Thủ tướng: Quy mô GDP Việt Nam năm 2024 đạt trên 470 tỷ USD, nếu tăng trưởng GDP ở mức khoảng 7% mỗi năm sẽ rất khó đạt 2 mục tiêu 100 năm

Sáng nay, Hội nghị Chính phủ với các địa phương thực hiện kết luận của Trung ương, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế được tổ chức theo hình thức trực tuyến.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh năm 2025 có ý nghĩa rất quan trọng, là năm có nhiều ngày kỷ niệm trọng đại; đồng thời tiếp tục tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết 18 của Trung ương; tổ chức thành công Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng; hoàn thành các mục tiêu Đại hội XIII đề ra, phấn đấu đạt 2 mục tiêu 100 năm.

Cụ thể, 2 mục tiêu 100 năm được Thủ tướng đề cập là tới năm 2030 là nước đang phát triển, công nghiệp hiện đại, có thu nhập trung bình cao; năm 2045 là nước phát triển, thu nhập cao.

Theo Thủ tướng, tăng trưởng GDP là yếu tố quan trọng nhất với việc thực hiện 2 mục tiêu nói trên, tăng trưởng GDP sẽ tác động tới quy mô nền kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, xếp hạng quy mô GDP trên thế giới. Theo đó, Việt Nam phải duy trì tăng trưởng cao, bền vững liên tục trong thời gian từ nay tới 2045.

“Chỉ có như vậy mới vượt qua được bẫy thu nhập trung bình và vươn lên, đạt được các mục tiêu chiến lược, thực hiện khát vọng trong kỷ nguyên mới, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, nhân dân ngày càng ấm no và hạnh phúc", Thủ tướng nhấn mạnh.

Kinh nghiệm quốc tế và công bố mới đây nhất của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy hơn 30 năm qua, chỉ có 34 nền kinh tế thành công trong thoát bẫy thu nhập trung bình để trở thành quốc gia có mức thu nhập cao, còn 108 quốc gia chưa vượt qua được.

Nhìn chung, các nền kinh tế trở thành nước có thu nhập cao đều duy trì tăng trưởng cao trong khoảng trên dưới 30 năm, như Nhật Bản tăng trưởng trung bình 11,5%/năm giai đoạn 1951-1973, Hàn Quốc đạt 9,6%/năm trong giai đoạn 1963-1996, Trung Quốc tăng trưởng khoảng 10%/năm giai đoạn 1978-2011, Đài Loan (Trung Quốc) tăng 8,9%/năm từ 1952-1989; Singapore tăng 8,5%/năm từ 1961-1997.

Theo công bố của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam tăng trưởng khoảng 6,4% trong gần 40 năm đổi mới từ 1986 đến nay. Năm 2024, quy mô GDP Việt Nam đạt trên 470 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người khoảng 4.700 USD.

“Nếu tăng trưởng GDP ở mức khoảng 7% mỗi năm thì rất khó đạt 2 mục tiêu 100 năm. Như vậy, trong 2 thập kỷ tới cần tăng tốc bứt phá mới có thể đạt mục tiêu chiến lược đề ra. Chặng đường chúng ta đi còn rất gian lao”, Thủ tướng nêu rõ.

Do đó, trong năm 2025, tăng trưởng GDP đạt ít nhất 8% để tạo đà, tạo thế, tạo lực cho những năm tới tăng trưởng 2 con số.

Thủ tướng nêu rõ, muốn cả nước tăng trưởng trên 8% thì tất cả các bộ ngành, địa phương, các lĩnh vực phải tăng trưởng trên 8%, doanh nghiệp trong và ngoài nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân… đều phải tăng trưởng trên 8%, chứ không thể chỉ có một vài địa phương, một vài bộ ngành, một vài doanh nghiệp tăng trưởng cao rồi kéo cả nước lên, điều này là rất khó.

Quảng cáo

Song, Thủ tướng cũng lưu ý, tăng trưởng cao nhưng phải bền vững, vẫn phải giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường sáng xanh sạch đẹp, không hy sinh tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.

"Mục tiêu như thế, không làm không được. Do đó, có rất nhiều việc phải làm; phải quyết tâm cao, nỗ lực rất lớn, làm việc có trọng tâm, trọng điểm, đặc biệt là đầu tư công, làm việc nào dứt việc đó, làm việc nào ra việc đó", Thủ tướng phát biểu nhấn mạnh.

Theo Thủ tướng, đây là thời điểm chúng ta phải tăng tốc, bứt phá, về đích, tận dụng mọi thời cơ để đất nước tiến nhanh, tiến mạnh, bay cao vươn xa. Tình hình thế giới thay đổi rất nhanh, phải tranh thủ thời cơ, biến khó khăn, thách thức thành động lực, càng khó khăn, thách thức càng phải nỗ lực hơn.

Do đó, muốn tăng trưởng được thì phải làm mới các động lực truyền thống (đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm và chuỗi cung ứng).

Đồng thời, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức…, khai thác các không gian phát triển mới như không gian biển, không gian ngầm, không gian vũ trụ. Muốn vậy phải có nguồn lực về con người, vốn, công nghệ, thể chế…

Trên cơ sở đó, Thủ tướng đề nghị các đại biểu suy nghĩ, tập trung thảo luận, phân tích thêm hoàn cảnh thế giới, khu vực và đất nước, góp ý, hiến kế, xác định rõ các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đặc biệt là các nhiệm vụ, giải pháp mang tính "đòn bẩy – điểm tựa" để làm có trọng tâm, trọng điểm và mang lại hiệu quả tốt; coi trọng thời gian, trí tuệ và quyết đoán là những yếu tố quyết định thành công.

Các địa phương được Chính phủ giao mục tiêu tăng trưởng ra sao trong năm 2025?

Trước đó, tại Hội nghị diễn ra ngày 23-24/1/2025, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII cơ bản đồng tình nội dung Đề án về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên và các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện do Ban cán sự đảng Chính phủ trình.

Tại kỳ họp bất thường thứ 9 của Quốc hội khóa XV (vừa bế mạc ngày 19/2), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội bổ sung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên. Quy mô GDP năm 2025 đạt khoảng trên 500 tỷ USD.

Vào ngày 5/2/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên.

Theo đó, Chính phủ đã đưa ra mục tiêu tăng trưởng cụ thể cho các ngành, lĩnh vực, địa phương. Đối với 63 tỉnh, thành phố, Chính phủ đã đặt mục tiêu tăng trưởng thấp nhất là 8%.

Đáng chú ý, có 17 địa phương được Chính phủ giao mục tiêu tăng trưởng trên 10% cho 17. Trong đó, Bắc Giang là địa phương có mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 cao nhất cả nước, đạt 13,6%.

Đối với 6 thành phố trực thuộc Trung ương, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng cao nhất cho Hải Phòng, ở mức 12,6%. Đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 lần lượt là 8% và 8,5%. Đối với Đà Nẵng, Cần Thơ và Huế, mục tiêu tăng trưởng của các thành phố này lần lượt là: 10%; 9,5% và 8,5%.

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

Lộ diện địa phương duy nhất có kim ngạch xuất khẩu cán mốc 16 tỷ USD trong 4 tháng năm 2025

Tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa trong 4 tháng/2025 đạt 140,34 tỷ USD, tăng 13% (tương ứng tăng 16,12 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Theo Cục Hải quan, sau 1/3 chặng đường năm, tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa đã đạt mốc cao nhất từ trước tới nay.

Năm 2025, phấn đấu GDP bình quân đầu người đạt trên 5.000 USD Sáng 23/5, Quốc hội bàn kế hoạch đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Logistics: Bệ phóng cho các đô thị toàn cầu

Tại Rotterdam, Thâm Quyến hay Singapore, logistics đã nâng tầm và đưa các đô thị trở thành tâm điểm sầm uất của cả thế giới. Một diện mạo tương tự đang hiện hữu tại Hải Phòng, trong đó khu vực Hải An đóng vai trò mũi nhọn.

Doanh nghiệp cảng biển và đường bộ: Kinh doanh tăng trưởng tích cực Nhóm Cảng biển tạo điểm nhấn cho thị trường trước kỳ nghỉ lễ

Sáng 23/5, Quốc hội bàn kế hoạch đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Theo Chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng thứ 6 (ngày 23/5) Quốc hội thảo luận tại tổ về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có giải pháp để đạt mục tiêu GDP tăng 8% trở lên.

GDP 2024 đạt 475 tỷ USD, Việt Nam cần bao lâu để vượt mốc 1.000 tỷ USD? Việt Nam vừa lập kỷ lục tăng trưởng GDP, mục tiêu vào top 30 nền kinh tế lớn thế giới

Quỹ nhà ở quốc gia sẽ hoạt động phi lợi nhuận

Theo Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc, Quỹ nhà ở quốc gia được lập, hoạt động phi lợi nhuận với nguồn lực chủ yếu từ ngân sách để hỗ trợ xây nhà ở xã hội, nhà giá rẻ cho người có nhu cầu.

Kho bạc Nhà nước liên tục mua vào ngoại tệ giữa lúc tỷ giá tăng cao Top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất: Tân binh tạo sóng, một cổ phiếu DN Nhà nước "bốc đầu" gần 60%

Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội

Không cần vốn, không tốn nhiều thời gian, ứng dụng ngân hàng số SeAMobile của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) mở ra cơ hội gia tăng thu nhập cho người dùng mọi nơi mọi lúc khi giới thiệu thêm bạn bè đăng ký và sử dụng các tiện ích.

Fed cảnh báo áp lực giá Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm rời ghế Tổng Giám đốc Sacombank sau gần 8 năm điều hành

Thủ tướng yêu cầu quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025

Chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025 (mục tiêu trước đây là 95%).

Thủ tướng đôn đốc đẩy mạnh giải ngân đầu tư công năm 2025 Giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng ước đạt gần 130.000 tỷ đồng

Xuất khẩu của Việt Nam tháng 4/2025 tăng 20%

Theo VIS Rating, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 4/2025 đã tăng mạnh khoảng 20% so với cùng kỳ năm trước (YoY), so với mức tăng trưởng 10,5% trong 3 tháng đầu năm 2025.

Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc dự báo đạt mức cao kỷ lục Lộ diện địa phương duy nhất có kim ngạch xuất khẩu vượt mốc 46 tỷ USD trong năm 2024

Nghị quyết 68-NQ/TW: Mục tiêu đến năm 2030 có 2 triệu doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam có 2 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, 20 doanh nghiệp hoạt động/nghìn dân; có ít nhất 20 doanh nghiệp lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

VARS: Nghị quyết 68 mang đến cơ hội bứt phá cho thị trường bất động sản trong trung và dài hạn Chuyên gia Dragon Capital: Với Nghị quyết 68, khu vực tư nhân trở thành động lực tăng trưởng dài hạn giữa bất định toàn cầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận thêm nhiệm vụ mới

Ngày 15/5/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định 929/QĐ-Ttg về việc thành lập “Ban chỉ đạo Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06” (sau đây gọi là Ban Chỉ đạo).

Chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng về xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam Thủ tướng chia sẻ quan điểm của Việt Nam trước tình hình đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc