Tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Để nâng cao chất lượng nguồn lao động tham gia các thị trường lao động ở các nước có thu nhập cao, các đại biểu tham dự Tọa đàm cho rằng cần tập trung đào tạo trình độ cho người lao động trong những lĩnh vực chuyên môn như công nghệ chế tạo, chăm sóc sức

Chiều 29/6, Trường Đại học Văn Hiến phối hợp Sở Lao động-Thương binh và Xã hội TP.HCM tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế chủ đề: “Cung - cầu lao động chất lượng cao cho thị trường các nước Đông Á: Thách thức và giải pháp đối với TP.HCM”.

Cho đến nay, tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ ở nước ta chỉ mới đạt 24,6%. Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 30/12/2021 đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 30%.

Trước tình hình đó, Hội thảo là diễn đàn thiết thực để đưa ra các giải pháp hữu hiệu trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng kịp thời những biến động về cung cầu cũng như tiêu chuẩn chất lượng lao động của thị trường các quốc gia Đông Á.

Đến tham dự Hội thảo có ông Phạm Anh Thắng, Phó chánh Văn phòng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; ông Đặng Đức Long, Giám đốc Trung tâm Thông tin, Phân tích và Dự báo kinh tế, Ban Kinh tế Trung ương; ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.HCM; các đại biểu và chuyên gia trong và ngoài nước.

8384569e9831d1cb42bc4b1020c6f3d0-9065.jpg

Tiến sĩ Từ Minh Thiện, Hiệu trưởng Trường Đại học Văn Hiến phát biểu khai mạc Hội thảo. Ảnh: Trường Đại học Văn Hiến

Với 4 chủ đề chính: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại TP.HCM; Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng thị trường lao động cho các nước Đông Á; Tác động của chuyển đổi số đến thị trường lao động tại TP.HCM và Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tại TP.HCM, Hội thảo có sự tham gia của hơn 70 tham luận của các các giảng viên, chuyên gia, nhà nghiên cứu. Ngoài ra, còn có sự tham gia ý kiến của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Quảng cáo
3b89004d6332863e30c3f569a9106c9f-5150.jpg

Các đại biểu tham dự Hội thảo. Ảnh: Trường Đại học Văn Hiến

Tại Hội thảo, các chuyên gia đều cho rằng, Đông Á là một thị trường lao động tiềm năng. Tuy nhiên, chiều hướng phát triển của nền kinh tế số và những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến sự cạnh tranh về cung - cầu của thị trường lao động ngày càng gia tăng. Nếu nguồn lao động của nước ta không kịp thời nâng cao chất lượng, tiếp cận với các tiêu chuẩn về trình độ lao động của các quốc gia Đông Á thì sẽ khó có cơ hội tốt ở thị trường khu vực này.

Đối với TP.HCM, hiện nay, có 67 công ty và 45 chi nhánh công ty hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong giai đoạn 2012-2021, có hơn 103.500 người đi làm việc ở nước ngoài tại nhiều quốc gia: Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Brunei,...

Các ngành nghề đi làm việc ở nước ngoài chủ yếu lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp và xây dựng. Tình hình này nói lên nguồn lao động chủ yếu tham gia vào thị trường các nước này là lao động phổ thông. Đó cũng là lý do vì sao trong những năm gần đây số người đi xuất khẩu lao động đã giảm dần.

21676c7636218955db51c59f964de815-4660.jpg

Đại biểu trao đổi ý kiến tại Hội thảo. Ảnh: Trường Đại học Văn Hiến

Theo ý kiến của các chuyên gia tại Hội thảo, để nâng cao chất lượng nguồn lao động, đáp ứng sự phát triển của thị trường lao động các nước Đông Á, chúng ta cần tập trung vào một số nội dung như: sự kết nối giữa địa phương và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ cung ứng lao động, giữa hệ thống giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp trong liên kết đào tạo; đào tạo ngoại ngữ để nâng cao chất lượng nguồn lao động;…

Đặc biệt, để nâng cao chất lượng nguồn lao động tham gia các thị trường lao động ở các nước có thu nhập cao, chúng ta cần tập trung đào tạo trình độ cho người lao động trong những lĩnh vực chuyên môn như công nghệ chế tạo, chăm sóc sức khỏe,…

Theo Lao động Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Việc làm

Nghịch lý thị trường việc làm tại Mỹ hậu đại dịch

Tình trạng cắt giảm việc làm vẫn tiếp tục tại một số tập đoàn lớn nhất của Mỹ, nhưng số khác vẫn đang gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động, do những tác động của đại dịch.

ChatGPT sẽ trở thành đối thủ hay trợ thủ đắc lực của người lao động? Các hãng công nghệ lớn đối mặt với quy định khắt khe hơn của EU "Đại nghỉ việc" trong kỷ nguyên hậu COVID-19