Việt Nam hướng tới mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8%, nhóm cổ phiếu nào được kỳ vọng hưởng lợi?

Chuyên gia dự báo xu hướng tăng trưởng mạnh sẽ rơi vào nửa cuối năm, có thể là sau quý II. Giai đoạn tăng tốc tín dụng sau quý II sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ các ngành nghề, nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ.

Ngày 5/2, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 25, đưa ra mục tiêu cụ thể cho 12 ngành, lĩnh vực và 63 địa phương trên cả nước, nhằm đạt tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025. Đây là điểm nhấn đáng chú ý cho thấy Chính phủ rất tập trung vào mục tiêu tăng trưởng.

Đầu tư công là lực kéo chính cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Tại chương trình “Việt Nam và các chỉ số: Tài chính Thịnh vượng”, ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc chiến lược thị trường, Công ty cổ phần Chứng khoán VPBank (VPBankS) cho rằng với mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025 và tạo nền tảng tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2025 – 2030, các chỉ tiêu dự kiến sẽ tăng trưởng rất cao sẽ là xuất khẩu hàng hóa (tăng 12%), thặng dư thương mại (30 tỷ USD), IIP (9,5%), ….

Trong năm 2024, xuất khẩu hàng hóa đã vượt xa chỉ tiêu đề ra nên mục tiêu này rất có thể đạt được. Tuy nhiên, những chính sách thuế quan của ông Trump có thể là thách thức cho mục tiêu trên. Thuế quan của Mỹ đang đánh vào những nước mà Mỹ có thâm hụt thương mại nhiều nhất, gồm Mexico, Canada và Trung Quốc. Việt Nam có thể vẫn sẽ là nước được hưởng lợi phần nào trong cuộc chiến thương mại bởi khi ông Trump đánh thuế, Mỹ vẫn sẽ phải nhập hàng hóa từ một khu vực khác.

Động lực tăng trưởng trong năm nay được chuyên gia nhìn nhận đến từ đầu tư công. Đầu tư toàn xã hội dự kiến hơn 174 tỷ USD, xấp xỉ 33,5% GDP. Trong đó, đầu tư công khoảng 36 tỷ USD, tương đương 875.000 tỷ đồng.

Trong năm 2025, Việt Nam sẽ khánh thành hàng loạt con đường cao tốc. Nếu đầu tư công mạnh thì nhu cầu xây dựng, vật liệu xây dựng sẽ tiếp tục đi lên. Do đó, những cổ phiếu doanh nghiệp liên quan đến xây dựng, xây lắp và vật liệu có nhiều dư địa phục hồi trong năm 2025.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng kịch bản lạm phát trong năm 2025 có xu hướng cao hơn so với 2024. Ba kịch bản mà Bộ Tài chính đưa ra dự báo CPI bình quân lần lượt là 3,83%, 4,15% và 4,5%. Chính phủ đề nghị chọn kịch bản thứ hai – CPI tăng 4,15%. Ngoài ra, khoảng mục tiêu lạm phát cũng đã được nới rộng hơn so với năm 2024.

Quảng cáo

Nguyên nhân khiến Chính phủ nâng kịch bản lạm phát lên là bởi mục tiêu tăng trưởng GDP là 8%, kéo theo tăng trưởng tín dụng cũng phải ở mức 16%. Tăng trưởng tín dụng nhanh, kết hợp với những biến động bên ngoài về giá hàng hóa và tỷ giá, đã được Chính phủ tính đến khi đặt mục tiêu lạm phát. Để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng và những cân đối khác thì đây là một kết quả có thể chấp nhận được.

Chứng khoán hưởng lợi, nhóm cổ phiếu ngân hàng dự báo "dẫn sóng"

Theo ông Trần Hoàng Sơn, đây là một giai đoạn xây dựng nền tảng tăng trưởng mới, rất thách thức nhưng cũng có nhiều điểm để kỳ vọng. Mục tiêu tăng trưởng 8% là con số khá ấn tượng, không chỉ với nhà phân tích mà còn với cả mặt bằng chung thế giới. Chẳng hạn, trong khu vực ASEAN - 6, mức tăng trưởng trung bình chỉ dưới 6%. Trong nước, nhiều địa phương được đặt mục tiêu 12 – 13%. Để đạt được kết quả này, chúng ta cần có sự hành động rất quyết liệt.

Việt Nam cũng đang có những yếu tố hỗ trợ như cải cách hành chính, cơ cấu lại Bộ, ngành. Qua quá trình này, thể chế sẽ trở nên vững mạnh hơn giúp giảm chi phí của nền kinh tế. Dù vậy, với mục tiêu tăng trưởng 8% thì tín dụng phải ở mức tương đối cao. Để đổi lấy 1% tăng trưởng GDP thì chúng ta phải cần 2% tăng trưởng tín dụng. Do đó, với mục tiêu tăng trưởng GDP là 8% thì tín dụng phải ít nhất từ 16 – 18%.

Trong năm, Chính phủ cam kết tăng trưởng tín dụng cao thì dư địa tăng trưởng cho hầu hết lĩnh vực sẽ tốt. Nhìn lại những giai đoạn Việt Nam có tăng trưởng tín dụng cao thì thị trường cũng rất tích cực. Chẳng hạn như 2006 – 2007, khi tín dụng tăng cao và Việt Nam gia nhập WTO đã tạo ra những con sóng hàng trăm %.

Trong giai đoạn hậu Covid, kết hợp với xu hướng tiền rẻ trên toàn cầu thì thị trường chứng khoán cũng có một năm tăng trưởng mạnh mẽ. Năm 2025, với cam kết tăng trưởng như vậy, có thể Chính phủ sẽ nới một chút tín dụng, cung tiền, tạo ra một giai đoạn tín dụng dễ dàng hơn, tập trung vào những lĩnh vực quan trọng như sản xuất, tiêu dùng phục vụ xuất khẩu, giúp nền kinh tế phục hồi vững vàng hơn. Từ đó, lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết có thể tăng trưởng và thị trường chứng khoán phục hồi rõ nét.

"Tôi tin rằng với một năm tăng trưởng tín dụng dễ dàng và được đẩy mạnh, các ngành phục hồi sẽ tạo ra điểm tựa mạnh cho thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, cần tiếp tục theo dõi số liệu tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng đầu năm, bởi dòng tiền vào thị trường bám sát tín dụng. Giai đoạn nào tăng trưởng tín dụng cao, dòng tiền dễ dàng hơn thì thị trường sẽ tăng trưởng mạnh hơn", chuyên gia VPBankS cho biết.

Chuyên gia dự báo xu hướng tăng trưởng mạnh sẽ rơi vào nửa cuối năm, có thể là sau quý II. Giai đoạn tăng tốc tín dụng sau quý II sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ các ngành nghề, nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ. Với những yếu tố đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng sẽ có nhiều dư địa tăng trưởng lợi nhuận và tiếp tục dẫn sóng trong năm 2025.

Đầu năm nay, nhiều cổ phiếu ngân hàng đã bứt tốc rất nhanh. Đặc biệt như CTG, TCB, MBB đang có dấu hiệu tăng rất tốt trong hai tuần trở lại đây, giúp ngành ngân hàng bứt phá trong thời điểm đầu 2025.

Trong kịch bản tăng trưởng tín dụng mạnh như dự báo, nhiều ngân hàng sẽ bứt tốc tốt trong quý I. Nếu chỉ số VN-Index chạm lại ngưỡng 1.300 điểm hoặc vượt qua, đây có thể là giai đoạn chốt lời ngắn hạn với cổ phiếu ngân hàng và NĐT có thể canh mua lại sau.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Tác động trái chiều tới dòng vốn ngoại trên thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2025

Tháng 1/2025, dòng tiền đầu tư toàn cầu giải ngân mạnh vào các quỹ cổ phiếu và trái phiếu, đặc biệt là tại thị trường Mỹ. Trong khi đó, thị trường Việt Nam vẫn tiếp tục chứng kiến đà rút ròng của khối ngoại. Theo nhận định của SSI Research, trong những th

Tài khoản chứng khoán mở mới giảm mạnh trong tháng đầu tiên năm 2025 Pyn Elite Fund dự phóng lợi nhuận của một công ty chứng khoán tăng mạnh trong 3 năm tới

Tăng giảm đan xen trên Phố Wall trước nhiều bất ổn thị trường

Phiên 11/2, chứng khoán Mỹ diễn biến trái chiều, khi đà tăng của giá cổ phiếu Coca-Cola và Apple bù đắp cho sự sụt giảm của Tesla. Giới đầu tư cũng đang phân tích những bình luận của Chủ tịch Fed.

Phố Wall ghi nhận tuần tăng điểm thứ hai liên tiếp Sau màn "chào sân" của DeepSeek, chỉ số Nasdaq dẫn đầu đà tăng trên Phố Wall

Việt Nam hướng tới mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8%, nhóm cổ phiếu nào được kỳ vọng hưởng lợi?

Chuyên gia dự báo xu hướng tăng trưởng mạnh sẽ rơi vào nửa cuối năm, có thể là sau quý II. Giai đoạn tăng tốc tín dụng sau quý II sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ các ngành nghề, nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ.

Tăng trưởng GDP Việt Nam 2025: Nắm bắt những cơ hội "GDP tăng 8%, tín dụng phải tăng 16%, còn GDP đến 10% thì tăng trưởng tín dụng cần ở mức 18-20%"

Ngân hàng "lội ngược dòng", thị trường đóng cửa cao nhất phiên

Sau một phiên bộc lộ tâm lý bất ổn, thị trường chứng khoán Việt Nam đã gỡ được một nửa số điểm đánh rơi. Các cổ phiếu Ngân hàng đã kết hợp cùng với một số Bluechips để kéo VN-Index đóng cửa cao nhất phiên.

Thị trường sẽ rung lắc thế nào sau 3 tuần tăng liên tiếp? Thanh khoản tăng vọt, cổ phiếu ngành Thép biến động kém tích cực

Chứng khoán Trung Quốc dứt chuỗi ba phiên tăng điểm liên tiếp

Phần lớn các TTCK châu Á giảm điểm phiên 11/2, khi các nhà giao dịch đang lo lắng theo dõi động thái tiếp theo của Tổng thống Mỹ, sau khi ông ký quyết định áp thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu.

Pyn Elite Fund dự phóng lợi nhuận của một công ty chứng khoán tăng mạnh trong 3 năm tới Chứng khoán châu Á lao đao trước lo ngại về chính sách thuế quan

Chứng khoán toàn cầu khởi sắc trong phiên đầu tuần

Khác với phản ứng tiêu cực hồi tuần trước, lần này, các chỉ số chính của Mỹ gần như duy trì sắc xanh suốt phiên, nối tiếp đà tăng từ những thị trường châu Âu và châu Á.

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều do lo ngại chính sách thương mại của Mỹ Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều trước đòn thuế quan mới nhất của Mỹ

Thanh khoản tăng vọt, cổ phiếu ngành Thép biến động kém tích cực

Mức độ phân hóa của thị trường trở nên rộng hơn trong phiên thị trường tăng vọt về thanh khoản. Nhóm cổ phiếu Thép đã giảm sâu trái ngược với những diễn biến phá đỉnh của Ngân hàng và Khoáng sản.

Cổ phiếu Ngân hàng tiếp tục phá kỷ lục giá, thị trường tăng phiên thứ 4 liên tiếp Thị trường sẽ rung lắc thế nào sau 3 tuần tăng liên tiếp?

Chứng khoán châu Á lao đao trước lo ngại về chính sách thuế quan

Tổng thống Trump cho biết sẽ công bố một chính sách thuế quan "ăn miếng trả miếng". Nếu một quốc gia đánh thuế hàng Mỹ, Mỹ sẽ đáp trả bằng cách đánh thuế hàng của quốc gia đó với mức tương tự.

Châu Á hưởng lợi từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc Chứng khoán châu Á biến động trái chiều do lo ngại chính sách thương mại của Mỹ

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều trước đòn thuế quan mới nhất của Mỹ

Sáng 10/2, các TTCK châu Á biến động trái chiều, sau khi Mỹ công bố mức thuế quan cao đối với thép và nhôm nhập khẩu, đồng thời cảnh báo sẽ áp thuế “đáp trả” với nhiều nước.

Khởi đầu sóng gió cho TTCK châu Á sau Tết Nguyên Đán Chứng khoán châu Á tăng điểm khi nỗi lo thuế quan phần nào lắng dịu

Thị trường sẽ rung lắc thế nào sau 3 tuần tăng liên tiếp?

Tuần giao dịch đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết đã nối dài chuỗi tăng điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam. Các chuyên gia đã đưa ra những đánh giá về vận động thị trường và các số liệu vĩ mô gây ảnh hưởng.

Cổ phiếu Ngân hàng tiếp tục phá kỷ lục giá, thị trường tăng phiên thứ 4 liên tiếp Cho vay kỷ lục, FPTS chưa có kế hoạch huy động vốn trong năm 2025