Tự doanh 23/9

Thêm một phiên bán ròng mạnh, tự doanh đã rút khỏi HOSE hơn 2.000 tỷ đồng từ đầu tháng 9

Phiên hôm nay lại là một phiên rút tiền của tự doanh nhưng còn với quy mô lớn. Qua đó, từ đầu tháng 9, tự doanh đã rút khỏi HOSE tổng giá trị 2.079 tỷ đồng.
Thêm một phiên bán ròng mạnh, tự doanh đã rút khỏi HOSE hơn 2.000 tỷ đồng từ đầu tháng 9

Theo thống kê của HOSE chưa bao gồm chứng quyền và các loại chứng chỉ quỹ ETF, tự doanh trong nước đã có một phiên rút ròng 333,35 tỷ đồng. Đây là phiên có quy mô bán ròng lớn thứ 3 trong tháng 9.

Nếu tính trong tuần này, tự doanh đã có 4/5 phiên bán ròng với tổng giá trị ròng -643,22 tỷ đồng. Còn lũy kế từ đầu tháng 9, tự doanh đã bán ròng tổng cộng 2.093,54 tỷ đồng.

Trong phiên hôm nay, các cổ phiếu trong top bán ròng phần lớn đều là các Bluechips như MWG, HPG, FPT, VPB, PLX, SSI, VNM, VHM.

Giá trị của các mã này là vượt xa các cổ phiếu trong top mua ròng. BVH (+4,38 tỷ đồng) được mua vào nhiều nhất cũng chưa đạt tới 10 tỷ đồng.

Với giao dịch thỏa thuận, tự doanh bán ròng 14,45 tỷ đồng. Các giao dịch nổi bật nhất thuộc về EIB (-60,02 tỷ đồng) và MWG (+53 tỷ đồng).

Trên HNX, tự doanh giao dịch khá cân bằng với giá trị ròng là -161 triệu đồng. Họ mua ròng 143 triệu đồng GKM khi vừa bán ra 4,99 tỷ đồng và mua vào 5,14 tỷ đồng. Ngoài ra PVB (+303 triệu đồng) cũng là giao dịch khá đáng chú ý. Tính từ đầu tháng 9, tự doanh đã bán ròng 215,84 tỷ đồng trên sàn trong đó chủ yếu là do IDC.

Trên UPCoM, tự doanh bán ròng 670 triệu đồng với 2 cổ phiếu nổi bật nhất là TBR (-811 triệu đồng) và VGI (+144,6 triệu đồng). Tính từ đầu tháng 9, tự doanh bán ròng 33,88 tỷ đồng.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

VN-Index đã lấy lại mốc 1.200 điểm sau 4 phiên

VN-Index đã lấy lại mốc 1.200 điểm sau 4 phiên

Chuỗi 4 phiên giao dịch dưới mốc 1.200 điểm đã tạm thời được cắt đứt. VN-Index đã xuất hiện một phiên tăng hơn 2% giúp cho nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu, cũng như nhóm đã bắt đáy có được sự nhẹ nhõm trong tâm lý giao dịch.

VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng

VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng

Theo sát hành trình chi tiêu không tiền mặt của khách hàng từ những ngày đầu ra mắt sản phẩm thẻ tín dụng đến cột mốc tái cấu trúc thẻ cách đây nhiều năm, dấu ấn của VIB không chỉ là những con số biết nói, là vị thế dẫn đầu về công nghệ, ưu đãi và trải nghiệm người dùng, mà còn là sự tin tưởng, gắn bó của chủ thẻ.

Chat với BizLIVE