Tổng kết một số xu thế mới trong đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2022

Việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo mở thế giới trong năm hậu đại dịch đầu tiên cũng có nhiều khác biệt so với những năm trước.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Theo Báo cáo đổi mới sáng tạo mở Việt Nam năm 2022 công bố mới đây bởi Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ (NATEC) và Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia (NSSC), thực hiện bởi Nền tảng kết nối Đổi mới sáng tạo BambuUP, tính đến quý 2/2022, tổng lượng đầu tư cho các công ty khởi nghiệp trên thế giới đạt 250,1 tỷ đô la, chứng kiến mức giảm 43% so với cùng kỳ năm 2021.

Cùng lúc đó tại Việt Nam, 494 triệu USD là tổng số vốn đầu tư được đổ vào hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2022. Trong bảng xếp hạng mới nhất về ĐMST toàn cầu (GII) 2022 do Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới - WIPO công bố, Việt Nam xếp hạng 48/132 quốc gia và nền kinh tế, giảm 4 bậc so với năm 2021. Về tình hình đầu tư công nghệ tại Việt Nam, tổng số vốn đầu tư được rót ra đã giảm 17,9%, trong bối cảnh không chắc chắn khi thế giới đang đứng trước tương lai suy thoái.

Sau hơn hai năm đại dịch, cùng với bất ổn còn tiếp diễn từ cả khía cạnh kinh tế và chính trị từ những nền kinh tế lớn, khái niệm ‘the New Normal’ (Bình thường mới) đã được định hình rõ nét hơn và đó chính là ‘the VUCA Normal' (tạm dịch là Bình thường trong sự biến động) Vậy đâu sẽ là mối quan tâm hàng đầu của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp? Và làm thế nào họ có thể thúc đẩy chuyển đổi kinh doanh trong năm 2022 và chuẩn bị cho tương lai?

Sau quá trình tìm hiểu, tham khảo và phân tích nhiều nguồn thông tin nghiên cứu, báo cáo nổi tiếng và uy tín hàng đầu thế giới, các nghiên cứu viên của báo cáo đưa ra bốn ưu tiên hàng đầu (Business Priorities) mà các doanh nghiệp trên thế giới đã, đang và cần tập trung vào trong năm 2022 và những năm tiếp sau nhằm đẩy mạnh sự phát triển bền vững của doanh nghiệp nói riêng cũng như nền kinh tế toàn cầu nói chung bao gồm:

Biến đổi khí hậu & Giảm thiểu phát thải khí carbon

Chiến lược tuyển dụng và giữ chân nhân tài

Củng cố và tăng cường tính hiệu quả của chuỗi giá trị

Chuyển đổi số và gia tăng hàm lượng công nghệ: Tốc độ và tính kiên định trong việc hành động sẽ xác định người chiến thắng.

Những xu thế lớn trên toàn cầu

Cũng theo BambuUP, tổng kết một số xu hướng công nghệ nổi bật của năm 2022, tham khảo thêm tổng số vốn đầu tư của năm 2021 (McKinsey):

1. Ứng dụng AI (165 tỷ USD)

2. Kết nối nâng cao (166 tỷ USD)

3. Điện toán đám mây và Điện toán biên (136 tỷ USD)

4. Web3 (110 tỷ USD)

5. Kiến trúc tin cậy và Xác thực số (34 tỷ USD)

Với những tiến bộ trong công nghệ, thông tin và truyền thông, tiến trình đổi mới sáng tạo đang phát triển ngày càng nhanh. Ngày nay, ý tưởng có thể đến từ mọi công ty, tổ chức với đa dạng quy mô và lĩnh vực thay vì chỉ từ những đơn vị có khả năng nghiên cứu lớn như trước đây. Ngoài ra, các công ty/ tổ chức/ cá nhân cũng ngày càng linh động hơn, họ sẵn sàng kết nối ý tưởng với bất cứ công ty nào có khả năng phát triển chúng.

Theo EU Open Innovation Strategy and Policy Group, sự phát triển của ĐMST có thể được chia thành 3 giai đoạn chính: ĐMST Đóng, ĐMST Mở và Hệ sinh thái ĐMST Mở. ĐMST giờ đây đã bước qua kỷ nguyên mới, nơi sự kết nối trong hệ sinh thái đóng vai trò là trung tâm của ĐMST Mở.

Trong kinh doanh, ĐMST Mở là một cách đổi mới đem lại lợi ích nhiều hơn. Có rất nhiều cơ hội được tạo ra từ ĐMST Mở mà doanh nghiệp có thể tận dụng như giúp giảm chi phí, đẩy nhanh thời gian tung sản phẩm ra thị trường, gia tăng sự khác biệt và tạo ra dòng doanh thu mới cho công ty, v.v. Những năm gần đây, ĐMST mở đã nhanh chóng trở thành yếu tố thúc đẩy tăng trưởng và hiệu quả kinh doanh.

Theo như khảo sát của IBM Institute for Business Value năm 2021, các tổ chức thực hiện ĐMST Mở có tỷ lệ tăng trưởng doanh thu cao hơn 59% so với các tổ chức không thực hiện. Tuy nhiên, các tổ chức vừa thực hiện ĐMST Mở và ưu tiên sự tương tác mạnh mẽ với hệ sinh thái có tỷ lệ tăng trưởng doanh thu cao hơn 58% so với các tổ chức chỉ theo đuổi ĐMST Mở. 84% Quản lý cấp cao trên toàn cầu nói rằng ĐMST Mở là quan trọng đối với chiến lược tăng trưởng trong tương lai của họ.

Đổi mới sáng tạo mở Việt Nam trong bối cảnh khu vực và thế giới

Tính đến quý 2/2022, tổng lượng đầu tư cho các công ty khởi nghiệp trên thế giới đạt 250,1 tỷ đô la, chứng kiến mức giảm 43% so với cùng kỳ năm 2021 (Crunchbase)

Trên thế giới, tổng số kỳ lân đạt 210 công ty tính tới quý 2/2022, có mức sụt giảm 12% so với cùng kỳ năm trước đó (Crunchbase). 3 kỳ lân có giá trị nhất trên thế giới có thể kể đến: ByteDance (AI), SpaceX (du hành vũ trụ) và SHEIN (Thương mại điện tử).

494 triệu USD là tổng số vốn đầu tư được đổ vào hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2022. Trong bảng xếp hạng mới nhất về Đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) 2022 do Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới - WIPO công bố, Việt Nam xếp hạng 48/132 quốc gia và nền kinh tế, giảm 4 bậc so với năm 2021, nằm trong Top 50 toàn thế giới và đứng thứ 2 trong nhóm 36 nền kinh tế thu nhập trung bình thấp, vụt mất vị trí đứng đầu các nước có mức thu nhập trung bình thấp vào tay Ấn Độ.

Nguyên nhân của sự tụt hạng đến từ việc sụt giảm rất mạnh ở hai chỉ số:

+ Trình độ phát triển của thị trường

+ Sản phẩm tri thức và công nghệ

Bên cạnh đó, kết quả còn cho thấy Việt Nam hiện đang yếu và còn hạn chế trong việc phát triển các yếu tố

+ Vốn con người & nghiên cứu

+ Cơ sở hạ tầng

Để có thể giữ được sự hấp dẫn & hình ảnh Hệ sinh thái Việt Nam năng động, phát triển và đổi mới sáng tạo không ngừng, rất cần sự chung tay hợp lực từ tất cả các chủ thể trong Hệ sinh thái, phát huy hết vai trò, nâng cao gắn kết & cộng tác lẫn nhau trong mỗi giai đoạn nhỏ nhất, từ trường học, môi trường kinh doanh, chính sách đến xã hội. Đã tới lúc Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam cần được hướng tới thành Hệ sinh thái ĐMST Mở toàn diện để đảm bảo sự phát triển bền vững, đặt trọng tâm là chất lượng và kết quả, thúc đẩy ĐMST của toàn bộ nền kinh tế.

Về tình hình đầu tư công nghệ tại Việt Nam, tổng số vốn đầu tư được rót ra đã giảm 17,9%, trong bối cảnh không chắc chắn khi thế giới đang đứng trước tương lai suy thoái. Ngành Bán lẻ tiếp tục vị thế dẫn đầu về lượng vốn đầu tư đổ vào, ngành Dịch vụ tài chính bám sát ngay phía sau. Đầu tư vào nhóm Y tế cao thứ 3; trong khi lĩnh vực Giáo dục là nhóm ngành có mức đầu tư cao thứ 4.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

 Vinhomes Ocean Park 2 khởi động chuỗi lễ hội chào hè

Vinhomes Ocean Park 2 khởi động chuỗi lễ hội chào hè

Trong dịp nghỉ lễ từ 29/4 - 3/5/2023, Vinhomes tổ chức chuỗi sự kiện khai trương Quảng trường Kinh đô Ánh sáng, đồng thời khởi động chương trình lễ hội Chào Hè 2023 với hàng loạt những sự kiện độc đáo diễn ra đều đặn vào mỗi cuối tuần, từ tháng 5 đến hết tháng 9.
Hé lộ "thánh đường thời trang" của Fashion Voyage số 5

Hé lộ "thánh đường thời trang" của Fashion Voyage số 5

Được kiến tạo và bồi đắp bởi nhiều công trình tráng lệ, show diễn đẳng cấp, Thị trấn Hoàng Hôn tiếp tục trở thành điểm check-in hot trend 2023 cho giới trẻ sành điệu, cuốn hút dấu chân khám phá của người yêu du lịch có gu.
Chat với BizLIVE