Thu nhập của CEO bất động sản, chứng khoán, bảo hiểm vượt trội nhiều nhóm ngành

Thu nhập bình quân của CEO trong các công ty đại chúng ở Việt Nam năm 2023 ở mức dưới 2,5 tỷ đồng/năm nhưng tại một số doanh nghiệp bất động sản thu nhập của CEO có thể hơn 10 tỷ đồng bất chấp ngành này vẫn đang trong giai đoạn khó khăn.

Thu nhập của CEO bất động sản, chứng khoán, bảo hiểm vượt trội nhiều nhóm ngành

Báo cáo “Thu nhập của Tổng Giám đốc, Chủ tịch HĐQT và Thành viên độc lập HĐQT tại các công ty đại chúng ở Việt Nam năm 2023” được thực hiện bởi FiinGroup, FiinRatings và VNIDA cho thấy, thu nhập bình quân (không bao gồm ESOP) của vị trí Tổng Giám đốc (CEO) trong các công ty đại chúng ở Việt Nam năm 2023 ở mức dưới 2,5 tỷ đồng/người/năm.

Top 15 doanh nghiệp đại chúng trả thu nhập cao cho CEO dao động ở mức 5,4-17 tỷ đồng. Trong đó, CEO của Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) Nguyễn Thị Thu Hương nhận thu nhập cao nhất, với 17 tỷ đồng. Một số doanh nghiệp trong top này có CEO là người nước ngoài gồm Masan (MSN), Bất động sản Nam Long (NLG).

Top 15 doanh nghiệp có thu nhập của CEO cao nhất - Nguồn: FiinGroup

Xét theo nhóm ngành, bất động sản, dịch vụ tài chính (chủ yếu là công ty chứng khoán) và bảo hiểm là top 3 ngành có thu nhập bình quân của CEO cao nhất, vượt trội so với mức bình quân của thị trường. 

Cụ thể, thu nhập bình quân năm 2023 của CEO bất động sản vẫn cao nhất, đạt 4,9 tỷ đồng dù ngành này vẫn đang trải qua giai đoạn khó khăn, hiệu quả hoạt động giảm nhiều năm liên tục. Tiếp theo là dịch vụ tài chính (chủ yếu là chứng khoán) và bảo hiểm, lần lượt đạt 4,5 tỷ đồng và 3 tỷ đồng.

Trong khi đó, công nghệ thông tin, ngân hàng và bán lẻ là các ngành có hiệu quả hoạt động tốt hơn mặt bằng chung với tỷ suất ROE cao (>15% trong năm 2023) nhưng thu nhập bình quân của CEO lại tương đối thấp. Lý do chính là thu nhập này chưa tính đến giá trị của số cổ phiếu thưởng theo ESOP mà ban lãnh đạo nhận được.

Thu nhập bình quân của CEO theo ngành - Nguồn: FiinGroup

Năm 2023, nhiều ngành với tỷ lệ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận sau thuế cao có tăng trưởng mạnh về thu nhập bình quân của vị trí CEO, bao gồm dầu khí, dịch vụ tài chính (chủ yếu chứng khoán), bảo hiểm. Ngược lại, trong bối cảnh sức cầu tiêu dùng ở mức thấp, bán lẻ, tài nguyên cơ bản (thép, gỗ) có kết quả "thất vọng" nên thu nhập bình quân của CEO giảm so với 2022.

Xét theo quy mô, thu nhập của CEO ở nhóm vốn hóa lớn vượt xa mặt bằng chung, cao hơn khoảng 52% so với mức bình quân toàn thị trường trong năm 2023. Điều này khá hợp lý khi hiệu quả hoạt động ở nhóm vốn hóa lớn tích cực hơn so với 2 nhóm còn lại.

Quảng cáo

Xét theo loại hình doanh nghiệp, thu nhập của CEO ở nhóm doanh nghiệp nhà nước chi phối chưa bằng gần một nửa so với nhóm doanh nghiệp tư nhân cho dù hiệu quả hoạt động (thể hiện qua tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu – ROE) khá tương đồng. Điều này xuất phát từ thực tế là vị trí Chủ tịch HĐQT trong các doanh nghiệp nhà nước cũng là các vị trí có tính chất điều hành theo cơ chế hiện nay. 

Thu nhập bình quân của vị trí Chủ tịch HĐQT theo ngành - Nguồn: FiinGroup

Bên cạnh thu nhập CEO, báo cáo còn công bố mức bình quân thu nhập của vị trí Chủ tịch HĐQT tại các công ty đại chúng năm 2023 là 1,7 tỷ đồng/người. Trong đó, ngân hàng và dịch vụ tài chính (chủ yếu là công ty chứng khoán) và một số doanh nghiệp (bao gồm PNJ, VHM, NLG, NTP, REE…) cao hơn so với phần đông còn lại. Yếu tố này có thể do ngoài việc đây đều là những doanh nghiệp lớn, đầu ngành thì vị trí Chủ tịch HĐQT cũng tham gia vào một số công tác điều hành và chia sẻ một số phạm vi công việc của vị trí điều hành như CEO.

Với riêng ngành ngân hàng, thu nhập của vị trí Chủ tịch HĐQT có mối tương quan đáng kể với hiệu quả hoạt động. Thu nhập bình quân của Chủ tịch HĐQT và hệ số ROE bình quân ngành ngân hàng cùng ở mức cao. Thực tế này xuất phát một phần từ thực tế là Chủ tịch HĐQT nhiều ngân hàng đều là chủ tịch điều hành.

Ngược lại, công nghệ thông tin và bán lẻ có hiệu quả cao (ROE) cao nhưng thu nhập bình quân của Chủ tịch HĐQT lại ở mức rất thấp. 

Xét theo loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp có vốn nhà nước (nhà nước sở hữu từ 25% đến dưới 51% tổng vốn chủ sở hữu) có ROE cao nhất nhưng thu nhập bình quân của Chủ tịch HĐQT (cũng như của CEO) cùng thấp hơn 16%-20% so với mức bình quân toàn thị trường.

Tuy nhiên, sự chênh lệch này chỉ ghi nhận ở thu nhập của vị trí Chủ tịch HĐQT, còn thu nhập bình quân của Thành viên độc lập HĐQT lại chênh lệch không đáng kể giữa nhóm doanh nghiệp nhà nước và tư nhân. 

Dù vậy, thu nhập trung bình của vị trí Thành viên độc lập HĐQT có sự chênh lệch rất lớn giữa các ngành. Cụ thể, thu nhập trung bình cao nhất ở hàng cá nhân (PNJ) và ngân hàng, lần lượt là 2 tỷ đồng và 1,2 tỷ đồng/năm, trong khi nhóm còn lại phần lớn dao động trong khoảng 100-500 triệu đồng/năm.

Ngoài ra, những Thành viên độc lập HĐQT có thù lao cao thường kiêm nhiệm thêm các vị trí cụ thể ví dụ Ủy ban Kiểm toán, Ủy ban Chiến lược,... của các doanh nghiệp.

Báo cáo của FiinGroup, FiinRatings và VNIDA được thực hiện trên cơ sở dữ liệu thu thập của 200 công ty đại chúng đại diện 85,6% tổng giá trị vốn hóa trên 3 sàn (HOSE, HNX và UPCoM) tại thời điểm cuối năm 2023 với doanh thu tạo ra gần 3,3 triệu tỷ đồng, chiếm 72% tổng doanh thu thuần của các doanh nghiệp niêm yết trên 3 sàn và tương đương 32% GDP theo giá so sánh của Việt Nam cho cùng năm.

Trong số 200 doanh nghiệp đại diện cho 1647 công ty đại chúng đang niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên 3 sàn này có 15/27 ngân hàng, 9/43 công ty chứng khoán, 3/14 công ty bảo hiểm và 173/1563 doanh nghiệp các ngành khác (phi tài chính).

Những phân tích trong báo cáo này hoàn toàn dựa trên số liệu từ các công bố thông tin công khai của công ty đại chúng như: cơ sở hạch toán và thuyết minh thu nhập, số liệu về thu thập của ban lãnh đạo không bao gồm các phúc lợi từ cổ phiếu thưởng hay chương trình ESOP (phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động) bởi cổ phiếu thưởng và ESOP không phản ánh ngay lập tức thu nhập thực tế mà các lãnh đạo nhận được trong năm tài chính. Ngoài ra, các vị trí lãnh đạo có thu nhập tượng trưng sẽ không được đưa vào dữ liệu phân tích.

Theo Thoidai.com.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Ra mắt thương hiệu Merry Plaza với mô hình thương mại tích hợp linh hoạt đầy tiềm năng

Ngày 21/12, sự kiện công bố thương hiệu Merry Plaza do Công ty CP Merry Commercial (MerryCom) khai thác vận hành đã chính thức diễn ra. Điểm đến đầu tiên mang thương hiệu Merry Plaza, khối đế thương mại – F&B, trung tâm y tế, sức khỏe làm đẹp kết hợp co-w

Hậu tăng vốn, TTC Land tiến gần hơn đến tham vọng mở rộng sang bất động sản công nghiệp Sốc với giá bất động sản ở TP.HCM: Chung cư cao nhất 493 triệu đồng/m2, biệt thự 700 tỷ đồng/căn

Novaland tiếp tục đón thông tin tích cực: Thêm 521 biệt thự, nhà phố tại Aqua City đủ điều kiện ký hợp đồng mua bán

Chiều ngày 20/12, Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai ra văn bản số 6017/SXD- QLN-TTBĐS thông báo xác nhận 521 căn nhà ở thấp tầng tại khu II, dự án Khu đô thị Aqua Waterfront City thuộc đô thị Aqua City (xã Long Hưng, TP. Biên Hòa) đủ điều kiện đưa vào kinh doanh.

Chủ đầu tư dự án Aqua City của Novaland lỗ hơn 100 tỷ trong 6T2024, gánh 11.300 tỷ nợ Aqua City bàn giao nhà phố, biệt thự cho cư dân và cập nhật tiến độ xây dựng phân khu River Park 2

MWG, F88 khởi xướng cuộc đua biến cửa hàng, điểm giao dịch thành cây ATM

Để đưa hàng nghìn cửa hàng, điểm giao dịch trên toàn quốc thành các điểm giao dịch tài chính hoạt động như cây ATM, Thế Giới Di Động đã hợp tác với Ngân hàng VPBank, trong khi F88 bắt tay với Ngân hàng Quân đội.

Giao dịch trên ATM tiếp tục giảm Quét VietQR rút tiền tại ATM các ngân hàng dễ dàng với Sacombank Pay

Phân bón Cà Mau ra mắt AI chẩn đoán sâu bệnh trên ứng dụng 2Nông

Với độ chính xác đạt hơn 96%, AI tính năng chẩn đoán sâu bệnh trên ứng dụng 2Nông sẽ là công cụ hỗ trợ, người bạn đồng hành, trợ lý tin cậy, giúp bà con phát triển nông nghiệp bền vững.

Phân bón Cà Mau trao 60 suất học bổng giá trị 420 triệu đồng cho sinh viên Đại học Cần Thơ Phân bón Cà Mau nhận giải thưởng Thương hiệu Quốc gia lần thứ 6

KBC thế chấp toàn bộ vốn góp tại dự án Khu đô thị và dịch vụ Tràng Cát cho ngân hàng

Để bảo lãnh cho công ty con vay vốn triển khai dự án, Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc đã dùng toàn bộ 12.681 tỷ đồng góp vốn vào Công ty TNHH MTV Phát triển Đô thị Tràng Cát để thế chấp ngân hàng.

Đi sau thị trường, KBC đã có 4 tuần tăng "nước rút" Ông Đặng Thành Tâm muốn bán hơn 86 triệu cổ phiếu KBC, Dragon Capital rời ghế cổ đông lớn Hoa Sen

Tasco chào bán thêm gần 180 triệu cổ phiếu, vốn điều lệ nâng lên hơn 10.000 tỷ đồng

Tasco dự kiến chào bán hơn 178,5 triệu cổ phiếu mới với giá chào bán 10.000 đồng/cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Nếu phát hành thành công, lượng cổ phiếu lưu hành của Tasco sẽ lên hơn 1 tỷ cổ phiếu, vốn điều lệ vượt mức 10.000 tỷ đồng.

Tập đoàn thương mại hàng đầu Nhật Bản trở thành cổ đông chiến lược của Tasco Auto Tasco bắt tay Geely lập liên doanh làm dự án lắp ráp ô tô gần 170 triệu USD