Toshiba - Hãng điện tử 148 năm của Nhật Bản chốt bán mình với giá 15,3 tỷ USD?

Toshiba là tập đoàn hiếm hoi tại Nhật Bản sở hữu công nghệ điện hạt nhân, liên quan đến cả nhà máy năng lượng nguyên tử Fukushima Dai Ichi đã bị đóng cửa sau vụ sóng thần năm 2011.

Toshiba - Hãng điện tử 148 năm của Nhật Bản chốt bán mình với giá 15,3 tỷ USD?

Theo hãng tin Bloomberg, tập đoàn công nghệ điện tử Toshiba của Nhật Bản đã đồng ý thỏa thuận bán mình nhằm chấm dứt lịch sử hơn 140 năm đầy rắc rối.

Nguồn tin thân cận của Bloomberg cho hay Toshiba đã đồng ý vào hôm 23/3/2023 về giá mua đấu thầu khoảng 2 nghìn tỷ Yên, tương đương 15,3 tỷ USD từ hãng Japan Industrial Partners (JIP). Mức giá này cao hơn 9,6% so với giá cổ phiếu đóng cửa của Toshiba trong phiên 23/3.

Trong cuộc đua mua lại Toshiba, khoảng 20 tập đoàn Nhật Bản từ Orix Corp cho đến Chubu Electric Power đã bỏ giá đấu thầu.

Hãng tin Bloomberg nhận định nếu thông tin này được xác nhận thì đây có thể là dấu chấm hết cho quãng thời gian bê bối nhiều năm của tập đoàn công nghệ điện tử nổi tiếng Nhật Bản.

Lý do cho việc mất nhiều năm Toshiba mới đi đến thỏa thuận bán mình này là do đại diện chính phủ Nhật Bản muốn giữ những công nghệ nhạy cảm khỏi nước ngoài nhưng các nhà đầu tư, cổ đông quốc tế của hãng lại chỉ muốn gia tăng lợi nhuận, qua đó dẫn đến những mâu thuẫn về việc xác định người mua phù hợp.

Xin được nhắc lại, Toshiba là tập đoàn hiếm hoi ở Nhật Bản sở hữu mảng công nghệ điện hạt nhân, vốn cực kỳ nhạy cảm đến an ninh quốc gia.

fukushima-daiichi-nuclear-plant-4073.jpg
Quảng cáo

Thảm họa tại nhà máy hạt nhân Fukushima Dai Ichi

Theo Bloomberg, một loạt tỷ phú như Paul Singer của Elliott management, Seth Fisher của Oasis Management đều có hứng thú với thương vụ này. Bên cạnh đó là vô số những quỹ tư nhân nước ngoài cũng chào mua như Bain Capital, CVC Partners hay KKR Co.

Nếu thương vụ trên hoàn thành thì đây sẽ là một trong những bản hợp đồng giá trị nhất Châu Á trong năm nay khi thị trường đang khá ảm đạm. Đây cũng sẽ là một trong những thương vụ mua lại lớn nhất tại Nhật Bản.

Bán mình cũng khó

Hãng tin Bloomberg nhận định hành trình bán mình của Toshiba không hề dễ dàng. Ngoài yếu tố nhạy cảm về công nghệ điện hạt nhân thì việc các ngân hàng dè dặt tham gia do lo ngại tình hình kinh tế vĩ mô cũng là một nguyên nhân khác.

Trong 8 năm qua, Toshiba đã trải qua hết thảm họa này đến thảm họa khác. Sau vụ sóng thần 2011 khiến nhà máy hạt nhân Fukushima Dai Ichi đóng cửa, tập đoàn tiếp tục hứng chịu vụ bê bối kế toán năm 2015, làm giả số liệu lợi nhuận và dẫn đến việc bị yêu cầu tái cấu trúc lại công ty.

Tiếp đó, việc cố gắng tiếp cận thị trường năng lượng hạt nhân ở Mỹ không thành công cũng dẫn đến khoản lỗ 6,3 tỷ USD, khiến Toshiba từng ở bên bờ vực bị hủy niêm yết cổ phiếu. Mọi chuyện tồi tệ đến mức hãng buộc phải bán mảng chip nhớ, vốn là phần kinh doanh béo bở và đã bị nhiều hãng nước ngoài tranh nhau mua lại.

Kể từ đó đến nay, số phận của Toshiba liên tục gây tranh cãi với vô số cuộc đấu đá nội bộ. Hội đồng cổ đông từng từ chối bản kế hoạch tách công ty này làm 2 để dễ bán.

Sau nhiều tranh cãi, cuối cùng Toshiba cũng thống nhất bán lại cho JIP, một công ty được thành lập vào năm 2002 tại Nhật Bản với Hidemi Moue. Doanh nghiệp này trên thực tế đã tham dự nhiều thương vụ mua lại nổi tiếng, ví dụ như thâu tóm mảng sản xuất máy tính cá nhân Vaio Corp từ tay Sony Group vào năm 2014.

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

9 tháng, Vietnam Airlines lãi hơn 6.263 tỷ đồng

Nhờ khôi phục toàn bộ mạng bay nội địa và hầu hết các đường bay quốc tế, mở thêm các đường bay mới cùng hoạt động khai thác tăng cao trong giai đoạn cao điểm hè, Vietnam Airlines đạt kết quả kinh doanh tích cực trong quý III và 9 tháng đầu năm 2024.

Cuộc “đại phẫu” lịch sử của Vietnam Airlines Vietnam Airlines lãi hơn 1.000 tỷ đồng trong quý II/2024 Vietnam Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways vận chuyển miễn phí hàng hóa cứu trợ người dân vùng lũ

HBC: Quý III/2024, doanh thu giảm 49%, lãi ròng vẫn tăng 8 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 169 tỷ đồng

Nhờ hoàn nhập dự phòng nợ khó đòi nên dù doanh thu sụt giảm 49%, nhưng Xây dựng Hoà Bình vẫn báo lãi 8 tỷ đồng quý III/2024, trong khi cùng kỳ năm 2023 từng lỗ 169 tỷ đồng.

HBC được “giải cứu” sau thông tin lãnh đạo muốn tăng sở hữu Cổ phiếu HBC tiếp tục đà giảm khi chuyển sàn, một Phó Tổng Giám đốc xin từ nhiệm

Vingroup ghi nhận doanh thu kỷ lục trong quý III/2024, lãi sau thuế cao nhất 5 năm

Quý III/2024, Vingroup mang về doanh thu kỷ lục 62.850 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ năm trước và lợi nhuận sau thuế 2.015 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần cùng kỳ và cũng là mức lợi nhuận theo quý cao nhất trong 5 năm gần đây.

Vingroup bảo lãnh cho 6.500 tỷ đồng trái phiếu do VinFast phát hành Lợi nhuận quý III/2024 của Vincom Retail về dưới mốc 1.000 tỷ đồng

FPT Retail có quý báo lãi thứ 3 liên tiếp, lãi tăng gần 770% so với cùng kỳ

Tăng trưởng của chuỗi FPT Long Châu ở mức 62%, đóng góp đến 62% doanh thu toàn FRT. Việc Long Châu hoạt động hiệu quả khiến lợi nhuận của FPT Retail tăng trưởng mạnh, riêng quý III đạt 140,91 tỷ đồng, tăng 768,27% so với cùng kỳ năm 2023.

Long Châu thắng lớn, FPT Retail có quý báo lãi thứ 2 liên tiếp Cuộc đua mở trung tâm tiêm chủng: Khi nào Long Châu vượt VNVC?

Kinh doanh dưới giá vốn, Lọc hóa dầu Bình Sơn lỗ ròng hơn 1.200 tỷ đồng

Lũy kế 9 tháng năm 2024, Lọc hóa dầu Bình Sơn ghi nhận doanh thu hơn 87.058 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 674 tỷ đồng, lần lượt giảm 17% và 89% so với cùng kỳ năm trước.

BSR còn một chặng đường để về đỉnh thời đại Nút thắt "cục nợ" được xử lý, Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) chính thức nộp hồ sơ niêm yết lên HOSE

Kết thúc 9 tháng năm 2024, Vietjet đạt doanh thu 51.769 tỷ đồng, tiếp tục nhận tàu bay mới

Khai thác ổn định thị trường trong nước, đẩy mạnh mở rộng mạng đường bay quốc tế, đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách, Công ty CP Hàng không Vietjet (mã VJC) đã ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong 9 tháng năm 2024.

Vietjet nhận thêm 10 tàu bay mới ngay trong năm nay Nhận thông báo chuyến bay Vietjet nhanh chóng, tự động qua Zalo và WhatsApp

MWG báo quý III hơn 800 tỷ đồng, sau Bách Hóa Xanh đến lượt EraBlue "đem tiền về cho mẹ"

Quý III/2024, lợi nhuận sau thuế của Thế Giới Di Động đạt 806 tỷ đồng, gấp 21 lần cùng kỳ. Đáng chú ý, Bách Hóa Xanh tiếp tục có lãi 90 tỷ đồng trong quý III và EraBlue cũng ghi nhận 148 triệu đồng tiền lãi đầu tiên.

Lợi nhuận trên đà phục hồi, bao giờ MWG trở lại mức lãi kỷ lục? MWG thu hơn 11.400 tỷ đồng trong tháng 8, tiếp tục mở rộng Bách Hóa Xanh và thu hẹp quy mô chuỗi An Khang

Doanh thu quý III/2024 của Vinhomes đạt kỷ lục, lợi nhuận sau thuế giảm 16%

Quý III/2024, Vinhomes đem về doanh thu kỷ lục 33.323 tỷ đồng doanh thu thuần. Tuy nhiên, giá vốn và chi phí tăng cao khiến lợi nhuận sau thuế giảm 16% so với cùng kỳ, đạt 8.980 tỷ đồng.

Vinhomes chốt thời gian dự kiến mua 370 triệu cổ phiếu quỹ Hà Nội công bố 14 dự án với hơn 12.000 sản phẩm được phép đưa vào kinh doanh: Vinhomes Cổ Loa chiếm 1/3 số lượng căn

HSG báo lãi tăng gấp 17 lần, hoàn thành vượt kế hoạch năm

Báo cáo tài chính hợp nhất niên độ tài chính (NĐTC) 2023-2024 (từ ngày 1/10/2023 đến ngày 30/9/2024) của Tập đoàn Hoa Sen (mã HSG) cho thấy, lợi nhuận sau thuế hợp nhất của HSG đạt 510 tỷ đồng, tăng 17 lần cùng kỳ và vượt kế hoạch đã đặt ra.

Tập đoàn Hoa Sen báo lãi 9 tháng gần 700 tỷ đồng, vượt xa kế hoạch năm Thị phần Hoà Phát lên kỷ lục, biên lợi nhuận được dự báo tăng vào nửa cuối năm trong khi Nam Kim, Hoa Sen giảm

Masan tiến sát mục tiêu lãi ròng 2.000 tỷ theo kịch bản tích cực

9 tháng đầu năm 2024, Masan đạt 1.308 tỷ đồng lợi nhuận sau phân bổ cổ đông thiểu số, hoàn thành 130,8% kế hoạch và tiến gần đến kế hoạch lãi ròng 2.000 tỷ đồng năm 2024, theo kịch bản tích cực.

Hai “gà đẻ trứng vàng” của Masan Masan lãi hơn 700 tỷ đồng trong quý III, WinCommerce quý đầu tiên có lợi nhuận dương