“Thị trường chứng khoán không còn rủi ro giảm nhiều”

Chuyên gia cho rằng, cơ sở của nhận định trên là dòng vốn ngoại trở lại, tâm lý nhà đầu tư ổn định hơn và định giá thị trường chứng khoán hấp dẫn.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Mặc dù nhận diện còn nhiều khó khăn nhưng các chuyên gia nêu lên các yếu tố hỗ trợ thị trường chứng khoán 2023...

Chính sách hỗ trợ ngắn hạn, nút thắt vẫn còn

Đề cập tới các chính sách tiền tệ trong talkshow Chọn danh mục do báo Đầu tư tổ chức mới đây, bà Hoàng Việt Phương, Giám đốc SSI Research nêu, sau những căng thẳng trên thị trường vốn và tiền tệ diễn ra tháng 10, 11 thì đã có những chính sách được Chính phủ đưa ra. Cụ thể, trong tháng 11, Chính phủ thành lập Tổ công tác đặc biệt giải quyết các vấn đề trên thị trường bất động sản. Sang tháng 12 là thông tin sửa đổi Nghị định 65 về phát hành trái phiếu riêng lẻ, TPDN; trong đó nổi bật điều kiện cho phép giãn thời hạn đáo hạn TPDN thêm khoảng 2 năm nữa với điều kiện được 65% trái chủ đồng ý và cho phép chuyển đổi trái phiếu sang các dạng tài sản khác như các khoản cho vay hay bất động sản.

Trong tháng 12, NHNN cũng nới room tín dụng khoảng 2% cho các ngân hàng, trong các buổi họp giữa các ngân hàng thương mại và Hiệp hội Ngân hàng, NHNN cũng đưa ra thông điệp là lãi suất huy động cần được giữ ở mức tối đa là 9,5% sau khi tính cả những khoản lãi suất thường.

Chuyên gia SSI cho biết, ngay khi tỷ giá có dấu hiệu hạ nhiệt và lạm phát phần nào được kiểm soát, chúng ta đã thấy Chính phủ đã có các biện pháp để phần nào gỡ vấn đề tắc thanh khoản trong ngắn hạn cho hệ thống ngân hàng cũng như trên thị trường vốn. Đồng thời cũng đưa ra quyết tâm lãi suất cần được duy trì ở mức ổn định và hợp lý hơn.

Cùng vấn đề trên, bà Nguyễn Hoài Phương, Giám đốc Đầu tư, Người điều hành Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Tiếp cận Thị trường Việt Nam (VESAF), VinaCapital cho biết, gần đây Chính phủ bắt đầu có những động thái chuyển sang chính sách hỗ trợ, SBV bổ sung thanh khoản cho hệ thống ngân hàng thông qua việc bơm tiền thông qua OMO; có kế hoạch mua USD, đồng thời điều chỉnh cho vay/huy động LDR của các ngân hàng …đều hỗ trợ thanh khoản để ngân hàng có điều kiện cho vay.

Về nới room tín dụng tổng 15,5%-16% (thay vì 14%, các ngân hàng thỏa mãn được tiêu chí thanh khoản sẽ có dư địa hỗ trợ cho vay, giải quyết các nút thắt về vốn SXKD, thậm chí người mua nhà.

Nhưng, chuyên gia VinaCapital đánh giá thanh khoản giảm bớt căng thẳng ngắn hạn, nhưng hiệu ứng hỗ trợ cho nền kinh tế sẽ là từ từ. Bởi vì, thứ nhất việc SBV mua USD chỉ xảy ra khi giá USD trong ngân hàng tiếp tuc giảm. Cân đối với nguồn USD mà Việt Nam thu hút được trong thời gian sắp tới.

Hai là niềm tin của nhà đầu tư vào TPDN chưa trở lại nên còn cần thời gian để các thương thảo thu xếp các khoản nợ, các khoản trái phiếu bất động sản lớn đáo hạn trong 2023.

Cuối cùng, lãi suất huy động vẫn cao ở một số ngân hàng thanh khoản kém do tỷ lệ LDR theo quy định mới. Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay giữ ở nền cao sẽ làm ảnh hưởng đến nhu cầu vay, đặc biệt nhu cầu mua bất động sản, sẽ vẫn tạo áp lực dòng tiền cho các doanh nghiệp bất động sản. Nên mặc dù các ngân hàng cam kết trần huy động lãi suất ở mức 9,5% nhưng tốc độ hạ lãi suất từ mức 10%-11% hiện tại sẽ diễn ra chậm.

“Tóm lại, động thái điều chỉnh chính sách của SBV là mang tính hỗ trợ ngắn hạn, vẫn còn khá nhiều thách thức, áp lực chủ yếu vẫn đến từ trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn”, chuyên gia VinaCapital nêu.

Điểm tích cực được chuyên gia này nêu là chủ trương hướng tín dụng đến các lĩnh vực thiết yếu, SXKD, nông nghiệp, xuất khẩu, hạn chế dòng vốn trực tiếp vào các lĩnh vực bất động sản, chứng khoán. Cơ hội để phân loại lại các doanh nghiệp tốt, xấu. Các doanh nghiệp hứng được dòng vốn này sẽ có cơ hội bứt phá, thể hiện trên kết quả kinh doanh cũng như giá cổ phiếu.

Không còn rủi ro giảm nhiều

Về thị trường chứng khoán, chuyên gia SSI cho rằng, nếu nói về yếu tố thị trường, thông thường TTCK sẽ đi trước tất cả những chuyển động vĩ mô. Chẳng hạn chúng ta nhìn thấy bằng chứng rất rõ ngay trong tháng 10, tháng 11 là dòng vốn nước ngoài vào thị trường Việt, bao gồm cả các ETF và các quỹ chủ động đạt mức vào ròng 490 triệu USD. Đây là sự đảo chiều rất tích cực nếu nhìn lại nhiều năm trước đây, có khoảng thời gian dài là có sự rút ròng của các NĐTNN. Việc định giá đã sụt giảm rất mạnh phản ánh khá nhiều rủi ro trong năm nay, kể cả thời gian sắp tới, chính vì vậy đã kích hoạt dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam.

“Tôi nghĩ đó là điểm rất tích cực và mình có thể tiếp tục theo dõi yếu tố này, mặc dù nó có thể không liên tục, nhưng sẽ có những thời điểm mang lại cú huých cho thị trường Việt Nam”, Giám đốc SSI Research nêu.

Cùng nhìn về thị trường chứng khoán, chuyên gia VinaCapital đánh giá, dòng vốn nước ngoài trở lại dẫn dắt khi thị trường giảm điểm quá nhiều, nhưng đồng thời các nhà đầu tư trong nước cũng có sự giảm bán ròng trong tháng 12. Tín hiệu này cho thấy tâm lý nhà đầu tư ổn định hơn, bớt hoảng, nhìn rõ hơn rủi ro thị trường. Định giá hấp dẫn của thị trường khi VN-Index ở mức thấp cũng đã phản ánh khá nhiều những rủi ro của nền kinh tế, vì vậy bất kỳ tin tức tích cực nào cũng có thể giúp thị trường hồi phục.

“Câu hỏi là thị trường có giảm điểm nhiều hay không từ mức độ này, câu trả lời của chúng tôi là không còn rủi ro giảm nhiều. Cơ sở là từ các yếu tố đã nói ở trên, đồng thời, sự phục hồi gần đây, thị trường vẫn dao động biên độ hẹp thể hiện tâm lý phần nào còn giằng co, vì vậy sẽ còn dư địa để thị trường hồi phục khi các yếu tố hỗ trợ kinh tế và thị trường lần lượt được phản ánh trong các tháng tới”, Giám đốc Đầu tư VESAF nêu quan điểm.

Về dòng vốn nước ngoài vừa qua, bà Hoài Phương cho rằng được hỗ trợ từ yếu tố vĩ mô và chính sách tiền tệ thế giới. Khi đồng USD giảm xuống, DXY giảm từ 114 xuống còn 104 trong bối cảnh tốc độ tăng lãi suất của Mỹ giảm dần, và các nước khác tăng lãi suất nhanh hơn nên dòng tiền rời khỏi Mỹ và chuyển sang các nước khác, trong đó có Việt Nam. Đây là yếu tố hỗ trợ cho dòng tiền nước ngoài giai đoạn qua.

Nói rõ hơn, chuyên gia SSI đề cập, với dòng vốn ngoại thông thường nó đến từ hai nhóm ETF là quỹ đầu tư thụ động và nhóm chủ động. Nhóm quỹ đầu tư chủ động thông thường tập trung vào viêc chọn cổ phiếu như bà Phương vừa chia sẻ cách VinaCapital nhìn nhận và lựa chọn danh mục đầu tư như thế nào. Còn với các quỹ ETF, thông thường đó là quỹ đầu tư bị động nên họ sẽ phân bổ theo dòng cổ phiếu đã được định sẵn từ trước và cách phân bổ của họ khá nhanh.

Sự khác biệt giữa hai loại hình này là với quỹ chủ động thì có thời hạn đầu tư khá dài và nhìn vào triển vọng tăng trưởng Việt Nam trong thời gian dài. Còn ETF có thời hạn đầu tư tương đối ngăn hơn, với việc rút ra đảo chiều có thể khá nhanh, nhưng thời gian gần đây phía SSI không quan sát thấy việc đảo chiều đó diễn ra quá bất ngờ, nhất là trong thời điểm thị trường Việt Nam đang ở định giá thấp như vậy, có lẽ là chúng ta cũng không kỳ vọng có những sự đảo chiều quá nhanh sau khi có dòng vốn mới vào.

Keyword cho nhà đầu tư

Theo chuyên gia VinaCapital, với nhà đầu tư cá nhân, muốn có danh mục an toàn hơn, đồng thời có cơ hội bứt phá thì tốt nhất là phân bổ đồng đều, tỷ trọng ở những doanh nghiệp mang tính phòng thủ, có dòng tiền tốt, cổ tức cao. Nhà đầu tư nên chọn doanh nghiệp có sự bứt phá, kinh doanh vẫn đang trong giai đoạn tốt, có cơ hội lấy được thị phần trong điều kiện kinh tế khó khăn. Nên tập trung công ty có yếu tố cơ bản thực sự tốt, không nên tập trung quá nhiều vào những cổ phiếu có các chất xúc tác ngắn hạn vì sẽ đối diện rủi ro đảo chiều nhanh khi thị trường đảo chiều.

Còn theo chuyên gia SSI, với đầu tư dài hạn, chúng ta nhìn thấy rất nhiều cơ hội trong thời điểm này, có những cổ phiếu đầu ngành chúng ta chỉ mua được giờ này với mức giá rất thấp, chỉ cần chọn thời điểm thích hợp để mua vào dần dần trong khoảng thời gian 6 tháng sắp tới chẳng hạn.

Với trường phái đầu tư ngắn hạn sẽ khó hơn nhiều, như đã trao đổi, mình có thể thấy năm 2023 vẫn sẽ là một năm gập ghềnh có những đợt lên xuống do có những rủi ro của thị trường vẫn còn. Do vậy, việc xác định các nhóm ngành như thế nào thì SSI vẫn khuyến nghị không nên vào nhóm ngành có mức độ rủi ro cao liên quan đến các thị trường đang gặp các vấn đề, cho đến khi các vấn đề đó được giải quyết ít nhất là phần lớn hoặc về mặt chính sách, chúng ta thấy có những định hướng rất rõ ràng giải quyết những vấn đề đó, thị trường sẽ đi trước một bước.

“Trong năm 2023, nếu mình nhìn một cách dài hạn rõ ràng đó là những cơ hội vì rất nhiều khó khăn của thị trường đã được phản ánh vào định giá và chúng ta đang chờ những thời điểm mà chính sách đã đi vào thực tế, lãi suất hạ nhiệt, vấn đề trên thị trường bất động sản, thị trường trái phiếu được tháo gỡ dần. TTCK sẽ phản ánh và đi trước tất cả các yếu tố đó. Tất nhiên chúng ta sẽ không biết chính xác nó rơi vào thời điểm nào, tuy nhiên, chúng ta có quyền kỳ vọng vào những điều đó”, chuyên gia SSI nêu.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Các cổ phiếu Ngân hàng đã phá kỷ lục giá giờ ra sao?

Các cổ phiếu Ngân hàng đã phá kỷ lục giá giờ ra sao?

Nhóm Ngân hàng đã có 7 mã phá kỷ lục giá và 1 mã "suýt" lập kỷ lục trong 4 tháng đầu năm 2024. Sau nhịp giảm khá sâu vừa qua, việc xem xét tình trạng của các cổ phiếu này cũng như cả nhóm ngành sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn khách quan hơn về khả năng tạo đáy của thị trường sau kỳ nghỉ lễ.

Lãi CTCK cao nhất 8 quý trở lại, nhóm đầu ngành hướng đến mốc cho vay margin 20.000 tỷ đồng

Lãi CTCK cao nhất 8 quý trở lại, nhóm đầu ngành hướng đến mốc cho vay margin 20.000 tỷ đồng

Nhờ thị trường tích cực trong quý I/2024, lợi nhuận của các CTCK đã đạt mức cao nhất trong vòng 8 quý trở lại cùng với mức dư nợ cho vay margin và phải thu lớn nhất lịch sử. Tuy nhiên, tham vọng của các CTCK vẫn còn rất lớn với nhiều CTCK đầu ngành hướng đến mốc cho vay 20.000 tỷ đồng giai đoạn cuối năm 2024.

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank - mã chứng khoán: HDB) công bố báo cáo tài chính quý I/2024, với lợi nhuận trước thuế đạt 4.028 tỷ đồng, tăng 46,8% so với cùng kỳ. Tỷ lệ ROE đạt tới 26,7% cao trong nhóm dẫn đầu toàn ngành. Ngân hàng trả cổ tức năm 2023 lên tới 30% gồm tiền và cổ phiếu.

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC).

Tổng Giám đốc HSC: Thị phần môi giới cá nhân có thể tăng gấp đôi, trái phiếu doanh nghiệp là mảng kinh doanh mới

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC) đánh giá triển vọng mảng môi giới cá nhân đã khởi sắc trở lại bất chấp sức ép cạnh tranh lớn từ các đối thủ. Ngoài ra, tiết lộ sự chuẩn bị tham gia của công ty vào tự doanh trái phiếu doanh nghiệp.

Chat với BizLIVE