Tiền gửi dân cư tăng trở lại, ngân hàng nào đang có lãi suất tiết kiệm cao nhất?

Sau khi sụt giảm tháng đầu năm, tiền gửi dân cư hồi phục từ tháng 2 năm nay, đạt kỷ lục gần 6,64 triệu tỷ đồng.

Tiền gửi dân cư tăng trở lại, ngân hàng nào đang có lãi suất tiết kiệm cao nhất?

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố số liệu về tổng phương tiện thanh toán và tiền gửi của khách hàng tại tổ chức tín dụng tính đến hết tháng 2/2024, trong đó đáng chú ý, tiền gửi dân cư tại hệ thống ngân hàng đạt kỷ lục gần 6,64 triệu tỷ đồng, tăng 1,6% so với đầu năm. Như vậy, sau khi sụt giảm vào tháng đầu năm, tiền gửi dân cư vào hệ thống ngân hàng đã quay lại đà tăng.

Trong khi đó, tiền gửi của khối tổ chức, doanh nghiệp lại giảm mạnh. Nhóm này gửi 6,52 triệu tỷ đồng tại hệ thống ngân hàng, giảm 4,66% so với đầu năm.

Tổng số lượng tiền gửi trong hệ thống tính đến cuối tháng 2 giảm nhẹ từ 13,17 triệu tỷ đồng (ghi nhận cuối tháng 1) xuống còn 13,16 triệu tỷ đồng.

z5502095034774-0cbbfc61e363f807adad2b8b23d1493a-1547.jpg
Nguồn: NHNN

Tiền gửi quay lại hệ thống ngân hàng trong bối cảnh lãi suất huy động vẫn còn thấp dù các nhà băng bắt đầu điều chỉnh tăng trở lại.

Theo số liệu tổng hợp báo cáo tài chính quý I/2024 của các ngân hàng cho thấy, nhóm ngân hàng hút tiền gửi mạnh nhất trong quý vừa qua vẫn là các ngân hàng trong nhóm ngân hàng quốc doanh. Cụ thể, BIDV là ngân hàng dẫn đầu với tổng số tiền gửi trong quý I với con số hơn 1,7 triệu tỷ đồng, tăng 1,8% so với thời điểm cuối năm 2023.

Tiếp theo là VietinBank với mức số dư tiền gửi đạt hơn 1,4 triệu tỷ đồng, tăng 1,2%. Còn Vietcombank xếp vị trí thứ 3 với tổng tiền gửi khách hàng quý I là 1,3 triệu tỷ đồng, giảm 3,4% so với cuối năm 2023.

Ở nhóm các ngân hàng cổ phần, MB tiếp tục dẫn đầu với 558.826 tỷ đồng tiền gửi, giảm 1,5% và đứng thứ 4 toàn ngành. Tiếp sau là Sacombank với số tổng tiền gửi đạt 533.358 tỷ đồng, tăng 4,4%.

Các ngân hàng ở vị trí sau là ACB (492.804 tỷ đồng, tăng 2,1%); Techcombank (458.040 tỷ đồng, tăng 0,8%), VPBank (455.817 tỷ đồng, tăng 3%) SHB (444.297 tỷ đồng, giảm 0,7%), HDBank (378.789 tỷ đồng, tăng 2,2%).

Quảng cáo

Ngân hàng nào đang có lãi suất tiết kiệm cao nhất?

Tính từ đầu tháng 5/2024, một loạt ngân hàng đã tăng lãi suất như ACB, VIB, GPBank, NCB, BVBank, Sacombank, CB, Bac A Bank, Techcombank, TPBank, PGBank, SeABank, Viet A Bank, ABBank, VPBank, HDBank, SHB, MB.

Xu hướng tăng lãi suất đã xuất hiện từ cuối tháng 3 và diễn ra trên diện rộng vào tháng 4 và tháng 5. Tuy nhiên, xu hướng tăng vẫn chủ yếu đến từ nhóm ngân hàng cổ phần tư nhân.

Hiện nay, lãi suất ngân hàng PVcomBank hiện ở mức cao nhất, với 9,5%/năm cho kỳ hạn gửi 12 tháng. Tuy nhiên, đi kèm với mức lãi suất cao này là điều kiện số tiền gửi tối thiểu phải ở mức 2.000 tỷ đồng.

Tiếp theo là HDBank với mức lãi suất khá cao 7,7% cho kỳ hạn 12 tháng, điều kiện duy trì số dư tối thiểu 500 tỷ đồng.

Bac A Bank cũng áp dụng mức lãi suất khá cao với lãi suất tiền gửi tại quầy ngân hàng lên tới 5,6%/năm cho kì hạn 12 tháng.

lsnh-3396.png

Một số ngân hàng khác cũng niêm yết lãi suất kỳ hạn 12 tháng ở mức khá cao như: NCB (5,4%), OCB (5,4%), BVBank (5,3%)...

Trong sự kiện được tổ chức mới đây, ông Đinh Đức Quang, Giám đốc Điều hành Khối kinh doanh tiền tệ, Ngân hàng UOB Việt Nam cho rằng mặt bằng lãi suất tiết kiệm đang ở mức thấp kỷ lục và khá chắc chắn là đã chạm đáy trong tổng thể đánh giá mức lợi tức kênh đầu tư ít rủi ro nhất này so với lạm phát, tỷ giá và nhu cầu vốn trong nền kinh tế.

Mặc dù hoạt động kinh tế đã có sự cải thiện trong quý I/2024, đặc biệt là sự phục hồi trong hoạt động ngoại thương, các yếu tố khác như sản xuất công nghiệp, tiêu dùng nội địa, bán lẻ, đơn hàng mới vẫn cần thêm số liệu rõ ràng trong thời gian tới để khẳng định xu hướng tăng trưởng vững chắc; từ đó hỗ trợ sự tự tin cho doanh nghiệp và nhà đầu tư mạnh dạn tiếp cận tín dụng, mở rộng đầu tư sản xuất và tiêu dùng.

Nhìn vào các dữ liệu dài hơn trước dịch COVID-19 cũng cho thấy, tín dụng trong nước thường có xu hướng tăng rất chậm trong quý I và chỉ bắt đầu hồi phục vào quý II hàng năm. Từ nhận định đó, chuyên gia UOB cho rằng, lãi suất tiết kiệm sẽ có thể tăng 0,5%-1% trên các kỳ hạn khác nhau từ tháng 5 đến hết năm 2024.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

BAC A BANK gia tăng đặc quyền cho khách hàng dùng thẻ tín dụng quốc tế

Nhằm khuyến khích khách hàng chi tiêu mua sắm qua thẻ tín dụng quốc tế, BAC A BANK thường xuyên triển khai các chương trình ưu đãi đặc quyền dành cho chủ thẻ góp phần giúp khách hàng dễ dàng tận hưởng tiện ích không giới hạn.

Bac A Bank dự kiến tăng vốn lên hơn 10.500 tỷ đồng Bac A Bank ra mắt ứng dụng ngân hàng điện tử phiên bản mới

Trấn Thành chia sẻ góc nhìn về tối ưu dòng tiền cùng Siêu Lợi Suất VIB

Ngày càng thu hút đông đảo người dùng, tài khoản Siêu Lợi Suất của Ngân hàng Quốc Tế (VIB) đang khẳng định vị thế là giải pháp tài chính vượt trội, mang lại giá trị cho khách hàng ở mọi phân khúc. Với lợi suất cao bậc nhất hiện nay cùng tính năng linh

ĐHĐCĐ VIB: Thông qua kế hoạch chia cổ tức 21%, kế hoạch tăng trưởng tín dụng 22% VIB ra mắt gói vay căn hộ, nhà phố lãi suất 5,9%-6,9%-7,9% cố định trong 6-12-24 tháng

VietABank tăng mạnh vốn điều lệ, chuẩn bị kế hoạch lên sàn

VietABank dự kiến tăng vốn điều lệ lên hơn 11.500 tỷ đồng và chuẩn bị kế hoạch niêm yết cổ phiếu trong năm 2025. Ngân hàng cũng đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 20,3% so với năm trước.

VietABank báo lợi nhuận trước thuế 580 tỷ đồng sau 6 tháng 8 cổ đông nắm hơn 29% vốn VietABank VietABank (VAB) bị xử phạt và truy thu hơn 4,1 tỷ đồng tiền thuế

Nhận chuyển giao CBBank: Phép thử bản lĩnh và tầm nhìn chiến lược dài hạn của Vietcombank?

Quyết định chuyển giao bắt buộc CBBank cho Vietcombank không chỉ là cú hích trong lộ trình tái cơ cấu ngân hàng yếu kém, mà còn là phép thử bản lĩnh và tầm nhìn chiến lược của Vietcombank.

Vietcombank chuẩn bị trả cổ tức tỷ lệ 49,5% Vietcombank dự kiến dùng 22.770 tỷ đồng lợi nhuận năm 2023 để chia cổ tức

LPBank lên kế hoạch chia cổ tức tỷ lệ 25% bằng tiền, thành lập LPBank AMC

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, LPBank sẽ trình kế hoạch kinh doanh với lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt gần 15.000 tỷ đồng, đồng thời đề xuất chia cổ tức tiền mặt lên tới 25% – mức trả bằng tiền mặt cao nhất trong khối ngân hàng hiện nay.

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ đồng Năm 2024, LPBank đạt lợi nhuận 12.168 tỷ đồng, tổng tài sản tăng gần 35% Ông Phạm Phú Khôi đảm nhận vai trò Phó Chủ tịch HĐQT của LPBank

Tăng trưởng tín dụng khởi sắc, đạt 2,49% trong quý I

Tăng trưởng tín dụng khởi sắc trong quý I/2025, vượt xa cùng kỳ năm trước, phản ánh những nỗ lực điều hành của Ngân hàng Nhà nước trong việc khơi thông dòng vốn cho nền kinh tế.

ĐHĐCĐ VIB: Thông qua kế hoạch chia cổ tức 21%, kế hoạch tăng trưởng tín dụng 22% Tín dụng bất động sản được nới lỏng trên cơ sở thận trọng Tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Khu vực 12 đạt 0,86%

Ngân hàng số thế hệ mới – Cơ hội sở hữu “viên ngọc quý” cho nhà đầu tư ngoại?

Lần đầu tiên về mặt lý thuyết, các nhà đầu tư đến từ các quốc gia có khả năng tiếp cận quyền sở hữu 100% đối với một giấy phép ngân hàng — trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước đã tạm dừng cấp phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài kể từ năm 2017.

Một ngân hàng đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2025 tăng trưởng tới 131% Tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Khu vực 12 đạt 0,86% Ngân hàng tạo sức bật cho thị trường, sóng khoáng sản được tái kích hoạt