Thị trường dầu toàn cầu hiện đang phát tín hiệu về sự thay đổi lớn khi mà các nhà đầu tư và chuyên gia phân tích lo lắng về khả năng nhu cầu dầu suy giảm và nguồn cung trên thị trường quá tải trong những tháng tới.
Sau nhiều tháng tăng trưởng, giá dầu thô giao hợp đồng tương lai đang giao dịch ở những ngưỡng thấp chưa từng thấy trong nhiều năm bởi nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới - Trung Quốc vẫn tiếp tục áp dụng bổ sung các biện pháp phong tỏa ngừa COVID-19 còn nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát.
Giá dầu toàn cầu giao tháng gần nhất trong tuần qua giao dịch ở ngưỡng thấp hơn so với dầu các hợp đồng tương lai trong khi giá dầu vật chất trên toàn thế giới đã giảm, theo phân tích của các thành viên thị trường.
Chuyên gia thuộc tổ chức môi giới PVM, ông Tamas Varga, nhận xét: “Hiện tại các yếu tố chênh lệch giá đang cho thấy rằng nhu cầu dầu toàn cầu yếu hoặc nguồn cung quá dư thừa”.
Diễn biến mới nhất này diễn ra ở thời điểm khá phức tạp với thị trường. Ngày 5/12/2022, quy định cấm dầu Nga của EU chính thức có hiệu lực, cùng với đó là kế hoạch của các nước G7 trong việc buộc các doanh nghiệp vận tải tuân thủ với quy định áp trần giá dầu Nga.
Trong khi đó, OPEC+ bao gồm các nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới và các nước liên minh dự kiến sẽ cân nhắc về mức sản lượng dầu vào ngày 4/12/2022.
Những thay đổi này rất rõ ràng trong cấu trúc của thị trường, sự so sánh giữa hợp đồng thời hạn gần và thời gạn xa. Trong tuần vừa qua, giá dầu giao hợp đồng tương lai đã nhiều lần biến động giữa các thời hạn, giá giao ngay của loại hàng hóa này cũng có lúc rơi xuống thấp hơn giá tương lai, như vậy đồng nghĩa nhu cầu ngắn hạn đi xuống.
Giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ kỳ hạn tháng gần nhất thấp hơn khoảng 38 cent so với tháng liền tiếp theo đó, mức chênh lệnh thấp nhất tính từ tháng 11/2020, theo số liệu của Refinitiv Eikon. Giá dầu Brent trên thị trường quốc tế cũng thấp hơn tháng liền tiếp khoảng 6 cent.
Tại Trung Quốc, nhiều nhà đầu tư trên thị trường đang lo ngại về kịch bản nguồn cung quá dồi dàu nếu Trung Quốc và Ấn Độ nhập khẩu quá nhiều dầu Nga. Cùng lúc đó, các biện pháp hạn chế đi lại tại Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tiếp tục gây áp lực lên nhu cầu.
Việc Angola và Tây Phi bán dầu cho Trung Quốc, một khách hàng lớn cũng có thể coi như hàn thử biểu của nhu cầu dầu vật chất nước này. Công ty Unipec của Trung Quốc, một nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới, đã bán rẻ một số thùng dầu trong tháng 12/2022, như vậy có thể thấy nhu cầu dầu đang suy yếu.
Trong tuần này, doanh nghiệp Equinor của Nauy cũng bán dầu thô Angola Pazflor với giá thấp hơn 2,5USD/thùng so với dầu Brent, như vậy mức giá chào bán này thấp hơn 1USD trong 1 tuần. Giá dầu Oman giao ngay, Oman là nước cung cấp dầu lớn cho Trung Quốc, đã thấp hơn khoảng 82 cent so với dầu thô Dubai vào đầu tháng 3/2022 chênh lệch ở mức khoảng 15,06USD/thùng vào đầu tháng 3/2022.
Tình trạng thiếu dầu tại một số khu vực đang trở nên ngày một tệ hại hơn, theo trưởng bộ phận kinh tế tại quỹ quản lý tài sản Julius Baer – ông Norbert Rucker.
Không chỉ vậy, các doanh nghiệp châu Âu đã tích trữ quá nhiều dầu khi mà quy định cấm dầu Nga của EU chưa chính thức có hiệu lực.