hành cùng Đội tuyển Bóng đá Việt Nam đăng quang ngôi vô địch Đông Nam Á

Hòa chung niềm vui chiến thắng với chức vô địch ASEAN CUP 2024, LPBank đã trao thưởng 5 tỷ đồng cho Đội tuyển Bóng đá Việt Nam, nhằm tri ân sự cố gắng không ngừng nghỉ và ý chí kiên cường của các cầu thủ và ban huấn luyện.

LPBank bất ngờ muốn chuyển trụ sở chính LPBank được chấp thuận tăng vốn lên gần 30.000 tỷ đồng Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) thưởng 2 tỷ đồng nếu đội tuyển Việt Nam giành chiến thắng tối nay

BIDV triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2025

Năm 2024, với sự chủ động, quyết tâm, nỗ lực phát huy tối đa mọi nguồn lực... hoạt động kinh doanh của BIDV diễn ra an toàn, thông suốt, hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh; tiếp tục khẳng định vai trò chủ lực, chủ đạo trong thực hiện cá

BIDV dự kiến chi cổ tức 21% BIDV tăng cường hợp tác để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu

Kỷ lục lượng tiền được hệ thống ngân hàng "bơm" ra nền kinh tế

Doanh số cho vay trong năm 2024 của toàn hệ thống ngân hàng đạt 23 triệu tỷ đồng. Số dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế tăng thêm 2,1 triệu tỷ đồng trong 1 năm qua, là con số kỷ lục từ trước đến nay.

Thông tư quan trọng về giãn nợ chính thức hết hiệu lực, nợ xấu các ngân hàng có tăng đột biến? Nhiều ngân hàng có thể sẽ tăng phí dịch vụ trong quý này

Thông tư 02 chính thức kết thúc, nợ xấu ngân hàng sẽ ra sao?

Bắt đầu từ tháng 1/2025, các ngân hàng sẽ không còn được phép áp dụng các điều khoản của chính sách đặc biệt (Thông tư 02) để cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng, sau khi thông tư này hết hiệu lực vào cuối tháng 12/2024.

Đại biểu Quốc hội lo ngại nợ xấu tiếp tục tăng cao Nợ xấu có thể đã lập đỉnh trong quý III/2024 Tăng trưởng tín dụng 2025: Cơ hội phục hồi trong áp lực xử lý nợ xấu