Chứng khoán HSC đặt mục tiêu năm 2025 cho vay 27.000 tỷ đồng

Công ty cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC, mã HCM) đã công bố tài liệu chuẩn bị cho Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 dự kiến diễn ra ngày 22/4 tới với nhiều chỉ tiêu kế hoạch đáng chú ý.

Chứng khoán HSC đặt mục tiêu năm 2025 cho vay 27.000 tỷ đồng

Theo đó HSC đặt mục tiêu tăng trưởng cho năm 2025 với tổng doanh thu dự kiến đạt 4.438 tỷ đồng, tăng 34% so với năm 2024.

Trong đó, doanh thu phí môi giới tăng trưởng 7% lên 908 tỷ đồng. Đặc biệt mảng cho vay ký quỹ được kỳ vọng là động lực tăng trưởng chính với mục tiêu tăng 38% lên 2.365 tỷ đồng.

Lợi nhuận trước thuế được đặt mục tiêu 1.602 tỷ đồng, tăng 24% so với năm trước.

Ban lãnh đạo HSC cho rằng nhu cầu cho vay ký quỹ sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2025. Mục tiêu cho vay của Chứng khoán HSC là mức 27.000 tỷ đồng - kỷ lục mới. So với kết quả năm 2024, Công ty sẽ cần tăng trưởng dư nợ thêm 32%.

Kết quả kinh doanh của Chứng khoán HSC theo quý.

Quảng cáo

Tài liệu cũng đưa ra số liệu ước tính về kết quả kinh doanh quý I/2025. Theo đó doanh thu của HSC đạt 861 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 283 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2024 lợi nhuận của Chứng khoán HSC có thể giảm khoảng 18%.

Về cơ cấu, hoạt động cho vay ký quỹ đóng góp chính với doanh thu 510 tỷ đồng. Kế đến là môi giới, đạt 162 tỷ đồng và tự doanh với 127 tỷ đồng.

Chi trả cổ tức năm 2024 sẽ được chia làm 2 đợt. Đợt 1 đã tạm ứng với tỷ 5% tương đương 360 tỷ đồng. Đợt thanh toán thứ hai có tỷ lệ 4% tương đương 288 tỷ đồng, ngày đăng ký cuối cùng là 14/05.

Với năm 2025, Chứng khoán HSC đặt mục tiêu chi trả không quá 80% lợi nhuận sau thuế, tương đương tỷ lệ chi trả 7%.

Với dư nợ tiếp tục phá kỷ lục, Chứng khoán HSC cũng gần cạn dư địa cho vay dù đã tăng vốn giữa năm 2024.

HSC cũng đang trong quá trình triển khai các thủ tục tăng vốn trong năm 2025 để bổ sung năng lực tài chính.

Công ty đã tổ chức ĐHĐCĐ bất thường vào cuối năm 2024 để xin ý kiến cổ đông về việc phát hành theo tỷ lệ 2:1, tương ứng chào bán 359,98 triệu cổ phiếu. Công ty dự kiến thu về gần 3.600 tỷ đồng, trong đó sẽ phân bố 70:30 cho hoạt động cho vay margin và tự doanh. Cụ thể sẽ dành khoảng 2.500 tỷ đồng để cho vay và 1.100 tỷ đồng bổ sung cho tự doanh.

Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

'Kỳ lân' công nghệ VNG muốn đổi tên, dự kiến lỗ 620 tỷ đồng năm 2025

Sau 4 năm thua lỗ liên tiếp, năm 2025 công ty dự kiến lỗ sau thuế 620 tỷ đồng, giảm 47% so với khoản lỗ của năm 2024. Trong quý 1/2025, VNG tiếp tục báo lỗ sau thuế 14,9 tỷ đồng.

‘Đốt’ hết 500 tỷ đầu tư, VNG rút người, 'chia tay' công ty liên kết Tiki VNG cho nhân viên mua cổ phiếu giá bằng 1/10 thị giá

Nâng hạng chứng khoán Việt Nam có thể kích hoạt loạt “bom tấn” IPO

Ngoài dòng vốn có thể lên đến hàng tỷ USD dự báo sẽ đổ vào chứng khoán Việt Nam sau khi nâng hạng, DragonCapital cho rằng, việc nâng hạng có thể kích hoạt loạt “bom tấn” IPO với quy mô lên đến hàng chục tỷ USD.

Tăng mạnh thứ 2 ngành Chứng khoán, VFS đang "gấp rút" trả cổ tức 2024 Thị trường chứng khoán toàn cầu thận trọng chờ kết quả đàm phán từ London

Chứng khoán TCBS giành lấy vị trí số 1 về vốn điều lệ từ SSI

Sau khi hoàn tất đợt phát hành riêng lẻ, vốn điều lệ của TCBS đã vươn lên đứng đầu toàn ngành và đồng thời là sự chuẩn bị trước cho sự kiện IPO cuối năm 2025.

APG tăng mạnh nhất nhóm Chứng khoán, tiếp tục có những chuyển động thượng tầng Tăng mạnh thứ 2 ngành Chứng khoán, VFS đang "gấp rút" trả cổ tức 2024

Nhóm bất động sản tăng cường mua lại trái phiếu trước áp lực đáo hạn lớn

Theo Fiin Ratings, trong 7 tháng còn lại của năm 2025, giá trị trái phiếu đáo hạn khoảng trên 146.000 tỷ đồng, với cơ cấu đáo hạn chính gồm 50% đến từ nhóm bất động sản, 24% từ các tổ chức tín dụng, 9% từ nhóm thương mại dịch vụ.

Rủi ro thuế quan sẽ ảnh hưởng đến triển vọng phát hành trái phiếu của nhóm bất động sản công nghiệp Chủ Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng huy động thêm 1.900 tỷ đồng trái phiếu Vingroup bảo lãnh cho 5.000 tỷ đồng trái phiếu do VinFast phát hành

Khối ngoại tái xuất, thị trường đón sắc xanh

Phiên giao dịch có sự trở lại của tiền ngoại và sự hồi phục của nhóm Vingroup đã hậu thuẫn cho dòng tiền len lỏi đến các cổ phiếu Midcap và Penny. Đặc biệt, nhóm Bán lẻ và Hóa chất đã có giao dịch nổi trội.

Câu chuyện thị trường: Áp lực chốt lời, khối ngoại bán ròng và chu kỳ 3 năm Tăng mạnh thứ 2 ngành Chứng khoán, VFS đang "gấp rút" trả cổ tức 2024