Thông điệp cứng rắn với sở hữu chéo ngân hàng, cho vay “sân sau”

Với dự thảo nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 được thông qua chiều nay (10/11), Quốc hội đưa ra yêu cầu cứng rắn với tái cơ cấu ngân hàng.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Cụ thể, dự thảo nghị quyết yêu cầu hệ thống ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế, tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng; kiểm soát tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Dự thảo nêu hướng khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, ổn định mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.

Cùng đó, triển khai quyết liệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 và phương án xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, các dự án, công trình chậm tiến độ, đầu tư kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài. Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý đối với các tổ chức tín dụng, tăng cường minh bạch, khắc phục triệt để hiệu quả tình trạng “sở hữu chéo”, cho vay không tài sản bảo đảm không đúng quy định hoặc tài sản bảo đảm được định giá không đúng giá trị, cho vay các doanh nghiệp “nội bộ”, “sân sau”.

Kịp thời điều chỉnh, tháo gỡ những khó khăn, hạn chế, bất cập trong các cơ chế, chính sách, pháp luật để phát triển đồng bộ, an toàn, lành mạnh, bền vững và hội nhập, bảo đảm hoạt động thông suốt, lành mạnh, chất lượng các thị trường tiền tệ, chứng khoán, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp; mở rộng, nâng cao chất lượng thị trường lao động, thị trường khoa học công nghệ.

Tại báo cáo tiếp thu, giải trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, quá trình xin ý kiến dự thảo, có đại biểu đề nghị bỏ cụm từ “triệt để” trong nội dung “khắc phục triệt để, hiệu quả tình trạng “sở hữu chéo”, cho vay không tài sản bảo đảm không đúng quy định hoặc tài sản bảo đảm không đúng giá trị, cho vay các doanh nghiệp “nội bộ”, “sân sau””.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích, tình trạng “sở hữu chéo”, cho vay không tài sản bảo đảm không đúng quy định hoặc tài sản bảo đảm không đúng giá trị, cho vay các doanh nghiệp “nội bộ”, “sân sau” là những vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, an toàn, an ninh tài chính cũng như ổn định kinh tế vĩ mô.

Bên cạnh đó, Nghị quyết số 31/2021/QH15 của Quốc hội về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025 đặt ra nhiệm vụ trong tâm tái cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng với yêu cầu “chấm dứt tình trạng “sở hữu chéo””, do vậy, xin giữ như dự thảo Nghị quyết.

Quá trình góp ý, một số ý kiến đề nghị nhấn mạnh rõ việc thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2% thực hiện quá chậm, đề nghị đưa ra các giải pháp, thực hiện quyết liệt ngay từ đầu năm 2023.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, Dự thảo Nghị quyết đã nêu rõ: “Triển khai quyết liệt, hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Đẩy nhanh việc giải ngân các chính sách của Chương trình... Trong quá trình thực hiện, rà soát nội dung trong Chương trình không còn phù hợp với tình hình thực tế, kiến nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh phù hợp”, là đủ cơ sở để Chính phủ triển khai thực hiện các chính sách được nêu trong Nghị quyết số 43/2022/QH15, trong đó có việc thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2%.

Ngoài ra, có ý kiến đề nghị bỏ cụm từ “dứt điểm” trong nội dung “Tập trung giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu nhân lực, thuốc, hóa chất”.

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc xảy ra tình trạng thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế có nhiều nguyên nhân; một trong những nguyên nhân chính là việc tổ chức đấu thầu tập trung chậm được triển khai; chưa tích cực đàm phán giá thuốc sát với tình hình thực tế; chậm gia hạn đăng ký thuốc; công tác kiểm tra, thúc đẩy việc mua sắm thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế chưa tích cực, quyết liệt; sự phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương thiếu chặt chẽ; một số cán bộ, ngành và địa phương thiếu mạnh mẽ, sợ trách nhiệm, không dám làm..., đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, đến công bằng trong khám bệnh, chữa bệnh.

Vì vậy, việc giải quyết “ngay lập tức”, “dứt điểm” cần được nhấn mạnh và quan tâm thực hiện, do vậy, xin cho giữ như dự thảo Nghị quyết.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Tăng trưởng bình quân hơn 23%/năm, vì sao tín dụng xanh mới đạt khoảng 4,4% tổng dư nợ toàn nền kinh tế?

Tăng trưởng bình quân hơn 23%/năm, vì sao tín dụng xanh mới đạt khoảng 4,4% tổng dư nợ toàn nền kinh tế?

Theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, việc chưa có quy định chung của Quốc gia về tiêu chí, danh mục dự án xanh cho các ngành/lĩnh vực theo hệ thống phân ngành kinh tế, làm căn cứ để các tổ chức tín dụng xác định cấp tín dụng xanh là một rào cản khiến dư nợ cấp tín dụng xanh còn thấp.

BAC A BANK tiếp tục giảm lãi vay, đồng hành cùng doanh nghiệp

BAC A BANK tiếp tục giảm lãi vay, đồng hành cùng doanh nghiệp

Với nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp hiện thực hóa các cơ hội kinh doanh trong ngắn hạn, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) gia hạn Gói tín dụng “Vay ưu đãi - Lãi tri ân” và nâng tổng hạn mức Chương trình lên tới 5.000 tỷ đồng, giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay hấp dẫn, cải thiện hiệu quả hoạt động để hướng tới chiến lược phát triển dài hạn.

Thị trường tích luỹ "chặt chẽ", ưu tiên nâng tỷ trọng tiền mặt

Thị trường tích luỹ "chặt chẽ", ưu tiên nâng tỷ trọng tiền mặt

Chỉ số chứng khoán tiếp tục đi ngang với thanh khoản tuần vừa qua giảm tới 30% so với tuần trước. Trong bối cảnh đó, nhà đầu tư dài hạn có thể xem xét tích lũy dần cổ phiếu cho giai đoạn tới, tuy nhiên cần thận trọng với các diễn biến ngắn hạn trên thị trường như việc các quỹ ETF công bố và tiến hành cơ cấu danh mục trong 1-2 tuần tới.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Các doanh nghiệp đang phải giải bài toán huy động vốn thông qua các đợt phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Ảnh: Nam Khánh.

"Vượt khó" bằng tăng vốn

Trong bối cảnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp và tín dụng ngân hàng chưa hết khó, nhiều doanh nghiệp đang phải tìm lại kênh huy động vốn cơ bản nhất của thị trường chứng khoán là phát hành cổ phiếu.

TS. Nguyễn Quốc Hùng: Phong toả khoản đặt cọc để tránh sử dụng tiền sai mục đích, dẫn đến vi phạm pháp luật

TS. Nguyễn Quốc Hùng: Phong toả khoản đặt cọc để tránh sử dụng tiền sai mục đích, dẫn đến vi phạm pháp luật

Theo TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, liên quan đến nghiệp vụ ngân hàng, đã là các khoản “đặt cọc, thế chấp, bảo lãnh” cho bất kỳ nghĩa vụ nợ nào, về nguyên tắc đều phải “phong tỏa”, để tránh trường hợp dùng số tiền đó sử dụng sai mục đích, dẫn tới vi phạm pháp luật.

VNDIRECT miễn nhiệm Giám đốc Tài chính

VNDIRECT miễn nhiệm Giám đốc Tài chính

HĐQT Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT (VND) vừa ra quyết định miễn nhiệm chức vụ Giám đốc Tài chính, người đại diện theo pháp luật đối với bà Vũ Nam Hương từ ngày 28/11.

Hoàn thiện quy định pháp lý về chi trả tiền gửi được bảo hiểm

Hoàn thiện quy định pháp lý về chi trả tiền gửi được bảo hiểm

Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) sửa đổi đang được Quốc hội thảo luận nhiều vấn đề, trong đó, có đại biểu đặt vấn đề xem xét bổ sung chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) để thực hiện tốt vai trò trong quá trình tái cơ cấu các TCTD; nhất là trong việc chi trả cho người gửi tiền được bảo hiểm khi ngân hàng phá sản.

Chat với BizLIVE