Trung Quốc tiến gần hơn đến chấm dứt hoàn toàn chính sách chống COVID-19 hà khắc

Tại Trung Quốc, những người không có triệu chứng, hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ về hô hấp, giờ đây sẽ được phép cách ly tại nhà chứ không bị buộc phải vào các cơ sở cách ly của chính phủ

Vào ngày thứ Tư, giới chức Trung Quốc thông báo nới lỏng chính sách không COVID-19 trong động thái đánh dấu cho thay đổi bước ngoặt sau khi áp dụng chính sách phong tỏa ngặt nghèo ngăn COVID-19 trong thời gian quá lâu gây ra tâm lý căng thẳng trong dân chúng.

Những người không có triệu chứng, hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ về hô hấp, giờ đây sẽ được phép cách ly tại nhà chứ không bị buộc phải vào các cơ sở cách ly của chính phủ. Cùng lúc đó, việc xét nghiệm PCR trên quy mô lớn, biện pháp phổ biến trong chính sách chống dịch của Trung Quốc, sẽ bị loại bỏ.

“Bất kỳ hình thức kiểm soát đi lại nào sẽ không được áp dụng nữa”, tuyên bố mới nhất của chính phủ Trung Quốc cho hay. Đồng thời tuyên bố cũng cho hay rằng biện pháp xét nghiệm PCR sẽ chỉ được áp dụng với các khu vực nhà dưỡng lão, bệnh viện và trường học.

Trong cuộc họp báo vào chiều ngày thứ Tư, dự kiến sẽ có một số động thái bổ sung được công bố trong đó có việc tăng cường tỷ lệ tiêm vaccine đặc biệt trong nhóm người cao tuổi chưa tiêm vaccine, thực tế này là một trong những yếu tố cản trở việc Trung Quốc chấm dứt chính sách chống dịch hà khắc nhất thế giới.

Gần đây, thị trường chứng khoán Trung Quốc tăng điểm, đồng nhân dân tệ tăng vọt lên ngưỡng cao mới khi mà giới chức Trung Quốc đang hướng nhiều hơn đến khả năng mở cửa nền kinh tế, nhiều nhà đầu tư trở nên lạc quan.

Quảng cáo

Đồng nhân dân tệ tăng vượt ngưỡng 7 nhân dân tệ/USD, còn chỉ số cổ phiếu công nghệ Trung Quốc tại Hồng Kông tăng đến 8,6%. Trái phiếu bằng đồng USD của các doanh nghiệp bất động sản đồng thời tăng khi mà chính quyền thành phố Thượng Hải và Hàng Châu đồng thời tiếp bước các thành phố khác trong việc nới lỏng chính sách không COVID-19.

Nhiều tháng biến động của giá trị các tài sản Trung Quốc đã tạo ra cơn sốt mua vào khi mà các chuyên gia quản lý tiền tệ ngày một được thuyết phục bởi lý do rằng “gió cuối cùng đã đổi chiều” bởi thị trường này chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi chính sách của Bắc Kinh và chính sách không COVID-19. Tuy nhiên khi mà ngày một nhiều người dự báo lạc quan, không ít chuyên gia ví như chuyên gia tại Grow Investment Group vẫn cảnh báo về khả năng tình trạng lây nhiễm tăng cao sẽ tạo ra nhiều biến động cho thị trường trong ngắn hạn.

Hiện nay, việc giới chức Trung Quốc rút bớt đi các biện pháp hạn chế trong tuần qua đang tạo ra tâm lý hứng khởi. Chỉ số Hang Seng của doanh nghiệp Trung Quốc tăng 29% trong tháng trước và như vậy ghi nhận tháng tăng mạnh nhất tính từ cuối năm 2003, đồng nhân dân tệ trong khi đó tăng mạnh nhất tính từ năm 2018.

“Hiện đang xuất hiện thêm dấu hiệu cho thấy sự nới lỏng các biện pháp kiểm soát COVID-19, và các tác động tích cực chưa được phản ánh rõ nét vào thị trường. Tôi tin rằng sẽ có thêm các quỹ đổ tiền vào thị trường và tăng cường nắm giữ trong thời gian dài hạn”, trưởng bộ phận chiến lược đầu tư tại quỹ KGI châu Á – ông Kenny Wen phân tích.

Việc nới lỏng các biện pháp hạn chế, cùng với việc giới chức đưa ra gói giải cứu, đã cứu cho thị trường chứng khoán Trung Quốc sau đợt rút vốn quy mô đến 6 nghìn tỷ USD trên thị trường. Nhiều nhà đầu tư hiện đang sẵn sàng đổ tiền vào các cổ phiếu dài hạn ví như cổ phiếu ngành tiêu dùng và y tế khi mà kinh tế hồi phục.

Vào ngày Chủ Nhật, tổ chức Morgan Stanley đã nâng đánh giá với cổ phiếu Trung Quốc lên mức mua từ mức trung bình mà tổ chức này đã duy trì suốt từ tháng 1/2021. Goldman Sachs dự báo các cổ phiếu Trung Quốc sẽ tăng trưởng rất tốt trong năm 2023, ngân hàng Bank of America trong khi đó khẳng định ngân hàng này duy trì quan điểm tích cực về triển vọng cổ phiếu trong năm tới.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản

Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.

Ngành hàng chứng kiến làn sóng phá sản mạnh mẽ nhất tại Mỹ LDG bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, cổ phiếu dư bán sàn khối lượng lớn

ADB sẽ tăng khoản cho vay liên quan đến khí hậu lên tới 7,2 tỷ USD

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết ADB sẽ tăng khoản cho vay liên quan đến khí hậu lên tới 7,2 tỷ USD, sau khi Mỹ và Nhật Bản đồng ý bảo lãnh rủi ro cho một số khoản vay hiện có.

Khẳng định vị thế "Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam" của ADB, HDBank triển khai mạnh mẽ các sáng kiến về tài trợ thương mại và ESG ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng cho khu vực châu Á đang phát triển

Thống đốc BoJ: Đầu tư vào giảm khí thải sẽ gây sức ép lạm phát tại Nhật Bản

Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda mới đây cho biết, các khoản trợ cấp của chính phủ dành cho đầu tư vào giảm khí thải có thể tạo ra một số sức ép lạm phát trong ngắn hạn.

Đồng yen của Nhật Bản chạm mức thấp nhất trong gần hai tháng Các tập đoàn Nhật Bản đầu tư 3,3 tỷ USD để phát triển xe tự lái sử dụng AI

Fed có thể vẫn hạ lãi suất sau chiến thắng của ông Donald Trump

Fed được nhận định sẽ hạ lãi suất 0,25 điểm phần trăm khi kết thúc cuộc họp vào ngày 7/11, sau khi kết quả bầu cử Tổng thống được công bố, tiếp tục giảm chi phí đi vay do lạm phát hạ nhiệt.

Chứng khoán châu Á ngóng chờ tín hiệu từ Fed và các “ông lớn” công nghệ Giới phân tích và đầu tư tiếp tục không chắc chắn về giá vàng khi bầu cử Mỹ và cuộc họp của Fed đến gần

14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Việc Volkswagen lần đầu tiên trong lịch sử phải xem xét đóng cửa nhà máy tại Đức chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong cuộc khủng hoảng toàn ngành kinh tế xe hơi tại Châu Âu.

Giá gạo toàn cầu dự báo giảm trong năm 2025 nhờ nguồn cung dồi dào "Trùm" phân phối ô tô Mercedes báo lãi quý III gấp 11 lần nhờ nhu cầu xe sang tăng mạnh